[Giải đáp thắc mắc] Tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm không?

Đánh giá post

Hiện nay, rất nhiều người lao động thắc mắc “tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm không?” hay “công ty không trả sổ bảo hiểm thì nên làm gì?”. Và để giải đáp cho những vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi nội dung JobsGO chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tự ý nghỉ việc là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề “tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm không?” thì các bạn sẽ cần nắm bắt được thế nào là tự ý nghỉ việc?

Theo Bộ Luật Lao động mới nhất quy định năm 2019, bất kỳ lý do gì dù là chủ quan hay khách quan thì người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:

Tự ý nghỉ việc là như thế nào?
Tự ý nghỉ việc là như thế nào?
  • Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định về thời hạn.
  • Báo trước ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng có xác định thời hạn (từ 12 – 36 tháng).
  • Báo trước ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng.
  • Bên cạnh đó, với một số nghề mang tính chất đặc thù thì cần thông báo theo quy định riêng của từng đơn vị.

Như vậy, không nói đến lý do nghỉ việc, bất kể trường hợp nào người lao động nghỉ mà không thông báo trước cho công ty theo đúng quy định trên thì đều xác định là hành vi tự ý nghỉ việc. Và hành vi này sẽ gây ra khá nhiều vấn đề, hệ quả cho người lao động cũng như doanh nghiệp sau này.

👉 Xem thêm: Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị sa thải bạn cần rõ

Tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm hay không?

“Tự ý nghỉ việc có được chốt sổ bảo hiểm không?” là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

Theo Điểm a của khoản 3, Điều 48 Bộ luật Lao động, người lao động khi nghỉ ngang cần phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm từ doanh nghiệp cùng một số giấy tờ gốc về bảo hiểm nếu doanh nghiệp đang giữ sổ.

Tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm hay không?
Tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm hay không?

Bên cạnh đó, trong khoản 5 điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội cung quy định doanh nghiệp cần phải phối hợp với các cơ quan bảo hiểm để trả sổ gốc cho người lao động. Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng cần thông báo về thời gian tham gia bảo hiểm khi người lao động nghỉ việc.

Như vậy, từ những quy định trên, chúng ta có thể kết luận rằng, người lao động dù nghỉ đúng hay sai quy định thì doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm, phối hợp với các cơ quan bảo hiểm để hoàn tất thủ tục. Điều này có nghĩa là, người lao động tự ý nghỉ việc vẫn sẽ được trả lại sổ bảo hiểm sau khi thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?”

Công ty không trả sổ bảo hiểm thì làm sao?

Hiện nay, một số doanh nghiệp lấy lý do nhân viên tự ý nghỉ ngang nên không chốt và không trả sổ bảo hiểm. Vậy trong trường hợp này, chúng ta cần phải làm sao?

Theo điều 40 của Bộ luật Lao động thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ phải chịu 3 hệ quả đó là:

  • Không được hưởng khoản tiền trợ cấp thôi việc
  • Người lao động phải bồi thường cho công ty 50% tiền lương theo quy định và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng trong những ngày không báo trước.
  • Người lao động sẽ phải chi trả toàn bộ các chi phí đào tạo cho công ty nếu trước đó đã được cử đi học, đào tạo chuyên môn,….

    Công ty không trả sổ bảo hiểm thì làm sao?
    Công ty không trả sổ bảo hiểm thì làm sao?

Trong khoản 1, điều 48 của Bộ luật Lao động cũng quy định về thời gian các bên thực hiện nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng như sau: “Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của các bên, thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày”.

Nếu như sau thời gian này, khi người lao động đã hoàn thành hết các trách nhiệm của bản thân mà doanh nghiệp vẫn không trả sổ bảo hiểm, người lao động có thể tiến hành khiếu nại qua 2 hình thức:

  • Khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền (doanh nghiệp hoặc Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội – nơi doanh nghiệp đăng ký văn phòng làm việc).
  • Khởi kiện lên Tòa án.

Các trường hợp doanh nghiệp cố tình không chốt và trả sổ bảo hiểm cho người lao động có thể bị phạt từ 1 – 20 triệu đồng (tùy vào quy mô hoạt động của công ty).

👉 Xem thêm: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần bồi thường không?

Qua những thông tin được JobsGO chia sẻ trên đây, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm không?” rồi phải không? Mong rằng đây sẽ là thông tin hữu ích để người lao động có thể thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm và đảm bảo được quyền lợi của mình khi đi làm nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: