Thị trường là gì? Các hình thái phổ biến của thị trường?

Đánh giá post

Thị trường là gì? Thị trường là một thuật ngữ quen thuộc được nhiều người sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Hiểu được các hình thái phổ biến của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào các thị trường mới. Trong bài viết này JobsGO sẽ đem đến một cái nhìn tổng quát nhất về thị trường.

1. Thị trường là gì? Thị trường trong Marketing là gì?

thị trường là gì
Thị trường là gì?

Thị trường là gì? Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn và các nguồn lực khác. Trên thị trường, người mua và người bán tự thỏa thuận theo nguyên tắc trao đổi ngang giá hai bên cùng có lợi.

Thị trường có thể được phân chia theo nhiều yếu tố khác nhau nhưng phổ biến nhất là:

  • Mặt hàng giao dịch: Thị trường sức lao động, thị trường đồ gia dụng…
  • Khu vực giao dịch: Thị trường phía Bắc, thị trường miền Trung, thị trường phía Nam…

Thị trường là gì trong Marketing? Trong lĩnh vực Marketing, thị trường là nơi tập hợp của những người mua chứ không bao gồm những người bán. Nghĩa là trong Marketing thì thị trường bao gồm những người đã, đang và sẽ mua một sản phẩm nhất định. Điều này lý giải vì sao khách hàng chính là đối tượng duy nhất mà Marketing hướng tới.

Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

2. Các hình thái phổ biến của thị trường hiện nay

Với sự đa dạng của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được mang ra trao đổi mà từ đó hình thành nhiều hình thái thị trường. Tuy nhiên, tóm gọn lại các hình thái phổ biến của thị trường bao gồm:

2.1. Thị trường tự do

Đúng như tên gọi, thị trường tự do là thị trường được hoạt động một cách tự do mà không phải chịu bất cứ sự điều tiết, can thiệp nào từ phía nhà nước. Ở đây người mua và người bán có thể tự do hoạt động một cách thoải mái. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động của thị trường tự do gây ảnh hưởng xấu đến thị trường chung thì sẽ có sự vào cuộc của chính phủ để điều tiết lại hoạt động nhằm bảo đảo cho sự ổn định của thị trường chung.

2.2. Thị trường hàng hóa

Hiểu một cách đơn giản, thị trường hàng hóa là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi nhu yếu phẩm để đảm bảo cho hoạt động sống đang được diễn ra hàng ngày của con người. Các sản phẩm này rất phong phú và đa dạng như lương thực, thực phẩm, các loại nguyên liệu, nhiên liệu.

2.3. Thị trường tiền tệ

Hiện nay, thị trường tiền tệ đang được biết đến là hình thái thị trường lớn nhất thế giới, chúng hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ. Thị trường tiền tệ diễn ra các hoạt động cung và cầu vốn, nó cho phép các giao dịch được diễn ra với nhiều đối tượng khác nhau như: người tiêu dùng, nhà đầu tư, ngân hàng….

2.4. Thị trường chứng khoán

Đây được coi là thị trường hoạt động sôi nổi bậc nhất trong thời gian gần đây. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Thị trường này có ưu điểm lớn là có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch, các hoạt động mua bán ngay trên mạng Internet. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường rất khó kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.

3. Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là việc thực hiện một chuỗi các hoạt động tìm hiểu, thu thập các thông tin, dữ liệu về các sản phẩm, dịch vụ mình đã và đang kinh doanh. Mục đích của nghiên cứu thị trường để đưa ra các định hướng và đề ra chiến lược phát triển doanh nghiệp, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới có thể đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiến lược phát triển thị trường của các doanh nghiệp hàng đầu

4. Tại sao cần nghiên cứu thị trường?

thị trường trong marketing là gì
Tại sao cần nghiên cứu thị trường?

4.1. Hiểu rõ thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định được vị thế của mình trên thị trường mục tiêu với nhóm đối tượng khách hàng có tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó đưa ra các phương án, kế hoạch cụ thể để đưa sản phẩm, dịch vụ thâm nhập vào thị trường. Khi doanh nghiệp hiểu rõ thị trường thì đó cũng là thời điểm mà khách hàng tìm đến, tin tưởng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

4.2. Giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định

Sẽ vô cùng khó khăn để doanh nghiệp có thể đưa ra một quyết định chính xác rằng sản phẩm mới của mình khi mang ra thị trường có thành công hay không? Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được thị trường đang cần gì từ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng.

4.3. Đẩy mạnh các hoạt động của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên cứu hành vi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn rõ nét nhất về các sản phẩm của mình đang được cung cấp trên thị trường từ đó đưa ra các thay đổi cho sản phẩm của mình theo nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Market economy là gì? Tổng hợp các ưu nhược điểm của Market economy

5. Các phương pháp nghiên cứu thị trường

Hiểu được “thị trường là gì?” từ đó các bạn có thể thực hiện các phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp. Doanh nghiệp dựa vào quy mô và sản phẩm mình cung cấp đề lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp. Các phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản thường được các doanh nghiệp áp dụng vào quá trình nghiên cứu thị trường như:

các hình thái thị trường
Phương pháp nghiên cứu thị trường

5.1. Khảo sát, điều tra

Khảo sát, điều tra được thực hiện thông qua hệ thống các bảng hỏi với các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện khảo sát trên nhiều đối tượng trong cũng một thời điểm, có thể thực hiện khảo sát trực tiếp hoặc thông qua hình thức khảo sát online. Tuy nhiên, để khảo sát, điều tra đem lại hiệu quả cao cần thực hiện khảo sát với số lượng mẫu lớn, mẫu càng lớn độ chính xác càng cao và chi phí phục vụ cho việc nghiên cứu lớn.

5.2. Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu được thực hiện thông qua việc người phỏng vấn sẽ đặt ra một loạt các câu hỏi mở có liên hệ mật thiết với nhau. Từ các câu trả lời được khách hàng đưa ra người thực hiện phỏng vấn có thể đánh giá được mức độ tin tưởng về sự chính xác trong các câu trả lời của khách hàng. Phỏng vấn sâu được thực hiện trong thời gian từ 30 phút đến 1 giờ và thường được ghi âm lại.

5.3. Thử nghiệm

Trước khi hoàn thiện sản phẩm tung ra thị trường, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, dùng thử sản phẩm để xem xét đánh giá của khách hàng từ đó đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

5.4. Theo dõi hành vi sử dụng Internet, Big Data và các trang mạng xã hội

Hiện nay với sự phát triển mạnh của Internet, các nhóm khách hàng thường tự tìm hiểu các sản phẩm thông qua các trang mạng Internet. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu, phân tích xu hướng tìm kiếm của khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm của Google.

Ngoài ra, dựa trên số lượng lượt yêu thích, bình luận và chia sẻ các sản phẩm trên các trang mạng xã hội doanh nghiệp cũng có thể nhận diện được mức độ quan tâm của khách hàng đến các sản phẩm.

6. Các bước nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

chức năng của thị trường
Các bước nghiên cứu thị trường?

6.1. Bước 1: Xác định mục tiêu

Việc xác định vấn đề cần phân tích cũng như mục tiêu là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp hướng đến khi thực hiện nghiên cứu thị trường . Khi xác định sai mục tiêu, mọi dữ liệu thu thập được là vô giá trị.

6.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Tùy thuộc vào mục tiêu, quy mô, mức độ và nguồn lực mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương pháp nghiên cứu phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm.

6.3. Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi nghiên cứu

Từ việc xác định được mục tiêu nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xây dựng hệ thống các câu hỏi nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều tra, khảo sát.

6.4. Bước 4: Thu thập thông tin

Đây là giai đoạn đưa bản khảo sát ra thị trường để thu thập thông tin. Người thực hiện quá trình thu thập thông tin cần theo dõi hành vi của đối tượng được khảo sát để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin.

6.5. Bước 5. Xử lý dữ liệu

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần xử lý những dữ liệu đã được thu thập, thông qua các phần mềm xử lý, phân tích dữ liệu chuyên dùng để tìm ra kết quả chính xác.

6.6. Bước 6: Đánh giá thị trường và nhận định xu hướng

Đây là giai đoạn tất cả mọi người cùng ngồi lại để xem xét kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đó để tìm ra xu hướng phát triển của thị trường.

Xem thêm: Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả nhất

Như vậy, JobsGO đã giúp mọi người hiểu rõ thị trường là gì? Mong rằng với các thông tin trong bài sẽ hữu ích với những người đang quan tâm về vấn đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: