Tổ chức sự kiện: Nghề của những người thích sự năng động

4.5/5 - (2 votes)

Với mức lương 40-50 triệu đồng/tháng, ngành tổ chức sự kiện luôn nằm trong top ngành nghề tâm điểm hiện nay. Hơn nữa, công việc này rất cần sự năng động, sáng tạo. Vì thế, những bạn trẻ có niềm đam mê và muốn thể hiện mình thì đây là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. 

1. Tổ chức sự kiện – Ngành nghề lý tưởng cho các bạn trẻ

Không ngừng sáng tạo

Trong mỗi phần của sự kiện, sáng tạo đều đóng vai trò rất quan trọng. Từ việc lựa chọn địa điểm, ý tưởng thiết kế, trang trí, lên kịch bản, tiết mục biểu diễn… cho đến thông điệp của sự kiện đều cần có sự mới lạ để thu hút người đến tham dự. 

Chính vì thế, đây chính là môi trường làm việc lý tưởng cho những ý tưởng độc và lạ. Càng độc đáo thì sự kiện càng thành công. Do đó, ngành nghề này rất phù hợp cho những bạn trẻ yêu thích sự năng động và có nhiều suy nghĩ mới lạ.

Để có được tư duy sáng tạo, ngoài khả năng trời phú thì bạn có thể học và trao dồi thêm bằng cách quan sát những hiện tượng xung quanh. Những ý tưởng mới còn có thể được bắt nguồn từ chính những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Ví dụ như khi bạn đi xem một buổi triển lãm nghệ thuật sắp đặt, nếu để ý quan sát và vận dụng vào công việc, bạn có thể tình cờ thu nhặt được một ý tưởng “đắc địa” để dàn dựng sân khấu cho buổi tổ chức biểu diễn sắp tới.

>> Tuyển dụng Tổ chức sự kiện

Luôn luôn hoạt động

Điều này có ý nghĩa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng luôn. Người làm sự kiện phải hoạt động liên tục, phải di chuyển đến rất nhiều nơi. Đồng thời luôn phải nghĩ ra những ý tưởng cho sự kiện sắp diễn ra. 

Với những bạn trẻ thích vận động thì đây chính là một công việc lý tưởng. Bạn sẽ được đi đến nhiều địa điểm khác nhau để tổ chức sự kiện. Đó có thể là trong những khu nghỉ dưỡng, trên bãi biển, trong các bảo tàng… Việc đi nhiều sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm và có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo trong công việc.

Rèn luyện sự tỉ mỉ

Người làm sự kiện luôn hướng đến những sự hoàn mỹ nhất. Mỗi chi tiết đều cần tỉ mỉ đến từng chi tiết thì mới có thể thành một sự kiện thành công. Với một người làm tổ chức sự kiện mà nói, tỉ mỉ chính là một phẩm chất mà bất cứ ai trong ngành đều phải có.

Nghề tiêu tiền của thiên hạ

Hiện nay, sự kiện đóng vai trò rất quan trọng. Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải tổ chức event, sự kiện. Việc của những người làm sự kiện là dùng tiền của khách hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chỉ cần làm hài lòng khách hàng, bạn sẽ kiếm được một khoản thu nhập khá tốt.

>> Tra cứu lương

Luôn thử thách bản thân

Nghề sự kiện là nghề luôn được thử thách với bản thân mình. Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết: ánh sáng, xe cộ, đặt nhà hàng, đón khách… mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông tin chính xác. Tất nhiên, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối.

Event chính là nghề “đi trước về sau”. Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Kết thúc chương trình, bạn cũng là người ở lại thu dọn hiện trường. 

Nghề làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao cho kịp với tiến độ chương trình. Chưa kể là sự cạnh tranh ý tưởng giữa các event. Vì thế, bạn phải luôn không ngừng làm mới ý tưởng, làm mới chính mình để tạo ra những sự kiện mới. 

Tuy có nhiều vất vả song event đang là nghề thời thượng, thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Dù áp lực công việc có cao đến mấy nhưng lại đang là nghề được giới trẻ “săn đón” bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người…

2. Làm gì để trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện

Đánh giá chính mình

Điều đầu tiên đó là đánh giá đúng bản thân mình. Bạn cần tự hỏi xem mình có những kỹ năng gì, kỹ năng này có giúp bạn thực hiện ước mơ trở thành chuyên viên sự kiện hay không. Hãy trung thực với chính bản thân mình vì điều đó sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ của mình. 

Tuy nhiên, một trong số những kỹ năng cần có để làm sự kiện đó là: Óc tổ chức tốt, trí tưởng tượng phong phú, khả năng giao tiếp xuất sắc, khả năng phản xạ tốt. 

Nếu bạn là bậc thầy trong việc xử lí rủi ro thì yên tâm là bạn khá có tố chất để trở thành nhà tổ chức sự kiện rồi đấy! Hãy quan tâm và cho điểm từng kĩ năng của mình. Từ đó bạn sẽ có sự đánh giá đúng hơn khả năng và có hướng đi đúng về sau. 

Công việc tổ chức sự kiện đòi hỏi bạn phải hướng về công chúng. Luôn luôn lắng nghe khách hàng, họ muốn những gì, đừng bỏ ngoài tai dù là những điều khó nghe, tất cả đều là nguồn tư liệu quý giá trong việc hoàn thiện kỹ năng. Hãy học một khóa kỹ năng đàm phán nếu bạn không tự tin trong phần này, nó sẽ giúp bạn duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, công chúng – những người đóng vai trò rất lớn trong việc kinh doanh của bạn.

Kinh nghiệm không bao giờ là đủ

Bạn có thể tự học, có vô vàn các nguồn tư liệu để bạn tự nghiên cứu hiện nay, sách vở, internet, lớp học…Nhưng đừng bỏ qua những người đi trước, họ sẽ là nguồn tư liệu sống động và chân thực nhất khi vẽ ra bức tranh về một nghề đòi hỏi kỹ năng đa chiều như tổ chức sự kiện.

Hoạt động đoàn đội, hội nhóm tích cực khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ là môi trường thuận lợi để tích lũy những kinh nghiệm quý báu và phát huy óc tổ chức. Vừa là nơi để vun đắp các mối quan hệ cộng đồng.

Nếu được, hãy đăng kí tham gia tự nguyện vào những sự kiện được tổ chức tại doanh nghiệp, công ty bạn đang làm, hoặc giúp đỡ cho bộ phận PR nếu có.  Đây là cơ hội để vừa học hỏi được một việc mới trong lúc vẫn đang làm tốt công việc của mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: Công việc của PG bia là gì?

Bắt đầu bằng việc lập kế hoạch

Hãy thử vẽ một bức tranh toàn cảnh về sự kiện mà bạn sẽ tổ chức. Sau đó hoàn thiện dần các tiểu tiết, chú ý sử dụng các mảng màu đối lập hoặc các khối không tương xứng để đánh giá mức độ quan trọng và ưu tiên cho từng chi tiết. Không nên đánh đồng các khâu vì như thế bạn sẽ rất mất tập trung và thời gian vì những việc không đâu.Tập trung bước đầu tiên là cân nhắc về hình thức tổ chức sự kiện, địa điểm, kịch bản, nhân lực, phương án dự phòng,….Một bản kế hoạch thật chi tiết và đầy đủ sẽ giúp bạn đi đúng hướng và có phương án giải quyết các tình huống tốt nhất.

Phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác

Nên nhớ bạn sẽ không thể nào tự chuẩn bị hết tất cả các thiết bị, vật tư cho một sự kiện được. Có quá nhiều thứ, quá nhiều hạng mục cần phải thực hiện. Đặc điểm tùy vào từng loại hình sự kiện, chi phí đầu tư, quản lí, bảo quản tốn kém. Đừng lo vì sẽ có rất nhiều công ty chuyên cung cấp các loại vật dụng này.

Hãy tập liên hệ với các khách sạn, khu nghỉ mát, nơi có hội sảnh, tổ chức từ thiện, trung tâm hội nghị, câu lạc bộ thể thao ngoài trời, khu vui chơi giải trí như công viên, vườn bách thú, kể cả trường học,…Chủ khách sạn, nhà hàng, người bán hoa tươi, công ty cung cấp trang thiết bị, nhiếp ảnh, nhân viên trang trí,…họ sẽ là người cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho tổ chức sự kiện.

Trước khi đưa ra quyết định sẽ hợp tác với công ty nào, hãy dành thời gian thu thập thông tin và làm một vài phép so sánh tương đố. Đánh giá dựa vào hai yếu tố là vừa cung cấp dịch vụ, sản phẩm chất lượng, vừa có mức giá cạnh tranh hợp lí để bạn quyết định hợp tác với bên nào. Hãy lịch sự và nhã nhặn, yếu tố này ảnh hưởng đến việc kinh doanh lâu dài. Đừng tiếc lời cảm ơn và phần nào đáp ứng những ý tưởng của họ. Một nụ cười thân thiện và câu cảm ơn chẳng khiến bạn mất gì mà ngược lại còn giúp cho bạn thêm nhiều khách hàng.

3. Kết luận

Dù khi đã trở thành một người tổ chức sự kiện, bạn vẫn phải tiếp tục học hỏi và phát triển để có thể trở thành một chuyên gia thực thụ. Cách tốt nhất là tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Bạn sẽ có cơ hội được tận mắt thấy cách thức tổ chức một sự kiện với các quy mô khác nhau và từ đó rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân, bao gồm cả việc áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá sự kiện của mình.
Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: