Scam là gì? Scammer là gì? Cách nhận biết và phòng tránh các loại scam

Đánh giá post

Có thể thấy, các hành vi Scam xuất hiện ngày càng tràn lan trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, JobsGO sẽ giúp bạn định nghĩa “Scam là gì?” và chia sẻ cho bạn những phương thức Scam phổ biến cũng như cách phòng tránh khỏi các Scam.

1. Scam là gì? Scammer là gì?

Để thực sự hiểu rõ Scam cũng như Scammer là gì, bạn hãy tham khảo nội dung phía dưới đây:

1.1 Scam là gì?

Scam là gì?

Scam là gì? Là một thuật ngữ trong tiếng Anh. Dịch sang tiếng Việt, nó có nghĩa là “lừa đảo”. Scam được sử dụng để chỉ những hành vi lợi dụng, chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc qua các nền tảng mạng xã hội.

1.2 Scammer là gì?

Scammer là gì?

Bên cạnh đó, còn có một thuật ngữ khác được hình thành và phát triển từ Scam. Đó chính là Scammer. Vậy Scammer là gì? Có thể hiểu, Scammer là từ dùng để chỉ những cá nhân hay tổ chức thao túng, thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Những đối tượng này không chỉ ở trong phạm vi đất nước chúng ta mà có thể sinh sống ở nước ngoài.

2. Các loại Scam thường gặp hiện nay

Hiện nay, phổ biến nhất là 2 loại Scam online và Scam offline. Vậy đặc điểm của từng loại Scam là gì? Cùng JobsGO tìm câu trả lời nhé!

2.1 Scam online trên nền tảng Internet

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, hành vi lừa đảo online trên nền tảng Internet ngày càng trở nên phổ biến với đa dạng các hình thức như:

  • Scam qua Email: Scam qua Email là hành vi vô cùng tinh vi và rất khó để phát hiện. Cụ thể, các cá nhân, tổ chức lừa đảo sẽ mạo danh Ngân hàng hoặc các ứng dụng điện tử… bạn đang sử dụng và gửi cho bạn Email yêu cầu nhập thông tin cá nhân. Mẫu Email vô cùng chuyên nghiệp như: “Ngân hàng cần xác thực thông tin, vui lòng bấm vào đường link để đăng nhập”. Hơn thế, Scammer sẽ sử dụng email với định dạng tương tự các công ty thật như: noreply@paypal.com, noreply@agribank.com… nên người dùng cực kỳ khó phát hiện điểm đáng nghi.
Scam qua Email
  • Scam bằng việc hack Facebook: Một hành vi lừa đảo “nở rộ” trong thời gian gần đây là lừa đảo thông qua Facebook. Tức là Scammer sẽ thực hiện hack Facebook của người nào đó. Tiếp đến, chúng sẽ gửi tin nhắn vay mượn tiền hoặc gửi liên kết lừa đảo chiếm đoạt tài khoản cho danh sách bạn bè của người bị hack nick. Hành vi này đã khiến không ít người rơi vào bẫy vì đã bị chúng lợi dụng lòng tin.
  • Scam bằng cách tạo website mạo danh: Với phương thức này, Scammer sẽ thiết kế các trang web giả mạo giống hệt các trang web chính thức. Sau đó tối ưu SEO để đẩy thứ hạng trang web lên đầu công cụ tìm kiếm. Tiếp đến, chúng bắt đầu thực hiện hành vi Scam bằng cách lừa nạn nhân đăng nhập bằng tài khoản mà họ đã đăng ký trên website thật. Khi này, chúng sẽ dùng thông tin cá nhân đó để đánh cắp dữ liệu của người dùng.
Scam thông qua website giả mạo
  • Scam qua điện thoại: Điện thoại cũng là công cụ được các Scammer cực kỳ ưa chuộng. Lợi dụng sự sợ hãi, lo lắng của mọi người, chúng sẽ “hóa thân” trong vai trò của các cơ quan thẩm quyền để thông báo bạn về các hành vi phạm giao thông và yêu cầu bạn nộp phạt cho chúng. Ngoài ra, đối tượng có thể thông báo về những phần quà, giải thưởng bất ngờ và yêu cầu bạn trả một khoản phí để nhận được.

2.2 Scam offline

Trước khi Internet phát triển bùng nổ như bây giờ. Scam offline là một hình thức cực kỳ phổ biến. Chúng sẽ giả danh là những nhà đầu tư uy tín, sau đó lợi dụng lòng tin để mọi người gửi tiền cho mình. Khi đã nhận được tiền, chúng sẽ biến mất không dấu vết.

3. Dấu hiệu nhận biết Scam là gì?

Dấu hiệu nhận biết Scam là gì?

Vậy dấu hiệu nhận biết Scam là gì? JobsGO sẽ chia sẻ ngay với bạn trong nội dung sau:

3.1 Trường hợp Scam online

Hình thức này thường có thể dễ dàng nhận biết bằng những dấu hiệu sau đây:

  • Đối tượng giả mạo các cơ quan thẩm quyền đưa ra lời đe dọa bạn như bắt giữ hay phạt tiền… trong khi bạn không mắc bất kỳ vi phạm nào.
  • Đối tượng yêu cầu bạn thanh toán bằng các hình thức bất thường, chẳng hạn như thẻ quà tặng, Bitcoin…
  • Đối tượng đem đến cho bạn những quyền lợi hấp dẫn như: một giải thưởng lớn mà không cần tham gia trò chơi, một công việc mà chẳng cần ứng tuyển… Tuy nhiên, chúng sẽ yêu cầu bạn trả một khoản phí để nhận được những lợi ích đó.
  • Đối tượng yêu cầu bạn phải cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin tài chính như mã OTP ngân hàng…. thông qua email, tin nhắn hay điện thoại…
  • Chúng thường mạo danh các công ty, doanh nghiệp lớn như Paypal hay Netflix… để gửi tin nhắn và email lừa đảo. Địa chỉ mà các đối tượng sử dụng để gửi tin tuy gần giống thật nhưng vẫn có sự khác biệt. Ngoài ra, nội dung tin bạn nhận được mắc rất nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp…
  • Bên cạnh đó, chúng thường spam người nhận bằng những đường link rất lạ nên bạn hãy cẩn thận trước khi click vào.

3.2 Trường hợp Scam offline

Với trường hợp Scam offline, dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là các đối tượng thường mạo danh là nhà đầu tư giàu có. Chúng xây dựng một hình ảnh sang trọng thông qua cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự, sử dụng các phụ kiện đắt đỏ để chiếm được lòng tin của mọi người. Tiếp đến, đối tượng sẽ để bạn thấy lợi nhuận to lớn khi gửi tiền cho chúng để đầu tư. Nhưng sau khi nhận được tiền, bạn chẳng thể liên hệ hay tìm được bất kỳ dấu vết nào liên quan đến chúng.

4. Cách để phòng tránh các scam

Cách để phòng tránh các Scam

Bạn có thể phòng tránh Scam bằng các biện pháp hữu ích dưới đây:

  • Khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào với người khác, đặc biệt là những người lạ, bạn hãy tìm một người thứ ba đáng tin cậy để làm trung gian chứng kiến cuộc giao dịch đó.
  • Trước khi đăng nhập thông tin cá nhân vào trang web nào, bạn cần kiểm tra sự uy tín của website đó.
  • Trước khi quyên góp từ thiện cho bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần chứng thực bài viết có chính xác hay không, tài khoản đăng bài có đảm bảo uy tín không.
  • Với những người xa lạ chưa thân quen, bạn tuyệt đối không cung cấp những thông tin quan trọng của mình, chẳng hạn như số điện thoại, số tài khoản hay mã OTP.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể cài đặt bảo mật nhiều lớp cho các tài khoản đang sử dụng để tránh bị kẻ gian lấy trộm thông tin.
  • Khi được người quen mượn tiền thông qua tin nhắn, bạn không nên gửi luôn mà có thể gọi điện để xác nhận trước.
  • Bạn không nên click vào những đường link lạ.

Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã thực sự hiểu rõ “Scam là gì” cũng như cách phòng cách Scam hiệu quả. Mong rằng, các bạn sẽ đủ tỉnh táo để nhận biết và ngăn chặn những phương thức lừa đảo tinh vi hiện nay.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: