Nằm lòng 7 điều mà người sếp cần ở một nhân viên để cư xử khéo léo

Đánh giá post

Trong công việc, sếp và nhân viên là mối quan hệ “ win – win” đôi bên cùng có lợi. Khi bạn đáp ứng được yêu cầu chính đáng từ sếp thì sự nghiệp của bạn sẽ gặp suôn sẻ. Vậy điều mà người sếp cần ở người nhân viên là gì? Trong bài viết này JobsGO cùng bạn tìm hiểu. 

Có tâm huyết với công việc đang làm

Điều đầu tiên người sếp mong đợi ở nhân viên là sự nhiệt huyết đối với công ty, đối với công việc. Một nhân viên thực sự có tâm với công việc họ làm sẽ mang lại kết quả tốt. Từ đó sếp cũng tin tưởng giao công việc quan trọng để nhân viên đó đảm nhiệm. Trái ngược lại với nhân viên làm việc tâm huyết là nhân viên suy nghĩ tiêu cực về công ty. Họ là chuyên gia than vãn, đang trong giờ làm thì xin nghỉ đi phỏng vấn công ty khác, chất lượng công việc yếu kém. Đây là kiểu nhân viên mà sếp cảm thấy khó chịu nhất. 

Có tâm huyết với công việc đang làm là điềuc cần thiết ở một người nhân viên

Chủ động trong công việc

Một người nhân viên luôn chủ động trong công việc là nhân viên sẽ chiếm được nhiều cảm tình tốt từ sếp. Thay vì chờ đợi được trao các cơ hội bạn có thể chia sẻ về mong muốn của cá nhân. Sau đó bạn đề xuất, thuyết phục cấp trên cho bạn được thử sức trong dự án đó. Sự nhiệt tình và tự tin trong công việc không chỉ mở ra cho bạn nhiều cơ hội thử sức, rèn luyện bản thân, mà còn giúp bạn “ghi điểm”  tích cực từ cấp trên. 

Hiểu năng lực của bản thân

Một nhân viên hiểu chính mình, biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong công việc sẽ có sự tin tưởng từ sếp. Người hiểu năng lực của mình là người biết mình cần làm gì, cần học thêm điều gì để tốt hơn. Vì vậy, họ sẽ luôn luôn phát triển, làm mới bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc, hiệu quả công việc từ đó mà tăng lên. Sếp sẽ tin tưởng và công nhận lời đề xuất hay giải pháp mà bạn đưa ra. 

Hiểu năng lực của bản thân

Có kế hoạch làm việc khoa học

Một điều mà các nhà quản lý luôn mong muốn là nhân viên tự xây dựng phong cách làm việc khoa học và hiệu quả. Khi nhân viên có tác phong công việc chuyên nghiệp, họ sẽ dễ dàng hoàn thiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Theo đó, bạn nên dành thời gian để sắp xếp và xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc khoa học.

Đầu tiên, bạn cần xác định được các công việc nên ưu tiên giải quyết trước dựa vào tính cấp thiết, thời hạn. Tiếp đó, bạn hãy sắp xếp khối lượng công việc cần làm trong thời gian tới.

Ví dụ: Tuần hoặc tháng này cần triển khai công việc gì, gặp gỡ những đối tác nào, cần chuẩn bị tài liệu gì… tương tự đến các tháng tiếp theo để có thể chuẩn bị và hoàn thành tốt nhất. 

👉 Xem thêm: 8 chiếc bẫy sếp dễ mắc phải khiến nhân viên giỏi mất động lực làm việc

Đồng hành cùng sếp

Sếp cũng giống chúng ta, họ cũng là con người, cũng có ưu điểm khuyết điểm. Hiểu và tôn trọng sếp là nền tảng để gắn kết lâu dài giữa hai bên. Sếp không chỉ muốn nhân viên chỉ làm tốt công việc của mình mà còn mong đợi họ sẽ chia sẻ, đồng cảm với mình. Có những lúc dự án trục trặc, công ty gặp khó khăn, bạn hãy sát cánh giúp đỡ sếp cũng vượt qua vũng bùn đen tối đó. Sau khi giai đoạn này qua đi điều bạn nhận được sẽ vô cùng xứng đáng. 

Đồng hành cùng sếp trong công việc

Phải hiểu sếp

Ai cũng nói sao sếp không hiểu tôi, nhưng bao nhiêu nhân viên thật sự hiểu được sếp. Sếp phải quản lý rất nhiều nhân viên bên dưới nên việc yêu cầu sếp phải hiểu được mong đợi, kỳ vọng của từng người là vô cùng khó. 

Ngược lại, mỗi nhân viên chỉ có một người sếp trực tiếp. Vì vậy, sự nỗ lực để hiểu sếp thực ra lại hợp tình hợp lý hơn rất nhiều. Hiểu sếp không có nghĩa là nịnh nọt rẻ tiền, chiều theo mọi điều từ sếp. Hiểu sếp đúng là hiểu được tầm nhìn, định hướng và phong cách làm việc của họ. Nhân viên tinh tế không chỉ hiểu định hướng, mục tiêu, mong muốn, mà còn hiểu về giá trị, thói quen suy nghĩ và tư duy của sếp. Ví dụ: sếp bạn thích nhất cuốn sách nào, họ hay đề cập đến kiểu sách nào? Bạn nên tìm đọc cuốn sách đó bởi vì cách tư duy của sếp ảnh hưởng từ cuốn sách này. Bạn sẽ hiểu là vì sao sếp lại phát triển công việc như vậy để đưa ra ý kiến phù hợp. 

👉 Xem thêm: Muốn nghỉ việc nhưng sếp thuyết phục ở lại thì nên làm gì?

Sự đoàn kết trong tập thể

Cùng với những mong muốn về hiệu quả trong công việc, sêp luôn mong muốn nhìn thấy sự đoàn kết trong tập thể. Do đó, bạn hãy gắn kết xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và sẵn sàng tương trợ mọi người trong công việc. Hãy dùng sự nhiệt tình, thái độ chân thành để thiết lập, xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn được nhận sự yêu mến, giúp đỡ tận tình của mọi người trong công việc sau này. 

👉 Xem thêm: 5 tips để bạn trở nên đáng tin cậy trong mắt sếp!

Cho sếp thấy được sự đoàn kết trong tập thể

Bài viết trên là những điều mà người sếp cần ở người nhân viên. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích bạn trong sự nghiệp. Để chia sẻ thêm cảm nhận của cá nhân, bạn hãy tham gia ngay JobsGO Hỏi & Đáp nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: