Nghề mới thời 4.0: Học gì để theo kịp xu hướng?

Đánh giá post

Thời đại 4.0 cho chúng ta cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nghề mới lạ. Đây cũng là thời đại khai thác được rất nhiều tiềm năng của con người. Cuộc sống sẽ vẫn thay đổi nhanh như thế, bạn đã chuẩn bị cho mình một tiền đề đủ tốt hay chưa? Học gì để theo kịp xu hướng những nghề mới thời 4.0 này?

Nghề mới thời 4.0: Học gì để theo kịp xu hướng?

1. Nghề mới lạ nào đang là xu hướng hiện nay?

 

Nhắc đến các công việc mới lạ, không khó để chúng ta liệt kê ra một danh sách dài. Bất cứ hình thức kiếm tiền hợp pháp nào cũng có thể là một nghề. Làn sóng đó tạo ra một thế hệ mới của lao động tự do. Thế nhưng, những nghề tự do này không chỉ cần bản năng bẩm sinh. Để thành công, người lao động cần học hỏi và nỗ lực mỗi ngày vì thế giới công nghệ liên tục thay đổi. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số nghề nghiệp mới đầy thú vị này nhé.

Streamer

Nhắc đến các streamer, có lẽ không ai là không biết. Những năm gần đây, họ đã tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho truyền thông tại Việt Nam. Sức ảnh hưởng và độ phủ sóng của học càng ngày càng rộng rãi. Thu nhập của các streamer hiện nay hầu như ở mức cao, thậm chí là “khủng”. Một trong những điều khiến không ít người hăng hái muốn trở thành một streamer.

 

Food Stylist

Food Stylist là một nghề kết hợp giữa ẩm thực và nghệ thuật bày trí. Không giới hạn trong bất cứ phạm vi ẩm thực nào, cũng không bó mình trong bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào. Food stylist là một thử thách sáng tạo không giới hạn dành cho những sai theo đuổi công việc này.

 

E-sport gamer

Không chỉ đơn giản là chơi game, các E-sport gamer tham gia các trận đấu yêu cầu nhiều kỹ thuật và chiến lược hơn bao giờ thế. Cũng giống như một tuyển thủ, công việc của họ yêu cầu rất nhiều chất xám và kinh nghiệm thực chiến với trò chơi, cũng như các kỹ thuật IT khác. Vậy nên, nhìn nhận một cách khách quan, đây là một nghề nghiệp vô cùng đáng trân trọng chứ không “vô công rỗi nghề” như mọi người vẫn hay nói.

>> Việc làm cộng đồng game cập nhật mới

2. Những nghề này liệu có phải chỉ cần năng lực bẩm sinh là thành công?

 

Giai đoạn đầu, khi những nghề nghiệp này mới xuất hiện trên truyền thông, đại đa số mọi người đều cho rằng chỉ cần có tài thiên phú là có thể làm tốt. Đó có thể là tài ăn nói, mắt thẩm mỹ tốt, hay đơn giản là nhất thời làm gì đó thú vị khiến mọi người vui. Thế nhưng, tất cả những điều đó chỉ đúng nhất thời. Để biến những sự nổi tiếng vô tình đó thành một nghề nghiệp nghiêm túc, các cá nhân trong nghề cần nỗ lực hơn nữa. Vì sẽ ngày càng có nhiều người cũng làm như họ, thậm chí hay hơn họ. Vậy nên họ cần tạo được chiều sâu chuyên môn cho mình. Điều đó cần kiến thức, kỹ năng về chính lĩnh vực của họ và nhiều lĩnh vực khác liên quan.

Những kiến thức và kỹ năng cần thiết

Với một streamer, những bình luận, video họ chia sẻ ngày càng cần có tính chuyên môn hơn. Họ cũng cần có trải nghiệm, kinh nghiệm sống để những câu nói không bị xáo rỗng. Đó là cách họ xây dựng cộng đồng fan bền vững cho mình, cũng như sức ảnh hưởng tích cực.

Với một Food Stylist, nghiệp vụ của họ là ẩm thực và nghệ thuật. Để có thể là một Food Stylist có tầm ảnh hưởng và vị trí nhất định, họ cần không ngừng nghiên cứu và sáng tạo. Vì truyền thông tạo ra môi trường giao tiếp toàn cầu. Nó là thử thách vô cùng lớn vì người nghệ sĩ cần liên tục tạo ra những cái mới

Còn đối với một E-sport gamer, công việc của họ cũng rất giống những người làm trong ngành IT ở một vài khía cạnh nhất định. Nếu IT-er tạo ra những công nghệ mới thì E-sport gamer cũng phải luôn nghiên cứu công nghệ để hoàn thành các giải đấu căng não. Các chiến thuật, các thức vận hành gamer sẽ luôn được nâng cấp qua mỗi cuộc thi. Đó là lý do vì sao họ cũng phải luôn học hỏi, chứ không thể chỉ dựa vào bản năng.

Nghề mới thời 4.0: Học gì để theo kịp xu hướng?

3. Học gì để thích ứng nhanh với thị trường lao động liên tục đổi mới?

 

Những thực tế trên đã khiến những cá nhân hoạt động trong những nghề mới lạ phải luôn học hỏi thêm nhiều kiến thức. Không chỉ là trong ngành mà còn là cả ngành liên quan, đặc biệt là truyền thông, PR, marketing.

Trước khi học đến những kiến thức hỗ trợ chuyên sâu về truyền thông, họ cần phải luôn cập nhật được công nghệ. Môi trường làm việc chính trên nền tảng công nghệ, nếu không liên tục cập nhật, họ sẽ tụt hậu. Đó là điều không hề tốt đối với thời đại lao động 4.0. Từ các kênh truyền, các ứng dụng cho đến các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp. Chỉ khi nắm vững những kỹ thuật này, họ mới có thể tiếp tục thành công.

Sau khi đã chính thức gia nhập công việc Streamer, Food Stylist hay E-sport gamer, họ cần hiểu hơn về truyền thông. Vì truyền thông là nền tảng tạo ra thành công của họ. Họ cần truyền thông để tạo hình ảnh phổ biến, tốt đẹp hơn. Như vậy thì thu nhập và những lợi ích khác mới có thể xuất hiện. Riêng các E-sport gamer thì phần lớn sẽ thuộc quản lý của một công ty giải trí nào đó. Các công ty này sẽ giúp họ những vấn đề liên quan này.

>> Việc làm truyền thông cập nhật mới 

Như vậy, dù là những ngành nghề mới lạ với tiềm năng lớn nhưng thử thách cũng không hề ít. Bạn có thể chọn những nghề nghiệp này hoặc những nghề liên quan như quản lý, sáng tạo ý tưởng, chuyên viên truyền thông. Dù vậy thì những kiến thức đã kể trên vẫn là điều cần thiết. Trong một thế giới mở và luôn biến ảo, kiến thức đa ngành là một điều kiện tạo nên thành công.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: