Xu hướng nền kinh tế đang ngày càng phát triển và mở rộng hội nhập. Do đó mà nhu cầu lựa chọn các ngành nghề liên quan đến kinh tế của các bạn học sinh cũng gia tăng. Nổi bật nhất là ngành ngoại thương. Tuy nhiên, nội thương và ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành ngoại thương ra sao? Hãy cùng JobsGO nắm bắt ngay nhé!
Mục lục
Tìm hiểu khái niệm ngoại thương là gì?
Ngoại thương là gì?
Cuộc sống ngày càng hiện đại và con người cũng dần hướng tới hội nhập kinh tế thế giới, theo đó nhiều ngành nghề mới được hình thành. Đáng chú ý, ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay là ngành ngoại thương, lĩnh vực đưa nền kinh tế đi theo xu hướng toàn cầu hóa và giải quyết vấn đề phát sinh về thương mại quốc tế.
Ngoại thương là gì? Wikipedia cũng đã đưa ra đó là danh từ chỉ sự buôn bán với nước ngoài đem về thiết bị cần thiết. Còn theo cách hiểu với tần suất được sử dụng nhiều hơn thì ngoại thương là một hoạt động thương mại, thực hiện buôn bán hàng hóa dịch vụ giữa các nước với nhau.
Một số khái niệm liên quan đến ngoại thương bạn cần biết
Bên cạnh định nghĩa cơ bản về ngoại thương thì sẽ còn rất nhiều khái niệm khác được gắn kết và biểu thị nhiều ý nghĩa khác biệt.
- Hoạt động ngoại thương: Các hoạt động kinh doanh, giao dịch vượt ra khỏi phạm vi đất nước. Hoặc cách hiểu khác là việc nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài/ nhập khẩu về cho đất nước.
- Độc quyền ngoại thương là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng chỉ ngành ngoại thương của nhà nước và được bộ cấp quyền hoạt động ngoại thương. Các hoạt động còn có giấy phép giúp cá nhân hoặc tổ chức đảm bảo đủ điều kiện giao dịch và tiến hành các nghiệp vụ ngoại thương nước ngoài.
Như vậy, bởi chính sự mở rộng giao lưu kinh tế bên cạnh việc nội thương trong phạm vi lãnh thổ thì nhà nước còn đẩy mạnh, đưa ra nhiều chính sách cho phát triển đối ngoại. Từ đây ngoại thương đã trở thành một ngành học hot và nhiều thí sinh nhắm tới kèm theo muôn vàn cơ hội việc làm hấp dẫn không thể bỏ lỡ.
👉 Xem thêm: Quốc tế học ra làm gì? Triển vọng hay không trong năm 2021?
Những điều cần nắm bắt khi học ngoại thương là gì?
Ngoại thương là ngành sẽ cung cấp cho sinh viên rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan trực tiếp về thương mại quốc tế, luật kinh doanh, tài chính hay các hoạt động xuất nhập khẩu,… Nói chung đó là những kiến thức giúp sinh viên có thể phục vụ quá trình làm việc thực tế về sau khi ra trường.
- Đại học ngoại thương là ngôi trường đào tạo đa ngành đa nghề mà rất nhiều sinh viên nhắm tới. Tại đó bạn có thể nắm được nhiều kỹ năng trao đổi và đàm phán hoặc bạn được bổ sung thêm kiến thức về thẩm định giá, hợp đồng, phân phối hàng hóa cho quá trình xuất nhập khẩu cũng như dự báo kinh tế, rủi ro liên quan.
- Vậy ngoại thương gồm những ngành nào? Tất nhiên sẽ tùy theo các khu vực tuyển sinh và ngành bạn lựa chọn theo học. Về cơ bản bao gồm: kinh tế quốc tế, kinh tế, luật, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị khách sạn và các ngành ngôn ngữ.
- Ngoại thương thi khối nào? Các khối thi cũng sẽ hướng theo phía kinh tế để lựa chọn thí sinh. Cụ thể là A00, D01, D03, Do6, D07 và A01 nữa nhé.
- Trường Đại học Ngoại thương điểm chuẩn liệu có khó vào? Nếu để đánh giá chung cho tất cả các ngành thì con số điểm đầu vào có phần nhỉnh hơn mức trung bình chung. Còn nếu để xét riêng theo năng lực thì chỉ cần thí sinh thực sự phấn đấu có thể cạnh tranh vượt qua.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp với ngành ngoại thương
Từ những ngày đầu xây dựng định hướng phát triển thì chính phủ đã xác định việc nước ta cần gia nhập APEC, WTO,… tạo ra vô vàn cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại thương. Hơn nữa, một vài năm gần đây sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài lại càng giúp ngoại thương “màu mỡ” hơn.
Sinh viên ngoại thương chỉ cần cố gắng theo đuổi đam mê của mình, trau dồi kiến thức vững vàng, bổ sung ngoại ngữ, các kỹ năng giao tiếp. Đáng chú ý là cần một tinh thần sẵn sàng đối mặt với khó khăn vì ngoại thương dù là có mức lương cao nhưng sự áp lực là vô cùng lớn.
Các cơ hội việc làm cho ngành ngoại thương mà sinh viên cần biết tới như:
- Trở thành một chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu sản xuất hàng hóa cho công ty.
- Nhân viên thương mại, nhân viên công ty xuất nhập khẩu.
- Nhân viên làm việc tại các đơn vị hàng không, tàu biển, ngân hàng và bảo hiểm.
- Tham gia các bộ phận làm việc tại khu vực cửa khẩu.
- Giữ vai trò chuyên viên tại các cơ quan ban ngành nhà nước về lĩnh vực ngoại thương.
- Học cao hơn làm giảng viên tại các trường.
Có thể nhận thấy cơ hội dành cho sinh viên ngoại thương là vô cùng lớn đi kèm nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng khó khăn thì vẫn tồn tại và cá nhân sẽ cần vượt qua thử thách, kiên trì học tập đem lại thành công.
👉 Xem thêm: Học Ngoại thương ra làm gì? Lợi thế của sinh viên Ngoại thương
Hy vọng các chia sẻ từ JobsGO qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ngành ngoại thương là gì?. Đặc biệt còn giúp bạn nắm bắt được về cơ hội việc làm sau ra trường hay như đưa ra định hướng đúng khi bước chân vào cánh cửa đại học.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)