Giải đáp thắc mắc: “Ngành quản lý nhà nước ra làm gì?”

4.5/5 - (2 votes)

Quản lý nhà nước là một chuyên ngành tương đối mới mẻ. Chính vì vậy, rất nhiều các bạn học sinh băn khoăn, do dự trước khi đưa ra quyết định theo học. Không những vậy, học ngành Quản lý nhà nước ra làm gì cũng là lo lắng của các bạn sau khi nhập học. Nếu bạn đang ở trong tình huống tương tự, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là ngành học nghiên cứu tổng quát về các thủ tục hành chính và các vấn đề liên quan. Cùng với đó, sinh viên theo học ngành này cũng được cung cấp các kiến thức quý báu về tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Từ đó, người học không chỉ nắm vững được các vấn đề lý luận liên quan đến thủ tục hành chính, quan điểm Đảng – Nhà nước mà còn có được những quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn về nền Hành chính nước nhà.

Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước
Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước

Nước ta có tương đối nhiều trường giảng dạy ngành Quản lý nhà nước uy tín, chất lượng. Có thể điểm qua một số cái tên nổi bật như sau:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Học viện Chính sách và Phát triển.
  • Đại học Nội vụ.

👉 Xem thêm: Ngành Quản lý công nghiệp ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Quản lý nhà nước lấy bao nhiêu điểm?

Hiện nay, ngành Quản lý nhà nước có đầy đủ các khối thi cho các bạn học sinh lựa chọn theo năng lực. Mức điểm chuẩn ngành Quản lý nhà nước của các khối học cũng có sự khác biệt nhất định, bạn có thể tham khảo và có định hướng cụ thể trong học tập:

  • Ngành Quản lý nhà nước khối C00 (Văn, Sử, Địa) dao động từ 18 đến 22 điểm tùy từng trường.
  • Khối A (Toán, Lý, Hóa) dao động từ 15 đến 19,5.
  • Khối A1 (Toán, Lý, Anh) ngành Quản lý nhà nước dao động từ 15 đến 21,5 điểm.
  • Khối D1 (Toán, Văn, Anh) ngành Quản lý nhà nước dao động từ 16 đến 21,5 điểm.

Nội dung các khối kiến thức ngành Quản lý nhà nước

Từ vấn đề chung của ngành, sinh viên ngành Quản lý Nhà nước sẽ được tiếp cần dần với các khối kiến thức bao gồm:

Nội dung các khối kiến thức ngành Quản lý nhà nước
Nội dung các khối kiến thức ngành Quản lý nhà nước

Khối kiến thức cơ bản

Kiến thức này bao gồm các môn học mở đầu gần như sinh viên trường Đại học nào cũng phải làm quen như: 

  • Kiến thức cơ bản về lý luận chính trị: Lý Luận Chính trị; Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí minh;…
  • Kiến thức cơ bản về tâm lý, xã hội: Tâm lý học Đại cương, Xã hội học Đại cương;…
  • Kiến thức và kỹ năng thể chất: Giáo dục thể chất và An ninh Quốc phòng.

Khối kiến thức đại cương

Trong khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Quản lý nhà nước sẽ được làm quen với các bộ môn khoa học như Khoa học Pháp lý, Quản lý,…

Khối kiến thức chuyên ngành

Khối kiến thức chuyên ngành có lẽ là phần đặc biệt hơn cả. Ở khối kiến thức này, sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu hơn về:

  • Tổ chức Bộ máy nhà nước.
  • Tổ chức bộ máy hành chính.
  • Quản lý chính sách, tài chính công.

Khối kiến thức nghiệp vụ

Sau khi hoàn thành các khối kiến thức quan trọng kể trên, sinh viên ngành Quản lý nhà nước sẽ được trang bị thêm các kỹ năng nghiệp vụ để chuẩn bị tốt nghiệp như Tin học, Ngoại ngữ,…

👉 Xem thêm: Học quản trị nhân lực ra làm gì? Cơ hội làm việc thế nào?

Ngành Quản lý nhà nước ra làm gì?

Khi mới nghe hoặc biết đến ngành Quản lý nhà nước, chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ nghĩ rằng đây là ngành học khô khan và có ít sự lựa chọn. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Tất cả đều phụ thuộc vào sự nỗ lực và sự cố gắng của bạn. Theo đó, nếu học tập thật sự nghiêm túc và rèn luyện những kỹ năng cơ bản thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có tương đối nhiều lựa chọn như sau:

Ngành Quản lý nhà nước ra làm gì?
Ngành Quản lý nhà nước ra làm gì?
  • Nhân viên hành chính văn phòng tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước.
  • Cán bộ, viên chức tại các sở chuyên về Quản lý nhà nước như Sở Nội vụ, Bộ Nội vụ,…
  • Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu ngành học Quản lý Nhà nước tại các trường Đại học Cao đẳng lớn.
  • Quản lý, nhân viên hành chính trong các công ty, tập đoàn.

Ngành Quản lý nhà nước có dễ xin việc không?

Ngành Quản lý nhà nước có tương đối nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của các công việc trong ngành tương đối lớn. Và để có được vị trí thực sự tốt, bạn không chỉ phải trang bị các kiến thức chuyên môn mà còn cả kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Không những vậy, việc vượt qua các kỳ thi tuyển chọn như Công chức cũng không phải điều dễ dàng với nhiều ứng viên.

👉 Xem thêm: Ngành quản lý kinh tế là gì? Khám phá cơ hội việc làm hấp dẫn

Ngành quản lý nhà nước lương bao nhiêu?

Mức lương ngành Quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay mức trung bình so với thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể, mức lương nhân viên Quản lý nhà nước dao động từ 5 – 9 triệu đồng với người mới. Mức này có thể tăng cao hơn khi bạn có kinh nghiệm.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Ngành quản lý nhà nước ra làm gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi tại JobsGO.vn để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: