KYC Là Gì? 4 Bước Xác Minh KYC Đúng Chuẩn

KYC là gì?

Đánh giá post

KYC là gì? KYC là một bộ tiêu chuẩn và yêu cầu được các doanh nghiệp sử dụng để xác minh danh tính của khách hàng; giúp bảo vệ doanh nghiệp và khách hàng khỏi các hoạt động gian lận. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu về KYC, eKYC.

Mục lục

1. Tìm Hiểu Về KYC

Đầu tiên, hãy cùng JobsGO tìm hiểu đôi nét về KYC.

1.1. KYC Là Gì?

KYC là gì? KYC là viết tắt của từ tiếng Anh “Know Your Customer”, trong tiếng Việt có nghĩa là “thấu hiểu khách hàng của mình”. Đó là quy trình là quy trình các tổ chức tài chính sử dụng để xác minh danh tính khách hàng nhằm ngăn chặn rủi ro liên quan đến gian lận, rửa tiền, các hoạt động bất hợp pháp khác.

KYC là gì?

Quy trình này thường bao gồm việc yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân và thực hiện kiểm tra để xác minh rằng các thông tin mà khách hàng cung cấp là chính xác.
Tại nhiều quốc gia, các tổ chức phải tuân thủ quy định về KYC do các cơ quan quản lý tài chính (như Cục Kiểm soát Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước) ban hành. Các quy định này có thể khác nhau tùy theo quốc gia và loại hình hoạt động của tổ chức.

1.2. KYC Trong Đầu Tư

Trong lĩnh vực đầu tư, KYC là một yêu cầu bắt buộc đối với các công ty quản lý tài sản, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán để đảm bảo rằng họ hiểu rõ khách hàng của mình, từ đó có thể tư vấn, cung cấp các sản phẩm đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của từng cá nhân. KYC cũng giúp các công ty đầu tư tuân thủ các quy định phòng chống rửa tiền, quản lý tốt hơn các rủi ro tài chính trong quá trình giao dịch.

1.3. KYC Trong Các Sàn Giao Dịch Tiền Ảo

KYC đóng vai trò quan trọng trên các sàn giao dịch tiền ảo (cryptocurrency exchange) vì tính ẩn danh cao của giao dịch tiền mã hóa có thể làm tăng nguy cơ rửa tiền, gian lận. Các sàn giao dịch yêu cầu khách hàng thực hiện KYC trước khi họ có thể tham gia vào các hoạt động giao dịch hoặc rút tiền từ tài khoản. Quá trình này thường bao gồm việc cung cấp giấy tờ cá nhân, xác thực khuôn mặt… để đảm bảo khách hàng thực sự là người đang thực hiện giao dịch, từ đó tăng tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro trong giao dịch tiền ảo.

2. Tầm Quan Trọng Của KYC

Việc tuân thủ KYC là rất quan trọng. Quy trình này giúp:

2.1. Xác Minh Thông Tin Khách Hàng

Trong quy trình KYC, việc xác minh thông tin khách hàng đóng vai trò then chốt để đảm bảo tính xác thực của các đối tượng tham gia giao dịch tài chính. Điều này được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các giấy tờ pháp lý như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, tài liệu tài chính và địa chỉ cư trú. Qua quá trình này, tổ chức có thể nắm chắc thông tin cá nhân, phòng ngừa tình trạng khai báo sai lệch hoặc lừa đảo danh tính. Việc xác thực thông tin còn giúp xây dựng sự tin cậy với khách hàng, đảm bảo rằng các đối tượng mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đang phục vụ đều có danh tính rõ ràng và hợp pháp, từ đó nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính.

2.2. Xác Định Những Rủi Ro Có Thể Xảy Ra Liên Quan Tới Khách Hàng

Một trong những lợi ích quan trọng của KYC là giúp tổ chức tài chính nhận diện sớm các rủi ro liên quan đến khách hàng. Thông qua việc phân tích hồ sơ và lịch sử tài chính của khách hàng, KYC hỗ trợ đánh giá nguy cơ tiềm ẩn, như mức độ tín nhiệm, nguy cơ tham gia vào các hoạt động đáng ngờ hoặc hành vi lừa đảo. Các công cụ KYC cũng cho phép tổ chức phân loại mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó điều chỉnh các biện pháp kiểm soát và quản lý phù hợp. Điều này giúp tổ chức vừa bảo vệ nguồn lực, vừa đảm bảo rằng các đối tượng rủi ro cao được theo dõi chặt chẽ, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

2.3. Tăng Mức Độ An Toàn Trong Các Giao Dịch

KYC là lớp bảo vệ đầu tiên cho các tổ chức tài chính, giúp tăng cường mức độ an toàn và hợp pháp cho các giao dịch. Khi KYC được thực hiện nghiêm ngặt, các rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác được hạn chế tối đa. Với quy trình KYC, ngân hàng có thể xác nhận nguồn gốc tiền gửi, kiểm soát các giao dịch có giá trị lớn và kịp thời báo cáo các hoạt động khả nghi. Điều này không chỉ bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro tài chính mà còn tạo ra một môi trường giao dịch an toàn, lành mạnh, giúp duy trì niềm tin của khách hàng và nâng cao uy tín của tổ chức trong thị trường tài chính.

3. Quy Trình Xác Minh KYC Đúng Chuẩn

Để xác minh KYC đúng chuẩn, bạn cần nắm được những thông tin sau:

3.1. Đối Tượng Cần Tuân Thủ Yêu Cầu Của KYC

KYC là thủ tục quan trọng, gần như bắt buộc với các tổ chức tài chính và phi tài chính. Những đối tượng thường phải tuân thủ quy định KYC bao gồm:

  • Cá nhân, tổ chức duy trì tài khoản hoặc có mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp.
  • Người thụ hưởng các giao dịch được thực hiện bởi các hoạt động trung gian thương mại như chứng khoán, môi giới bảo hiểm,…
  • Cá nhân, tổ chức được kết nối bởi giao dịch tài chính.

Trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng của KYC là:

  • Khách hàng mở tài khoản nhân hàng
  • Khách hàng mở thẻ tín dụng
  • Khách hàng mở tài khoản chứng khoán
  • Khách hàng đăng ký mua bảo hiểm
  • v.v…
Đối tượng của KYC là gì?

3.2. Tài Liệu Cần Thiết Cho Quy Trình KYC

Quy trình KYC yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu xác minh danh tính, thông tin tài chính để đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp. Dưới đây là các tài liệu cần thiết thường gặp trong quy trình KYC:

  • Giấy tờ xác minh danh tính: Đây là tài liệu bắt buộc để xác thực danh tính của khách hàng. Các giấy tờ thường bao gồm chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe. Các tài liệu này cần phải còn hiệu lực, rõ ràng, giúp tổ chức xác minh các thông tin cơ bản như tên, ngày sinh, quốc tịch.
  • Giấy tờ xác minh địa chỉ: Để xác nhận nơi cư trú, khách hàng cần cung cấp các tài liệu chứng minh địa chỉ như hóa đơn điện, nước, sao kê ngân hàng hoặc hợp đồng thuê nhà. Những tài liệu kể trên phải có tên của khách hàng, địa chỉ hiện tại, thường yêu cầu được cấp trong vòng 3 – 6 tháng gần nhất để đảm bảo tính chính xác.
  • Tài liệu xác minh tài chính: Tùy vào loại hình dịch vụ tài chính, tổ chức, khách hàng có thể được yêu cầu cung cấp các tài liệu chứng minh tài chính như bảng lương, sao kê ngân hàng, hợp đồng lao động, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc thu nhập. Đây là các tài liệu hỗ trợ trong việc đánh giá khả năng tài chính, độ tín nhiệm của khách hàng.
  • Giấy tờ pháp lý bổ sung (đối với doanh nghiệp): Nếu khách hàng là doanh nghiệp, quy trình KYC có thể yêu cầu thêm các giấy tờ như giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận thuế, danh sách cổ đông, báo cáo tài chính. Các giấy tờ đó sẽ giúp xác định chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp, đảm bảo rằng công ty hoạt động hợp pháp.

3.3. Quy Trình Xác Minh KYC Thành Công

KYC check hay quy trình xác minh KYC có thể khác nhau tùy theo tổ chức và quốc gia, nhưng thông thường sẽ bao gồm các bước sau:

3.1.1. Bước 1: Thu Thập Thông Tin Khách Hàng

Đây là bước đầu tiên, quan trọng trong quy trình KYC nhằm thu thập thông tin cơ bản về khách hàng như tên, địa chỉ, ngày sinh, nghề nghiệp. Thông tin này giúp xây dựng hồ sơ sơ bộ của khách hàng, phục vụ cho các bước xác minh tiếp theo. Thông thường, các tổ chức yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin qua mẫu đơn đăng ký hoặc tài liệu kê khai, đồng thời thiết lập hồ sơ điện tử để tiện cho việc lưu trữ, tra cứu.

3.3.2. Bước 2: Thu Thập Hồ Sơ Định Danh, Thẩm Định Thông Tin

Sau khi đã có thông tin sơ bộ, tổ chức yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ định danh chính thức như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe cùng các giấy tờ chứng minh địa chỉ (hóa đơn điện nước, sao kê ngân hàng). Đây là bước thẩm định quan trọng giúp xác minh tính chính xác, hợp pháp của thông tin khách hàng. Tổ chức sẽ kiểm tra tính xác thực của các tài liệu này qua quy trình nội bộ hoặc đối chiếu với cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Nếu các tài liệu hợp lệ, đầy đủ, tổ chức sẽ chuyển sang bước tiếp theo của quy trình KYC.

3.3.3. Bước 3: Đánh Giá Rủi Ro

Khi thông tin khách hàng đã được thẩm định, bước tiếp theo trong quy trình KYC là đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức tài chính sẽ phân loại rủi ro dựa trên nhiều yếu tố như quốc gia cư trú, nghề nghiệp, mức độ giao dịch, lịch sử tài chính của khách hàng. Mức độ rủi ro sẽ được phân chia thành các cấp độ từ thấp đến cao để tổ chức có thể áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. Đối với các khách hàng có mức độ rủi ro cao, tổ chức có thể yêu cầu theo dõi sát sao hơn, kiểm soát nghiêm ngặt các giao dịch. Việc đánh giá rủi ro giúp tổ chức quản lý tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn từ các đối tượng có thể liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

3.3.4. Bước 4: Lưu Lại Thông Tin

Sau khi hoàn tất quy trình xác minh, đánh giá rủi ro, toàn bộ thông tin về khách hàng, bao gồm các tài liệu định danh, đánh giá rủi ro sẽ được lưu trữ trong hệ thống quản lý dữ liệu của tổ chức tài chính. Việc lưu trữ như vậy đảm bảo rằng thông tin khách hàng có thể được tra cứu nhanh chóng trong các lần giao dịch sau, giúp tổ chức tuân thủ các quy định về quản lý dữ liệu khách hàng. Quy trình này còn giúp tổ chức dễ dàng cung cấp thông tin nếu có yêu cầu từ các cơ quan quản lý, bảo đảm tính minh bạch trong các giao dịch tài chính.

Quy trình xác minh KYC có thể khác nhau tùy theo doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

4. Tìm hiểu về eKYC

Trong nội dung dưới đây, JobsGO sẽ chia sẻ với bạn về đôi nét eKYC:

4.1. eKYC Là Gì?

eKYC là gì? eKYC là viết tắt của “Electronic Know Your Customer” hoặc “Electronic Know Your Client”, được sử dụng để mô tả quy trình xác minh thông tin cá nhân của khách hàng thông qua công nghệ điện tử. eKYC cho phép khách hàng cung cấp và chứng minh thông tin của họ thông qua các công cụ điện tử như điện thoại di động hoặc máy tính.

eKYC có thể giúp giảm thời gian và chi phí liên quan đến quy trình xác minh thông tin cá nhân của khách hàng so với quy trình truyền thống. Điều này cũng giúp cho việc giao dịch với khách hàng trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, eKYC cũng có thể có một số rủi ro về an toàn, rủi ro liên quan đến bảo mật và quản lý thông tin cá nhân của khách hàng. Vì thế các quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật cần được thiết lập và thực hiện.

eKYC là gì?

4.2. eKYC Khác Gì Với KYC

KYC và eKYC có một số khác biệt chính như sau:

Tiêu chí KYC eKYC
Quy trình Thực hiện trực tiếp, yêu cầu gặp mặt và nộp tài liệu bản cứng Thực hiện hoàn toàn trực tuyến, không cần gặp mặt
Thời gian xác minh Thường mất vài ngày đến vài tuần Xác minh nhanh chóng, có thể trong vài phút hoặc vài giờ
Chi phí Chi phí cao do quy trình thủ công và cần nhiều tài nguyên nhân lực Chi phí thấp hơn do tự động hóa
Tài liệu yêu cầu Bản cứng của các tài liệu như CCCD, hộ chiếu, giấy tờ liên quan Tài liệu số hóa (chụp ảnh, tải lên)
Phương thức xác minh Xác minh thủ công qua mắt người Xác minh tự động qua nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học
Độ chính xác Phụ thuộc vào độ chính xác của nhân viên thẩm định Chính xác hơn nhờ công nghệ AI và nhận diện thông minh
Tiện ích cho khách hàng Hạn chế, khách hàng phải đến địa điểm hoặc gửi tài liệu bản cứng Thuận tiện, khách hàng chỉ cần thực hiện qua ứng dụng hoặc web
Phạm vi sử dụng Chủ yếu trong các tổ chức tài chính truyền thống Phổ biến trong các tổ chức tài chính công nghệ số và fintech

4.3. Ưu Điểm Của eKYC

eKYC có nhiều ưu điểm so với quy trình KYC truyền thống bao gồm:

4.3.1. Tiết Kiệm Thời Gian Và Chi Phí

Với eKYC, quy trình xác minh danh tính khách hàng được tự động hóa, số hóa hoàn toàn giúp tiết kiệm thời gian đáng kể so với quy trình KYC truyền thống. Nhờ các công nghệ nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo, eKYC cho phép xác minh danh tính chỉ trong vài phút hoặc vài giờ. Điều này không chỉ giúp tổ chức tiết kiệm chi phí cho nhân lực, văn phòng, mà còn rút ngắn thời gian xử lý cho khách hàng, tạo ra trải nghiệm người dùng nhanh chóng, hiệu quả.

4.3.2. Thuận Tiện Và Dễ Dàng Hơn

eKYC mang lại sự thuận tiện cho khách hàng khi cho phép họ thực hiện xác minh danh tính từ xa thông qua ứng dụng di động hoặc trang web, không cần phải đến trực tiếp chi nhánh, địa điểm giao dịch. Khách hàng chỉ cần cung cấp các tài liệu định danh, hình ảnh trực tuyến, tạo ra quy trình dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với lối sống hiện đại. Sự tiện lợi như vậy cũng giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ yêu thích công nghệ.

4.3.3. Lưu Trữ, Tra Cứu Thông Tin Dễ Dàng

Thông tin, tài liệu thu thập từ quy trình eKYC được lưu trữ dưới dạng dữ liệu số trong các hệ thống bảo mật cao. Như vậy, tổ chức có thể dễ dàng truy cập, tra cứu khi cần thiết, đồng thời giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng tài liệu như trong KYC truyền thống. Việc lưu trữ thông tin số hóa còn giúp các tổ chức tài chính duy trì tuân thủ các quy định pháp lý, bảo đảm tính minh bạch, bảo mật thông tin khách hàng.

Công nghệ eKYC giúp việc xác thực thông tin trở nên nhanh chóng, tiết kiệm

4.4. Các Hình Thức Bảo Mật eKYC

Có nhiều hình thức bảo mật eKYC khác nhau được sử dụng để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và giảm thiểu rủi ro bị lợi dụng. Một số hình thức bảo mật eKYC phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng tên đăng nhập & mật khẩu: Hình thức eKYC phổ biến và đơn giản nhất hiện nay.
  • Sử dụng mã OTP: OTP (One-Time Password) là một dãy ký tự hoặc số để xác thực một yêu cầu hoặc giao dịch nhất định.
  • Sử dụng dấu vân tay: Xác minh danh tính khách hàng qua dấu vân tay.
  • Sử dụng Face ID: Xác minh danh tính khách hàng bằng cách nhận diện khuôn mặt.
  • Xác thực hai yếu tố (2FA): Yêu cầu khách hàng xác thực thông qua hai yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mật khẩu và mã xác thực qua điện thoại.
  • Xác thực chữ ký số: Sử dụng chữ ký số để xác thực thông tin cá nhân của khách hàng, giúp cho việc quản lý và xác minh thông tin trở nên dễ dàng hơn.
  • Xác minh giấy tờ: Sử dụng công nghệ nhận dạng giấy tờ và chụp ảnh để xác minh thông tin khách hàng.

4.5. Quy Trình Xác Minh eKYC

Dưới đây là phân tích chi tiết về quy trình xác minh eKYC

4.5.1. Khách Hàng Đăng Ký Thông Tin

Quy trình eKYC bắt đầu khi khách hàng đăng ký thông tin cá nhân của mình qua ứng dụng hoặc trang web. Trong bước này, khách hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Bên cạnh đó, khách hàng cũng phải tải lên các tài liệu định danh như chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe. Việc đăng ký thông tin phải được thực hiện một cách chính xác, đầy đủ để đảm bảo quy trình xác minh diễn ra suôn sẻ.

4.5.2. Xác Minh Thông Tin

Sau khi khách hàng đăng ký, hệ thống sẽ tiến hành xác minh thông tin đã cung cấp. Nó bao gồm việc kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu được tải lên, đảm bảo rằng các thông tin như tên, ngày sinh, số ID khớp nhau. Các công nghệ tự động trích xuất có thể được sử dụng để so sánh dữ liệu từ tài liệu với thông tin đã nhập. Bước xác minh sẽ giúp loại bỏ những thông tin không chính xác hoặc không hợp lệ trước khi tiến hành xác thực.

4.5.3. Xác Thực Thông Tin

Trong bước xác thực, hệ thống sẽ so sánh thông tin đã xác minh với dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như cơ quan quản lý, ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Đây là yếu tố nhằm đảm bảo rằng khách hàng không chỉ cung cấp thông tin đúng mà còn là một cá nhân đáng tin cậy. Để để kiểm tra sự trùng khớp giữa hình ảnh trên tài liệu với hình ảnh trực tiếp của khách hàng, người ta có thể tích hợp sử dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo xác nhận danh tính một cách chính xác nhất.

4.5.4. Xác Nhận

Sau khi hoàn tất các bước xác minh, xác thực, khách hàng sẽ nhận được thông báo xác nhận về tình trạng hồ sơ của mình. Nếu mọi thông tin đều hợp lệ, hệ thống sẽ gửi một thông báo xác nhận thành công, cho phép khách hàng tiếp tục các giao dịch hoặc sử dụng dịch vụ mà họ đã đăng ký. Ngược lại, nếu có bất kỳ vấn đề nào với hồ sơ, khách hàng sẽ được thông báo để chỉnh sửa và cung cấp thêm thông tin nếu cần thiết.

4.5.5. Khởi Tạo

Bước cuối cùng là khởi tạo tài khoản hoặc dịch vụ cho khách hàng. Sau khi nhận được xác nhận, hệ thống sẽ tạo tài khoản cho khách hàng và họ có thể bắt đầu sử dụng các dịch vụ mà họ đã đăng ký. Trong bước khởi tạo, thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ an toàn tại hệ thống giúp các tổ chức dễ dàng quản lý, theo dõi thông tin khi cần thiết trong tương lai. Hệ thống cũng sẽ tiếp tục giám sát các hoạt động của khách hàng để đảm bảo không có dấu hiệu gian lận hoặc rủi ro nào xuất hiện.

Quy trình xác thực eKYC được thực hiện hoàn toàn thông qua công nghệ

4.6. Công Nghệ Được Ứng Dụng Trong Giải Pháp eKYC

Các công nghệ ứng dụng trong eKYC giúp tối ưu quy trình xác minh danh tính, tăng cường bảo mật và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

4.6.1. Công nghệ OCR (Optical Character Recognition)

OCR là công nghệ giúp chuyển đổi thông tin từ hình ảnh hoặc tài liệu giấy thành văn bản số. Trong eKYC, OCR cho phép hệ thống đọc, trích xuất dữ liệu từ các tài liệu như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bằng lái xe. Nhờ OCR, thông tin của khách hàng có thể được thu thập, nhập tự động vào hệ thống, giúp quy trình nhanh hơn, giảm lỗi do con người, tăng tính chính xác của dữ liệu.

4.6.2. Công nghệ Facematch

Facematch là công nghệ so sánh khuôn mặt giúp xác minh khách hàng bằng cách đối chiếu ảnh chụp trong tài liệu định danh với ảnh hiện tại của họ. Facematch giúp đảm bảo rằng người thực hiện eKYC là đúng người trong tài liệu. Công nghệ này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa gian lận danh tính, giúp các tổ chức tài chính an toàn, tin cậy hơn trong giao dịch.

4.6.3. Công nghệ Liveness Detection

Liveness Detection là công nghệ nhận diện người dùng “sống” nhằm phân biệt người thật với ảnh chụp, video hoặc mặt nạ. Công nghệ này thường yêu cầu người dùng thực hiện một số hành động như chớp mắt, quay đầu hoặc di chuyển khuôn mặt để chứng minh mình là người thật. Nhờ vậy có thể giúp ngăn chặn các phương pháp gian lận tinh vi, tạo thêm một lớp bảo mật trong quy trình xác minh danh tính trực tuyến.

4.6.4. Công nghệ Fraud Detection

Fraud Detection là công nghệ phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận trong quá trình eKYC. Công nghệ Fraud Detection sử dụng các thuật toán học máy, trí tuệ nhân tạo để phân tích các dấu hiệu bất thường, xác định các hoạt động đáng ngờ. Fraud Detection giúp các tổ chức kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vụ gian lận, bảo vệ thông tin khách hàng, tránh tổn thất tài chính.

4.6.5. Công nghệ E-Signature (Chữ ký điện tử)

E-Signature là chữ ký điện tử có tính pháp lý, cho phép khách hàng ký các tài liệu, hợp đồng trực tuyến một cách nhanh chóng, an toàn. Công nghệ E-Signature hỗ trợ hoàn thiện quy trình eKYC, cho phép khách hàng thực hiện đầy đủ các bước đăng ký, xác thực và phê duyệt từ xa. E-Signature không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn mang lại sự tiện lợi, bảo mật cao trong giao dịch trực tuyến.

5. Quy Định Về eKYC Tại Việt Nam

Để đảm bảo rằng việc áp dụng eKYC tại Việt Nam không chỉ tiện lợi mà còn an toàn và tuân thủ pháp luật, có một số quy định về eKYC như sau:

5.1. Ngân Hàng Thiết Lập Quy Trình Và Thủ Tục Cho eKYC

Theo quy định tại Việt Nam, các ngân hàng, tổ chức tài chính cần thiết lập quy trình, thủ tục cụ thể cho eKYC nhằm đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu pháp lý, an toàn. Các quy trình này thường bao gồm những bước xác minh, kiểm tra thông tin khách hàng, nhằm xác thực danh tính, giảm thiểu rủi ro gian lận. Ngân hàng cần đảm bảo rằng quy trình eKYC của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

5.2. Các Yêu Cầu Quy Định Phương Pháp eKYC

Các phương pháp eKYC áp dụng tại Việt Nam phải tuân theo những yêu cầu cụ thể về công nghệ, bảo mật nhằm đảm bảo tính chính xác, an toàn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng. Các công nghệ thường được sử dụng trong eKYC như OCR, facematch và liveness detection phải được kiểm định và chứng nhận đủ độ tin cậy để phát hiện gian lận, xác minh danh tính. Ngoài ra, quy định còn yêu cầu các ngân hàng phải có biện pháp theo dõi, giám sát các giao dịch sau khi mở tài khoản bằng eKYC để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động bất thường.

5.3. Quy Định Về Tài Khoản Được Mở Bằng eKYC

Ở Việt Nam, các tài khoản mở qua eKYC thường có giới hạn về chức năng, hạn mức giao dịch nhằm đảm bảo an toàn. Ví dụ, các tài khoản này có thể bị giới hạn về số tiền giao dịch hoặc yêu cầu thêm các bước xác minh bổ sung nếu khách hàng muốn nâng hạn mức. Quy định như vậy nhằm hạn chế rủi ro từ các tài khoản mở hoàn toàn qua phương thức trực tuyến, tránh việc tài khoản bị lợi dụng cho các mục đích gian lận hoặc phi pháp. Khi khách hàng muốn nâng cấp hoặc thay đổi hạn mức, họ có thể phải đến ngân hàng để thực hiện các bước xác minh trực tiếp.

Hy vọng bài viết này của JobsGO đã giúp bạn hiểu hơn “KYC là gì?”. KYC là một bộ tiêu chuẩn và các yêu cầu được thực hiện nghiêm ngặt tại các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,… nhằm xác minh thông tin khách hàng và tăng tính an toàn khi thực hiện các giao dịch.

Câu hỏi thường gặp

1. KYC Có Đảm Bảo An Toàn Không?

Quy trình KYC là một trong những cách để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và ngăn chặn hoạt động bất hợp pháp. Nhưng nó không thể tránh hoàn toàn các rủi ro về bảo mật. Vì vậy, để tăng tính an toàn, các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo mật và chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.

2. KYC Có Bắt Buộc Không?

KYC là một quy trình bắt buộc cho các tổ chức tài chính và các tổ chức có liên quan đến tài chính nhưng nó không bắt buộc với các sàn giao dịch tiền điện tử.

3. KYC Có Nghiêm Ngặt Với Tiền Điện Tử Không?

KYC nghiêm ngặt hơn ở các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,... Quy trình này cũng được áp dụng với các sàn giao dịch điện tử nhưng không quá nghiêm ngặt, nó chỉ được thực hiện khi việc mua bán được diễn ra.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: