Hiện nay, để “làm nóng” không khí, giảm bớt sự căng thẳng cho ứng viên, nhiều nhà tuyển dụng đã tạo nên một cuộc trò chuyện gần gũi trước buổi phỏng vấn. Vậy điều đó có nên hay không? Và 2 bên có thể trao đổi những gì trong không khí vui vẻ, thân mật này?
Mục lục
Tại sao nhiều nhà tuyển dụng trò chuyện gần gũi với ứng viên trước buổi phỏng vấn?
Thông thường, cả nhà tuyển dụng hay ứng viên đều sẽ mong muốn có một buổi phỏng vấn vui vẻ, nhẹ nhàng, không quá căng thẳng. Vì dù sao, đây cũng chỉ là một buổi gặp gỡ, trao đổi và đôi bên tìm hiểu rõ về nhau hơn, từ đó đưa ra quyết định có hợp tác hay không?
Vậy nên, trong thời gian chờ đợi hay mới bắt đầu buổi phỏng vấn, một số nhà tuyển dụng đã đặt ra những câu hỏi ngoài lề công việc, tạo không khí gần gũi, thân mật. Thay vì đi trực tiếp vào chủ đề phỏng vấn có phần cứng nhắc, nghiêm túc với cấu trúc có sẵn, họ sẽ tạo ra tương tác tự nhiên với ứng viên trong lần đầu gặp mặt.
Tất nhiên, cũng chưa có một nghiên cứu hay khẳng định nào đưa ra là nhà tuyển dụng cần phải có trao đổi, trò chuyện gần gũi với ứng viên trước khi phỏng vấn. Thế nhưng, nhiều người vẫn thực hiện và xem đây sẽ là bước tạo ấn tượng, thiện cảm của cả 2 trong cuộc phỏng vấn, giúp giảm bớt phần nào sự căng thẳng cho ứng viên để họ có thể tự tin trả lời câu hỏi về công việc.
👉 Xem thêm: 5 câu hỏi của ứng viên khiến nhà tuyển dụng giật mình!
Có nên trò chuyện gần gũi với ứng viên trước buổi phỏng vấn không?
Trò chuyện gần gũi trước khi phỏng vấn – đó không phải là sai, song nó cũng gây ra khá nhiều tranh cãi, ý kiến. Liệu rằng cuộc đối thoại này có làm giảm đi hiệu lực của những câu hỏi nghiêm túc đã được sắp xếp sẵn? Hay những thông tin được cung cấp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho vòng phỏng vấn?
Theo nghiên cứu về tâm lý học xã hội, một cá nhân sẽ có thể thu thập được lượng thông tin khá lớn từ đối tượng mà họ tiếp xúc thông qua việc quan sát hành vi xã hội của đối phương. Và về bản chất thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo được ấn tượng đầu tiên theo bản năng. Dù chưa thực sự hoàn hảo, thế nhưng những gì xuất hiện trong 5 giây đầu trước một người lạ cũng có thể giúp họ nhận định phần nào về tính cách, sự thông minh, độ tin cậy,…
Như vậy, trong một buổi phỏng vấn với cấu trúc có sẵn thì những câu hỏi ngoài lề cũng sẽ cung cấp thông tin hữu ích về cách mà ứng viên thể hiện khả năng trước công việc. Đôi khi, đó cũng là những thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng có thể thay đổi cách khai thác, đưa ra quyết định có lựa chọn hay không?
Và đối với ứng viên, hầu hết họ cũng sẽ muốn có một cuộc trao đổi thoải mái, không cần quá lo lắng, căng thẳng trước buổi phỏng vấn. Bởi tâm lý chung của ứng viên là sợ các phỏng vấn viên quá nghiêm khắc, đưa ra những câu hỏi khó và bản thân họ đang có phần hồi hộp, bắt gặp vẻ mặt nghiêm nghị của người ngồi đối diện thì sẽ trở nên bối rối, trả lời không tốt. Do đó, họ cũng thường sẵn sàng để tạo ra những tương tác gần gũi, thân mật với nhà tuyển dụng, thậm chí chỉ là tán gẫu.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc trên là nhà tuyển dụng nên có những cuộc trò chuyện gần gũi với ứng viên trước khi bắt đầu phỏng vấn. Phỏng vấn viên nên tận dụng nhiều nhất có thể những thông tin có được từ cuộc trò chuyện này, từ đó đánh giá chính xác liệu ứng viên có thực sự đảm bảo được yêu cầu, phù hợp với vị trí việc làm không?
👉 Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng chuyên nghiệp từ A đến Z
Nên trao đổi những gì trong cuộc trò chuyện gần gũi?
Có rất nhiều chủ đề mà nhà tuyển dụng có thể trao đổi với ứng viên trong cuộc trò chuyện gần gũi này. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo rằng nó không liên quan quá nhiều đến công việc, tạo sự căng thẳng, khó xử với ứng viên nhé! Chẳng hạn như một số câu hỏi thăm ứng viên:
- Ngày hôm nay của bạn thế nào?
- Bạn đến đây bằng phương tiện gì?
- Bạn có bị kẹt xe khi đến đây phỏng vấn không?
- …
Ngoài ra, bạn cũng có thể giới thiệu, chia sẻ về bản thân (đang làm ở vị trí gì, thời gian làm việc bao lâu, sở thích, tính cách,…) bằng thái độ niềm nở, vui vẻ để ứng viên hiểu rõ cũng như giảm được sự hồi hộp. Nhiều nhà tuyển dụng còn không ngần ngại nói với ứng viên về khoảng thời gian họ mới ra trường, đi xin việc làm và những chuyện “dở khóc dở cười” đã diễn ra. Tất cả những điều này đều góp phần mang lại không khí thoải mái, vui vẻ cho cả 2.
👉 Xem thêm: [Giải mã] 4 biểu hiện của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên
“Có nên trò chuyện gần gũi trước buổi phỏng vấn với ứng viên không?” Câu trả lời đã được JobsGO chia sẻ chi tiết trên đây. Hy vọng đây sẽ là nội dung hữu ích để bạn đọc, nhất là các nhà tuyển dụng có thể tham khảo nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)