Công Tác Xã Hội Ra Làm Gì? Top 7 Việc Làm Ngành Công Tác Xã Hội Hot Nhất 2024

Đánh giá post

Ngành công tác xã hội ra làm gì là câu hỏi của không ít bạn trẻ hiện nay. Các bạn muốn tìm hiểu để có những thông tin hướng nghiệp cụ thể và chi tiết cho mình. Vậy bài viết này sẽ cho bạn đáp áp, không những vậy còn chia sẻ mức lương, kỹ năng cần thiết cho nhân viên công tác xã hội. Cùng đọc để bổ sung kiến thức hữu ích nhé!

1. Ngành Công Tác Xã Hội Là Gì?

Ngành công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là gì? Đây là một ngành tập trung vào việc hỗ trợ và giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm người và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội mà họ gặp phải. Ngành này sẽ sử dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giúp các đối tượng yếu thế, thiệt thòi hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống có thể tự mình giải quyết vấn đề, hòa nhập với cộng đồng.

Mục tiêu của ngành công tác xã hội:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cá nhân, gia đình, nhóm người và cộng đồng.
  • Thúc đẩy sự phát triển hài hòa, bền vững và bình đẳng trong xã hội.
  • Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế, thiệt thòi.

2. Ngành Công Tác Xã Hội Học Những Gì?

Khi theo học ngành công tác xã hội, các bạn sinh viên sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ khối lượng kiến thức lý thuyết cần thiết. Bên cạnh đó sinh viên cũng được tham gia vào các đợt thực hành, thực tập, kiến tập để rèn luyện thêm về kỹ năng cũng như bổ sung kiến thức cho bản thân. Một số môn học quan trọng của ngành này phải kể đến như:

  • Hành vi con người và môi trường xã hội
  • Chính sách và phúc lợi xã hội
  • Phân tích chính sách
  • Nền tảng của nhà nước phúc lợi
  • Kinh tế và công tác xã hội

Toàn bộ những kiến thức mà các bạn được học trong ngành này sẽ phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tuyển dụng bạn. Chính vì vậy mà bạn không nên lơ là, chủ quan trong việc học lý thuyết ở trường.

3. Các Chuyên Ngành Của Ngành Công Tác Xã Hội

Đối với ngành công tác xã hội, có khá nhiều chuyên ngành để bạn lựa chọn khi theo đuổi đó là:

Các chuyên ngành của công tác xã hội

3.1. Phúc Lợi Xã Hội

Chuyên ngành này tập trung vào nghiên cứu các biện pháp để tạo thu nhập và hỗ trợ tài chính cho những cá nhân, gia đình và nhóm yếu thế trong xã hội. Các chuyên gia phúc lợi xã hội có thể làm việc trong các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức tư nhân để cung cấp các dịch vụ như: Trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ nhà ở, …

3.2. Công Tác Xã Hội Trong Trường Học

Công tác xã hội trong trường học có vai trò hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề học tập, tâm lý và hành vi, đồng thời giúp các em phát triển toàn diện. Chuyên gia công tác xã hội trong trường học có thể làm việc với học sinh, giáo viên, phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường để xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện.

3.3. Chính Sách Và Kế Hoạch

Chuyên ngành chính sách kế hoạch sẽ nghiên cứu, xây dựng và đánh giá các chính sách và kế hoạch phát triển xã hội. Khi hoạt động trong lĩnh vực này, chuyên gia có thể làm trong các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ hoặc các viện nghiên cứu để tham mưu về chính sách, phát triển xã hội.

3.4. Công Tác Xã Hội Và Lão Hóa

Công tác xã hội và lão hóa có vai trò hỗ trợ người cao tuổi sống khỏe mạnh, độc lập, đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho họ. Ngành này cần phải tiếp xúc với nhiều vấn đề như: Sức khỏe, tài chính, nhà ở, … liên quan đến người cao tuổi.

4. Ngành Công Tác Xã Hội Có Được Ưa Chuộng?

Hiện nay ngành công tác xã hội đang ngày càng được ưa chuộng và được các bạn trẻ chú ý đến. Điều này là do nhận thức các vấn đề xã hội và nhu cầu về các dịch vụ, chương trình hỗ trợ xã hội ngày càng tăng.

Ngành công tác xã hội có được ưa chuộng không?

Ngành công tác xã hội không chỉ mở ra nhiều cơ hội về mức lương mà còn đem lại môi trường làm việc đa dạng như: Tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân,… Ngoài ra, các bạn còn được học hỏi, rèn luyện thêm rất nhiều kỹ năng mềm (giao tiếp, tư vấn, làm việc nhóm, thấu hiểu,…) và được đóng góp cho cộng đồng. Đây sẽ là bước đệm giúp bạn sớm hoàn thiện bản thân hơn.

5. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Công Tác Xã Hội

Để theo đuổi và thành công trong ngành công tác xã hội, bạn cần phải chuẩn bị những tố chất như:

Tố chất cần có để theo đuổi ngành công tác xã hội
  • EQ: Khả năng thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác là yếu tố then chốt để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các đối tượng mà bạn hỗ trợ. Vì vậy, EQ cao giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, giữ bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng và đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Kiên nhẫn: Quá trình hỗ trợ các đối tượng yếu thế thường diễn ra chậm và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bạn cần kiên trì động viên, khích lệ và hỗ trợ họ từng bước để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe cẩn thận và tích cực là chìa khóa để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của các đối tượng. Kỹ năng lắng nghe tốt giúp bạn xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác rất cần thiết để bạn có thể thuyết trình, tư vấn và hướng dẫn các đối tượng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả: Ngành công tác xã hội đòi hỏi bạn phải xử lý nhiều công việc cùng lúc, quản lý nhiều dự án và hồ sơ. Bởi thế mà kỹ năng tổ chức tốt giúp bạn sắp xếp công việc hợp lý, hoàn thành đúng thời hạn và luôn đảm bảo chất lượng công việc.

Ngoài những tố chất trên, bạn cũng cần có lòng nhân ái, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và khả năng thích nghi cao để theo đuổi ngành công tác xã hội.

6. Ngành Công Tác Xã Hội Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Ở Việt Nam có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành công tác xã hội, bạn có thể tham khảo các trường sau:

Trường đại học Điểm chuẩn 2023
Đại học Công Đoàn 21,25
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 25
Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (TPHCM) 24,7
Đại học Lao động Xã Hội (Hà Nội) 22,25
Đại học Y tế Công cộng 19
Đại học Vinh 18
Đại học Thủ Dầu Một 17,25
Học viện Phụ nữ Việt Nam 16,25
Đại học Khoa học – Đại học Huế 15,5
Đại học Quy Nhơn 15
Đại học Hải Phòng 15

7. Ngành Công Tác Xã Hội Ra Làm Gì?

Theo cập nhật của JobsGO, khi tốt nghiệp bạn có thể tham gia vào nhiều việc làm công tác xã hội như:

  • Nhân viên công tác xã hội cho người già neo đơn
  • Nhân viên công tác xã hội trong trường học
  • Nhân viên công tác xã hội gia đình và bảo vệ trẻ em
  • Nhân viên công tác xã hội y tế
  • Chuyên viên cung cấp dịch vụ xã hội và tham vấn tâm lý
  • Chuyên viên phân tích chính sách xã hội
  • Cán bộ quản chế phòng ngừa tội phạm và giải quyết tệ nạn xã hội

8. Cơ Hội Việc Làm Sau Khi Tốt Nghiệp Ngành Công Tác Xã Hội

Sau khi tốt nghiệp ngành công tác xã hội, có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực khác nhau do nhu cầu tìm kiếm chuyên gia công tác xã hội ngày càng tăng lên trên toàn thế giới. Thị trường lao động trong ngành này đa dạng và tương đối ổn định, đặc biệt là trong các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ, cơ quan quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.

Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp rất cao

Nhu cầu này phần lớn xuất phát từ sự gia tăng của các vấn đề xã hội như nghèo đói, bạo lực gia đình, vấn đề tâm thần và các vấn đề về quyền lợi của người dân. Các tổ chức cần nhân viên có kỹ năng phân tích vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình và dự án nhằm cải thiện tình hình xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng.

Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp bạn đọc hiểu ngành công tác xã hội ra làm gì mà còn nắm được mức lương. Đặc biệt nhất chính là biết những kỹ năng nào cần thiết để phát triển nghề. Các bạn muốn nắm cơ hội việc làm hấp dẫn nhất? Đơn giản thôi, hãy truy cập vào jobsgo.vn để tìm “job xịn” ứng tuyển online ngay nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Với Bằng Công Tác Xã Hội, Bạn Có Thể Làm Việc Ở Môi Trường Nào?

Khi có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ công tác xã hội, bạn có thể làm được ở rất nhiều môi trường khác nhau như: Trong cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính chủ, các doanh nghiệp tư nhân hoặc tự làm chủ. Một số vị trí điển hình phải kể đến: Tư vấn tâm lý, nhân viên công tác xã hội, phân tích chính sách xã hội,…

2. Để Thành Công Trong Ngành Công Tác Xã Hội, Bạn Cần Kỹ Năng Gì?

Nếu muốn thành công trong ngành công tác xã hội, bạn cần phải có các kỹ năng như: Giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, nghiên cứu. Đồng thời bạn cũng cần phải có lòng nhân ái, thương người, kiên trì và trách nhiệm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: