Meta là gì? Giải mã ý nghĩa từ meta trong các lĩnh vực

Đánh giá post

Meta là gì? Facebook meta, meta game, meta SEO là gì? Dưới đây là khái niệm, giải thích ý nghĩa của từ meta ở một vài lĩnh vực nổi bật. Đặc biệt, JobsGO cũng chỉ ra những thẻ meta quan trọng trong quá trình làm SEO để các content-er biết cách sử dụng đúng. Đọc ngay nhé!

1. Meta nghĩa là gì?

Theo Wikipedia, meta là một tiền tố có nghĩa là “siêu”, “toàn diện hơn” hoặc “vượt qua giới hạn”. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, tiền tố meta được dùng để chỉ những cái nói về phạm trù của chính nó. Ví dụ: metadata được gọi là siêu dữ liệu.

Ở phần sau, JobsGO sẽ giải mã ý nghĩa từ meta là gì trong một vài lĩnh vực. Đọc và tìm hiểu ngay bạn nhé!

2. Nghĩa của từ meta trong các lĩnh vực

meta là gì
Nghĩa của từ meta trong các lĩnh vực

2.1 Meta game là gì?

Meta game hay còn được gọi là Meta, là viết tắt của “Most Efficient Tactics Available”. Cụm từ này dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “chiến thuật hiệu quả nhất tại thời điểm hiện tại”. Như vậy có thể hiểu: Meta game là thuật ngữ chỉ lối chơi, chiến thuật được hình thành sau quá trình thử nghiệm và thấy hiệu quả từ cộng đồng các game thủ.

Meta game phổ biến trong các trò chơi có hệ thống lớn và tổ chức giải đấu chuyên nghiệp như: Liên minh huyền thoại, Clash of Clans, Vainglory, Dota 2,…

Xem thêm: Cách viết content chuẩn SEO đăng website cho người mới bắt đầu

2.2 Facebook meta là gì?

Meta là tên gọi của công ty mới do Mark Zuckerberg thành lập, thay thế cho Facebook trước đây. Sau khi thành lập, Meta trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên: Facebook, Instagram, WhatsApp, Oculus…

Đây là động thái mới thể hiện tham vọng đưa Facebook thoát ra khỏi hình bóng của một công ty mạng xã hội đơn thuần. Đồng thời, họ cũng khẳng định sẽ đầu tư xây dựng một “đa vũ trụ ảo” – metaverse rộng lớn hơn trong tương lai.

2.3 Thẻ meta SEO là gì?

Thẻ meta là gì? Có lẽ những người làm SEO không còn quá xa lạ với thuật ngữ này.

Thẻ Meta được hiểu đơn giản là phần văn bản xuất hiện trong mã nguồn dẫn đến trang để cung cấp thông tin về trang cho các công cụ tìm kiếm. Những thông tin được cung cấp thường là: tiêu đề, từ khoá chính, tóm tắt nội dung, ngôn ngữ sử dụng trên website,…

Các thẻ meta sẽ không hiển thị trên website. Do đó để kiểm tra một trang web có đang sử dụng thẻ meta hay không, bạn hãy nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên trang và chọn “View page source”. Những website dùng thẻ meta với mục đích hỗ trợ các công cụ tìm kiếm nắm được nội dung của trang, từ đó góp phần tăng thứ hạng SEO.

3. Tìm hiểu về các thẻ meta quan trọng trong SEO

Có rất nhiều loại thẻ meta với những mục đích sử dụng khác nhau, khá mất thời gian để bạn tìm hiểu chi tiết. Vậy nên, JobsGO sẽ cung cấp cho bạn những thẻ meta quan trọng đối với SEO để bạn biết cách sử dụng đúng:

3.1 Title Tag

Title tag – thẻ tiêu đề (hoặc tiêu đề trang) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình SEO Onpage. Hiểu đơn giản, title tag là tên của trang web đối với Googlebot và được đặt trong phần <head> của tài liệu html. Nó thường xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm dưới dạng tiêu đề màu xanh lam, có thể nhấp vào.

meta facebook
Ví dụ về thẻ meta là gì?

Lưu ý, title tag trên Google chỉ hiển thị 60 – 70 ký tự nên bạn phải đặt tiêu đề trang sao cho ngắn gọn, chính xác và có chứa từ khoá.

Cấu trúc: <title> Nhan đề </title>

Ví dụ: <title> Meta là gì? Giải mã ý nghĩa từ meta trong các lĩnh vực </title>

Xem thêm: Top 11 công cụ Digital Marketing phổ biến hiệu quả cho Marketer

3.2 Meta Description

meta seo
Vị trí hiển thị của Meta Description trên trang kết quả tìm kiếm

Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung chính của website, thường có độ dài 155-160 ký tự và xuất hiện ngay bên dưới title tag trên trang kết quả tìm kiếm.

Thẻ Meta Description có ảnh hưởng đến số lượt nhấp chuột và giảm tỷ lệ thoát nếu nó mang nội dung trendy, thu hút. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nội dung đã cũ hoặc không thuyết phục thì ít nhiều lưu lượng truy cập vào website cũng sẽ sụt giảm theo.

Cấu trúc: <meta name = “description” content = “ Nội dung chính của trang ”/>

3.3 Thẻ Meta Robots

Meta robots là một trong các thành tố SEO Onpage giúp kiểm soát cách Google nên lập chỉ mục và phân phát từng trang riêng lẻ đến người dùng trong kết quả của Google tìm kiếm. Meta Robots được đánh giá là một thẻ hữu ích cho những trang web chưa hoàn thiện hoặc có chứa thông tin bảo mật.

Cú pháp: <meta name=”robots” content=”noindex, no follow” />

Trong đó:

  • Index: Đánh chỉ số trang.
  • Follow: Bọ tìm kiếm đọc các liên kết văn bản trong trang, sau đó sẽ xử lý và truy vấn.

3.4 Thẻ Meta Content-Type

Thẻ Meta Content-Type được dùng để khai báo ký tự trên trang website. Thẻ này giúp các trình duyệt xác định kiểu nội dung và kiểu mã hóa ký tự của trang web, sau đó hiển thị thông tin một cách tốt nhất.

Nếu không có Meta Content-Type, các trang web của bạn có thể bị hạn chế hiển thị.

Cú pháp: <meta charset = “UTF-8” />

3.5 Thẻ liên kết rel = “canonical”

Để hiểu hơn về thẻ meta là gì, bạn cũng nên nắm một ít kiến thức liên quan đến thẻ rel=”canonical”. Thẻ này thường được gọi là “liên kết canonical”, là một đoạn mã html giúp quản trị viên website ngăn chặn các nguy cơ về nội dung trùng lặp. Trong quá trình làm SEO, bạn nên bổ sung thẻ rel=”canonical” để tăng thêm tính hiệu.

Cú pháp: <link rel = “canonical” href = “ URL bạn muốn hiển thị ”/>

Ví dụ: <link rel = “canonical” href = “https://jobsgo.vn/blog/influencer-marketing-la-gi/”/>

3.6 Schema Markup

meta game
Ví dụ về Schema Markup

Schema Markup là một kỹ thuật tổ chức dữ liệu trên trang web của bạn theo cách được các bộ máy tìm kiếm (như Google, Yahoo, Bing) hiểu và làm nổi bật nội thông tin cần thiết của nội dung website.

Schema Markup là công cụ tuyệt vời cho trải nghiệm người dùng và mang lại giá trị SEO rất lớn.

3.7 Thẻ Meta Content Language

Meta Content Language được dùng để khai báo ngôn ngữ của website bạn. Nó là cần thiết để bộ máy tìm kiếm hiểu được ngôn ngữ và định hướng người dùng truy cập vào website. Meta Content Language sẽ rất hữu ích nếu trang web của bạn sử dụng nhiều ngôn ngữ.

Cú pháp: <meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />

3.8 Thẻ Meta Keywords

Thẻ Meta Keywords mô tả từ khoá của một website, giúp Google hiểu được chủ đề chính của bài viết. Hiện nay, Meta Keywords không còn là yếu tố quan trọng để Google ghi nhận thông tin trên trang. Tuy nhiên, với các trang còn yếu về chất lượng, bạn vẫn có thể sử dụng chúng để truyền tải thông điệp và thu hút người dùng tìm kiếm website của bạn.

Cú pháp: <head><meta name=”keywords” content=”từ khóa”/></head>

Xem thêm: Nhân viên Content Seo là gì? Mô tả chi tiết công việc

3.9 Thẻ Meta Viewport

Cuối cùng là một loại thẻ meta không quá phổ biến với những ai chưa biết thẻ meta là gì. Meta Viewport hoạt động bằng cách thông báo cho trình duyệt biết kiểu hiển thị của một trang web trên thiết bị di động. Mặc dù Meta Viewport không ảnh hưởng đến thứ hạng website nhưng lại là yếu tố quyết định trải nghiệm người dùng. Bạn hãy sử dụng nó khi muốn Google đánh giá rằng nó thân thiện với thiết bị di động nhé.

Cú pháp: <meta name=”viewport” content=”…“>

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu được meta là gì và ý nghĩa của từ meta trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi qua JobsGO.vn để được giải đáp ngay nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: