Thời gian báo trước khi nghỉ việc là bao nhiêu ngày làm việc?

Đánh giá post

Thời gian báo trước khi nghỉ việc là một trong những băn khoăn của nhiều người lao động hiện nay. Việc nắm rõ quy định về thời gian nghỉ việc là điều cần thiết để giúp bạn hạn chế những sai lầm không mong muốn xảy ra. Tham khảo kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thời gian báo trước khi nghỉ việc

Tùy thuộc vào từng đối tượng và thời gian báo trước khi nghỉ việc có sự thay đổi nhất định:

1.1 Người lao động thử việc

Trong thời gian thử việc, cả người lao động và bên sử dụng lao động đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã ký trước đó mà không cần báo trước hay không cần bồi thường. Tức là, với vị trí nhân viên thử việc, bạn hoàn toàn được phép xin nghỉ tại bất kỳ thời điểm nào bạn cảm thấy bản thân không phù hợp với công việc đang làm.

Thời gian cần báo trước khi nghỉ việc trong thời gian thử việc
Thời gian cần báo trước khi nghỉ việc trong thời gian thử việc

1.2 Người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn

Với người lao động ký kết hợp đồng không xác định thời gian, nếu có nhu cầu xin nghỉ trong quá trình làm việc, bạn cần báo cấp trên cũng như bộ phận nhân sự của công ty với thời gian báo trước khi nghỉ việc ít nhất 45 ngày.

Đây là yêu cầu được quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019. Theo Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi làm việc trong các ngành đặc thù, người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cần báo trước thời gian nghỉ ít nhất 120 ngày. Một số công việc đặc thù có thể kể đến như: thành viên tổ lái tàu bay, người quản lý doanh nghiệp, thuyền viên làm việc trên tàu Việt Nam hoạt động ở nước ngoài…

1.3 Người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn

Với hợp đồng xác định thời gian, thời gian báo trước khi nghỉ việc cụ thể là:

  • Ít nhất 30 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng – 36 tháng.
  • Ít nhất 1/4 thời gian của hợp đồng lao động nếu hợp đồng ký hết xác định thời hạn dưới 12 tháng.
  • Với công việc đặc thù, thời gian báo trước nghỉ là ít nhất 120 ngày nếu hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên và ít nhất 1/4 thời hạn của hợp đồng nếu hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Một số quy định khác về nghỉ việc

Ngoài ra, còn có một số quy định khác về nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng mà bạn không nên bỏ qua là:

2.1 Nghỉ việc không báo trước sẽ như thế nào?

nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày
Nghỉ việc không báo trước sẽ như thế nào?

Thời gian báo trước khi nghỉ đã được pháp luật quy định rõ ràng theo từng trường hợp cụ thể. Vậy nên, nếu người lao động không tuân thủ sẽ phải chịu những hậu quả như sau:

  • Người lao động sẽ không nhận được trợ cấp thôi việc như điều khoản đã ký kết trước đó với doanh nghiệp.
  • Người lao động cần bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận trước đó và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày thông báo trước.
  • Theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động nếu nghỉ không báo trước thời hạn thì cần hoàn trả bên sử dụng lao động các khoản chi phí đào tạo.

Đây là những quy định hoàn toàn nhằm lý, nhằm hướng tới một môi trường trách nhiệm, công bằng và bình đẳng không chỉ với người lao động mà còn với những người sử dụng lao động.

2.2 Nghỉ việc có cần phải làm đủ số ngày báo trước?

cách tính 45 ngày nghỉ việc
Nghỉ việc có cần phải làm đủ số ngày báo trước?

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người lao động đều phải làm đủ số ngày đã báo trước. Thực tế, nhiều doanh nghiệp sẽ đồng ý cho nhân viên nghỉ luôn nếu họ tìm kiếm được người thay thế phù hợp. Nhìn chung, điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Bạn cần phải làm việc với doanh nghiệp để có thể thỏa thuận những điều có lợi nhất cho cả 2 bên.

2.3 Các hình thức thông báo nghỉ việc

xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày
Các hình thức thông báo nghỉ việc

Hiện nay, chưa có một quy định cụ thể nào về hình thức thông báo nghỉ việc. Vậy nên, người lao động có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản hay thư điện tử,…

Tuy nhiên cũng có một vấn đề cần đặc biệt lưu ý đó là vấn đề chứng minh chủ thể là người sử dụng lao động đã nhận được thông báo nghỉ việc từ các chủ thể là người lao động.

  • Thông báo bằng miệng: Khi sử dụng hình thức này, bạn cần đặc biệt lưu ý cần có người làm chứng hoặc ghi âm, ghi hình để có thể chứng minh chủ thể sử dụng lao động đã nhận được thông báo. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro không đáng có sau này.
  • Thông báo bằng văn bản hoặc email: Hình thức này được đánh giá là ưu việt hơn rất nhiều. Cách này đảm bảo người lao động có bằng chứng xin nghỉ rõ ràng, thuyết phục, đảm bảo không gây ra những trở ngại cho quá trình xác minh.

3. Tại sao không nên nên nghỉ việc không thông báo trước?

Khi nghỉ việc không báo trước, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng từ việc này.

3.1 Ảnh hưởng tới người lao động

  • Người lao động sẽ không được hưởng các khoản phúc lợi theo quy định của công ty.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng pháp luật để giải quyết nên người lao động sẽ bị vướng vào pháp luật.
  • Phải bồi thường cho doanh nghiệp các khoản tiền theo quy định như tiền lương của những ngày nghỉ không báo trước, chi phí đào tạo nhân viên…
  • Bị ảnh hưởng xấu tới danh tiếng. Điều này sẽ cản trở quá trình xin việc sau này của người lao động.

3.2 Ảnh hưởng tới doanh nghiệp

  • Hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn do thiếu nhân sự.
  • Doanh nghiệp sẽ tốn thời gian, chi phí để tìm kiếm nhân sự mới và đào tạo nhân sự mới.
  • Nhân viên trong công ty có thể bị ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến hiệu suất làm việc không tốt.

4. Những trường hợp được phép nghỉ không báo trước

Những trường hợp được phép nghỉ không báo trước
Những trường hợp được phép nghỉ không báo trước

Trong quá trình làm việc, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Vì thế, nếu bạn gặp một trong số các trường hợp dưới đây, bạn được phép nghỉ việc luôn không cần báo trước mà vẫn được coi là chấm dứt HĐLĐ hợp pháp (khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019):

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Với các trường hợp đã được nêu ở trên, nghỉ việc không báo trước vẫn được coi là chấm dứt HĐLĐ hợp pháp và không phải bồi thường khi nghỉ việc. Ngoài ra, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi bao gồm:

  • Thanh toán tiền lương cho những ngày làm việc chưa thanh toán
  • Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
  • Trợ cấp thôi việc
  • Trợ cấp thất nghiệp…

5. Lưu ý những giấy tờ người lao động được nhận lại sau khi nghỉ việc

Nếu bạn có dự định nghỉ việc tại doanh nghiệp thì bạn cũng cần lưu ý những giấy tờ bạn có thể nhận lại sau khi kết thúc hợp đồng lao động. Tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

5.1 Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động 

Sau khi nghỉ việc tại công ty, bạn cần yêu cầu công ty cung cấp các loại giấy tờ chứng minh 2 bên đã chấm dứt hợp đồng lao đồng như:

  • Hợp đồng lao động hết hiệu lực
  • Quy định kỷ luật buộc thôi việc
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên
  • Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
  • Quyết định sa thải
  • Quyết định thôi việc

Các loại giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động cần nêu rỗ các nội dung như:

  • Thông tin về người lao động
  • Thông tin về loại hợp đồng
  • Thời điểm chấm dứt hợp đồng
  • Lý do chấm dứt hợp đồng

5.2 Sổ bảo hiểm đã chốt thời gian đóng

Bên cạnh đó, sổ bảo hiểm cũng là giấy tờ bạn cần yêu cầu công ty trả lại sau khi kết thúc thời gian làm việc. Sổ bảo hiểm này cần phải được doanh nghiệp xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Bởi trong trường hợp bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp khi chưa tìm được việc hay tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị khác, bạn cần phải nộp sổ bảo hiểm xã hội để hoàn thành các thủ tục liên quan.

6. Làm gì sau khi xin nghỉ việc?

Vậy sau khi thông báo nghỉ việc thì bạn cần làm gì? Tham khảo ngay để hiểu rõ hơn nhé!

  • Bàn giao đầy đủ công việc cho người có liên quan, đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên bởi sau này bạn vẫn có thể gặp lại họ ở một môi trường khác.
  • Dành cho bản thân một khoảng thời gian để nghỉ ngơi.
  • Trau dồi, rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao giá trị bản thân, giúp mở rộng con đường sự nghiệp sau này.
  • Bắt đầu tìm kiếm các công việc phù hợp để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ứng tuyển sau này.

Trên đây là những thông tin về thời gian báo trước khi nghỉ việc mà bạn tham khảo. Hy vọng, nó sẽ giúp người lao động tránh được những rủi ro, phiền phức không đáng có trong quá trình nghỉ việc.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: