Tải app JobsGO

Lựa chọn việc làm xây dựng như thế nào?

Từ trước tới nay, công nghiệp xây dựng luôn là một ngành nghề không ngừng phát triển. Do đó, việc làm xây dựng là một trong số thị trường tuyển dụng sôi động nhất. Bạn đang là sinh viên xây dựng mới ra trường hay người có nhiều kinh nghiệm? Tìm hiểu ngay những đặc điểm cơ bản của ngành nghề này và cách lựa chọn việc làm xây dựng phù hợp.

Lựa chọn việc làm xây dựng phù hợp

Có những vị trí việc làm xây dựng nào?

Khái niệm ngành xây dựng đã không còn xa lạ với hầu hết chúng ta. Có thể hiểu, đây là một quá trình xuyên suốt từ thiết kế, thi công hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, công trình. Ngành xây dựng bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhỏ.

Việc làm công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng hay còn gọi là những thợ xây, họ thuộc tầng lớp lao động phổ thông. Có thể chia ra thành hai vai trò lớn là thợ phụ hồ và thợ xây chính. Vị trí này không cần có kiến thức bài bản, trình độ cao. Thợ xây dựng chủ yếu dùng sức lao động để nhận lại nguồn thu nhập.

Công việc của thợ xây là trực tiếp thi công tại công trường. Họ phần lớn làm việc ngoài trời và thực hiện theo yêu cầu chỉ đạo của cấp quản lý/ giám sát thi công. Đây là công việc vất vả và yêu cầu có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, công việc không cần bằng cấp cao, nếu chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo.

Mức lương công nhân xây dựng không nhiều, thường sẽ trả lương theo ngày/ tuần/ tháng hoặc theo giá trị của công trình. Thợ phụ hồ có thu nhập dao động 150 - 350 nghìn đồng/ ngày. Thợ xây chính sẽ nhận mức cao hơn khoảng 300 - 600 nghìn đồng/ ngày. Người lao động sẽ học được những kiến thức thực tế và tự tạo cơ hội thăng tiến cho mình như trở thành: giám sát công trình, kỹ sư thi công,...

Việc làm giám sát công trình

Việc làm giám sát công trình là gì?

Giám sát công trình là những người có nhiệm vụ kiểm tra, quan sát, theo dõi và báo cáo tình hình nguyên vật liệu, tiến độ, thợ xây. Họ cần nắm bắt toàn bộ thông tin, thực trạng tại công trình thi công. 

Công việc của giám sát công trình

Trách nhiệm của vị trí này là đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, kiểm soát và giảm thiểu tối đa sai sót. Một người giám sát công trình sẽ phải đảm nhận lượng công việc khá lớn và phức tạp. Họ xuất hiện từ đầu cho đến khi công trình hoàn tất và đi vào sử dụng. Người giám sát công trình có vai trò vô cùng quan trọng và chịu nhiều áp lực.

Những công việc chính của việc làm xây dựng - giám sát công trình:

  • Kiểm tra, bàn luận bản vẽ thi công và để xuất, cùng tham gia chỉnh sửa với kỹ sư thiết kế.
  • Nhận vật liệu, kiểm tra số lượng/ chất lượng vật liệu đưa tới, phân bố vật liệu phù hợp.
  • Kiểm soát kỹ thuật làm việc của thợ xây dựng và nhắc nhở khi cần thiết.
  • Đảm bảo tuân thủ quy trình, quy định hay tiêu chuẩn trong xây dựng.
  • Giải quyết những vấn đề phát sinh.
  • Bàn giao công trình.

Yêu cầu, mức lương đối với việc làm giám sát công trình

Nếu muốn ứng tuyển vị trí việc làm xây dựng này, người lao động cần trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết:

  • Có bằng cao đẳng - đại học về ngành xây dựng.
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.
  • Khả năng sử dụng tốt những phần mềm hỗ trợ: Autocad, MS Project,...
  • Có kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, lãnh đạo, điều phối,...
  • Sẵn sàng chịu vất vả, khó khăn và có thể di chuyển công tác thường xuyên.

Mức lương của giám sát công trình tương đối cao, dao động từ 8 - 25 triệu/ tháng. 

Việc làm kỹ sư thiết kế xây dựng

Những gì mà kỹ sư thiết kế xây dựng tạo ra sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện những bước sau. 

 

Kỹ sư thiết kế xây dựng có vai trò rất quan trọng

Công việc của kỹ sư thiết kế xây dựng

Trong những việc làm xây dựng, kỹ sư xây dựng là vị trí có yêu cầu kỹ năng/ trình độ cao hơn cả. Họ có nhiệm vụ tính toán, thiết kế ra các bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu trực quan nhất phục vụ cho quá trình thi công. 

Ngoài ra, trong quá trình thi công, kỹ sư thiết kế cũng luôn cần theo sát để chỉnh sửa. Họ cần đảm bảo kết hợp với các bộ phận khác để hoàn thành đúng kế hoạch.

Yêu cầu, mức lương của kỹ sư thiết kế xây dựng

Kỹ sư thiết kế xây dựng sẽ có yêu cầu khá lớn về trình độ, kỹ năng chuyên môn:

  • Tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chuyển ngành xây dựng, thiết kế công trình,...
  • Có khả năng sử dụng tin học văn phòng, các phần mềm như: Autocad, Civil 3D,...
  • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quan sát, phân tích vấn đề.

Mức lương đối với vị trí này vô cùng hấp dẫn và tùy thuộc vào kinh nghiệm, thời gian làm việc. Nếu là sinh viên/ người mới đi làm bạn có thể nhận mức lương 6 - 8 triệu đồng/ tháng. Sau khi làm việc và tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn, thu nhập sẽ lên tới 40 - 50 triệu đồng/ tháng.

Những lưu ý giúp tìm được việc làm xây dựng phù hợp

 

Lưu ý khi lựa chọn việc làm xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành nghề tương đối rộng lớn với thị trường lao động đa dạng, nhiều lựa chọn. Bất kỳ khu vực, quốc gia nào cũng cần tuyển dụng người lao động ngành xây dựng. Tuy nhiên làm sao bạn biết được mình nên làm ở vị trí công việc nào?

  • Hãy xác định rõ “background” của bản thân: Bạn có trình độ học vấn như thế nào, chuyên ngành của bạn là gì? Kỹ năng nổi bật của bản thân bạn là gì?
  • Bạn yêu thích công việc nào? Có khả năng học tập cao nhất trong lĩnh vực nào? 
  • Lựa chọn địa điểm làm việc, mức lương mà bạn mong muốn sau đó lọc công việc tương ứng. 
  • Tạo cho mình một hồ sơ xin việc ấn tượng, đầy đủ thông tin để gửi cho nhà tuyển dụng.

Kết

 

Không quá khó khăn để tìm một việc làm xây dựng, nhưng hãy lựa chọn cho phù hợp với bản thân. Bài viết đã cung cấp một lượng thông tin cơ bản về một số lĩnh vực chính trong việc làm tuyển dụng. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về ngành xây dựng đầy tiềm năng này, chúc bạn tìm được công việc ưng ý.

Câu hỏi thường gặp về việc làm Xây Dựng

1. Học vấn và kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề xây dựng là gì?

Để bắt đầu sự nghiệp trong ngành xây dựng, bạn nên có bằng cấp từ Cao đẳng trở lên về chuyên ngành liên quan như Kỹ thuật Xây dựng, Kiến trúc hay Quản lý Dự án. Ngoài ra, việc sở hữu các kỹ năng như quản lý dự án, hiểu biết về luật xây dựng, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề là rất quan trọng.

2. Cơ hội việc làm trong ngành xây dựng hiện tại thế nào?

Ngành xây dựng ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án từ dân dụng đến công nghiệp. Điều này tạo ra cơ hội việc làm rộng rãi cho các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu phụ và công nhân kỹ thuật.

3. Làm sao để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành xây dựng?

Bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng qua các website tuyển dụng uy tín, trang web của các công ty xây dựng, hoặc qua mạng lưới quan hệ trong ngành. Tham gia các sự kiện ngành và diễn đàn chuyên môn cũng sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm.

4. Những rủi ro khi làm việc trong ngành xây dựng là gì và cách phòng tránh ra sao?

Ngành xây dựng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn lao động do tính chất công việc. Để phòng tránh, người lao động cần được trang bị kiến thức về an toàn lao động và luôn tuân thủ các quy tắc an toàn tại công trường. Các công ty cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực an toàn và tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình.

Tải miễn phí ứng dụng
Tìm việc hiệu quả bằng cách tải JobsGO về di động của bạn và sẵn sàng nhận việc làm ngay hôm nay!
Tạo CV / Resume