[Giải đáp] Vì sao ứng viên nữ thường ngại đàm phán lương?

Đánh giá post

Đàm phán lương là một trong các bước quan trọng giữa ứng viên với nhà tuyển dụng, ảnh hưởng đến quyết định đôi bên có hợp tác với nhau hay không? Tuy nhiên, có một thực tế là, các ứng viên nữ thường ngại đàm phán lương hơn các ứng viên nam. Tại sao lại như vậy?

Tra cứu lương

3 lý do ứng viên nữ thường ngại đàm phán lương

Lý do ứng viên nữ thường ngại đàm phán lương
Vì sao ứng viên nữ ngại đàm phán lương?

Hiện nay, khi nhắc đến vấn đề lương thưởng, các ứng viên nữ thường cảm thấy khá e ngại, không thoải mái như các ứng viên nam. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, các ứng viên nữ ngại thương thảo mức lương với nhà tuyển dụng, bộ phận nhân sự, quản lý,… trong các cuộc phỏng vấn, kỳ review bởi những lý do về thiếu cân bằng trong chỉ trả giữa 2 đối tượng giới tính hoặc đặc điểm về tính cách riêng. Vậy cụ thể những lý do đó là gì?

E ngại từ chế độ đãi ngộ và kỳ vọng khác nhau

Lý do thứ nhất khiến nhiều ứng viên nữ không mạnh dạn đàm phán lương chính là những e ngại từ chế độ đãi ngộ, kỳ vọng khác nhau giữa 2 bên. Nữ giới thường phải chăm lo gia đình, vướng bận chuyện con cái nên có xu hướng nghỉ việc sau 1 thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại luôn muốn tuyển dụng những người làm việc lâu dài, gắn bó cùng công ty. Cũng vì suy nghĩ, quan điểm này của nhà tuyển dụng mà nhiều ứng viên nữ mất đi cơ hội việc làm.

Bên cạnh đó, những định kiến nam giới làm việc hiệu quả, năng suất hơn nữ hay thậm chí có những công việc không phù hợp cho nữ cũng khiến giữa 2 đối tượng ứng viên này nảy sinh những kỳ vọng khác nhau. Chẳng hạn như ứng viên nam quan tâm nhiều đến chức danh thì ứng viên nữ lại cho rằng vị trí nơi làm việc mới quan trọng. Bởi vậy, các ứng viên nữ sợ rằng nếu quá tập trung vào việc đàm phán lương thì sẽ bị đánh giá là đòi hỏi, mất đi cơ hội trúng tuyển.

👉 Xem thêm: Bí quyết giúp bạn thỏa thuận lương khi phỏng vấn thành công

Những hạn chế nhất định cùng áp lực xã hội

Những hạn chế nhất định cùng áp lực xã hội
Những hạn chế nhất định cùng áp lực xã hội

Như đã đề cập ở trên, hình ảnh người phụ nữ luôn kèm theo 1 gia đình phía sau. Điều này khiến họ bị hạn chế nhiều điều, chịu những áp lực xã hội riêng và nó ảnh hưởng đến sự nghiệp, chuyện lương thưởng của họ khi đi xin việc.

Thật vậy, cùng 1 vị trí, ứng viên nam sẽ kiên quyết trong thỏa thuận lương phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của họ. Trong khi đó, đa phần các ứng viên nữ lại đồng ý với mức khởi điểm nhà tuyển dụng đưa ra. Và thông thường, mức lương này sẽ được đi kèm chế độ hỗ trợ giải quyết các vấn đề cá nhân, tức là sẽ ưu tiên trong trường hợp có việc gia đình.

Thường bị đóng khung bởi hình ảnh mềm mỏng, thiếu quyết liệt

Nữ giới luôn bị đánh giá là thiếu quyết đoán, quyết liệt hơn nam giới trong công việc cũng như cuộc sống. Khuôn mẫu của người phụ nữ chính là sức khỏe yếu, mức độ chịu đựng áp lực kém. Tất cả những yếu tố này dường như bị ăn sâu trong tâm trí của các ứng viên nữ và ngăn cản bước phát triển trên con đường sự nghiệp của họ, trước hết chính là ngại đàm phán lương.

Tất nhiên, trên thực tế sức khỏe của nữ giới không thể so sánh với nam giới. Song điều đó không đồng nghĩa với việc họ không có khả năng chịu đựng áp lực hay chịu kém hơn nam giới. 

👉 Xem thêm: [Góc giải đáp] Tại sao các công ty thường để lương thỏa thuận?

Làm sao để thu hẹp khoảng cách lương giữa nam và nữ?

Như vậy, có thể thấy sự e ngại trong đàm phán lương của ứng viên nữ đã và đang vô tình tạo nên khoảng cách về lương giữa nam với nữ. Làm sao để loại bỏ được khoảng cách này?

Sẽ không ai có thể gắn mác, gắn định kiến lên một người phụ nữ khi họ không cho phép. Mỗi người sẽ hiểu được những thiệt thòi mà mình phải chịu, tuy nhiên nếu họ thực sự muốn phát triển sự nghiệp, coi trọng giá trị của bản thân thì sẽ biết cách để bảo vệ quyền lợi của chính mình. 

Làm sao để thu hẹp khoảng cách lương giữa nam và nữ?
Làm sao để thu hẹp khoảng cách lương giữa nam và nữ?

Việc sinh ra là phụ nữ, nó là một đặc ân chứ không phải là ác mộng với những định kiến không tên. Thực tế, mức lương cao hay thấp sẽ không phụ thuộc vào giới tính, nó là do năng lực, trình độ, giá trị đóng góp cho doanh nghiệp,… Do đó, khi tham gia phỏng vấn, các ứng viên nữ hãy mạnh dạn trao đổi, đàm phán để thống nhất được mức lương phù hợp với bản thân, đừng để những định kiến, e ngại khiến mình thiệt thòi nhé.

Về phía doanh nghiệp, các nhà quản lý, lãnh đạo cũng cần có cái nhìn nhận khách quan, công bằng giữa ứng viên nam và nữ. Điều doanh nghiệp cần là một nhân viên có thể làm việc, mang lại hiệu quả, giá trị cao. Và điều đó cũng không quyết định đặc bằng giới tính. Vậy nên, doanh nghiệp hãy áp dụng những chính sách công tâm, lựa chọn những người tài giỏi kiến thức, giỏi kỹ năng, đáp ứng được công việc chứ không phải tìm người mạnh về thể chất mà không thể làm được việc.

👉 Xem thêm: Phụ nữ khó thăng tiến hơn nam giới, tại sao lại như vậy?

“Vì sao ứng viên nữ ngại đàm phán lương?” – có lẽ các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không? Nếu bạn là một ứng viên nữ, hãy thật mạnh mẽ, quyết liệt, đừng ngại trao đổi vấn đề lương với nhà tuyển dụng nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: