Mentor Là Gì? 09 Loại Hình Mentoring Thường Gặp Nhất

4.5/5 - (2 votes)

Mentor là gì? Mentor là người dẫn đường, giúp một cá nhân nâng cao kiến thức, trải nghiệm và phát triển một cách toàn diện để đạt được thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Công việc và vai trò cụ thể của Mentor là gì? Hãy cùng JobsGO khám phá, bạn nhé!

1. Mentor Là Gì?

Mentor là người có kinh nghiệm và chuyên môn về một hoặc nhiều lĩnh vực. Họ hướng dẫn và hỗ trợ những cá nhân, tập thể có mong muốn khởi nghiệp (Start up). Đôi khi mentor sẽ trực tiếp đồng hành cùng Startup, nhưng đôi mentor lại là những chuyên gia nổi tiếng, họ không hướng dẫn trực tiếp cho Startup nhưng những tư duy, lời khuyên của họ đã giúp startup thành công bằng cách gián tiếp.

Trên thực tế, thuật ngữ mentor mang một ý nghĩa rất đặc thù. Hiện tại chưa có thuật ngữ tiếng Việt nào có thể đảm bảo chuyển đổi trọn vẹn ý nghĩa của từ ngữ này. Mentor đối với Startup trước hết là một thần tượng, họ có những tư duy rộng mở, kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn. Họ được ngưỡng mộ và startup cần lời khuyên của họ. Về sau, mentor lại giống như một cố vấn, ở bên cạnh lắng nghe những khó khăn của Startup và đưa ra lời khuyên phù hợp.

mentor là gì
Mentor là gì?

Nhiều người coi mentor như một huấn luyện viên hay nhà đầu tư. Tuy nhiên, một mentor thực sự không chỉ kết nối với startup một cách kỹ thuật như vậy. Họ gắn bó với startup về tư duy, lý tưởng và mục tiêu phát triển. Nói cách khác, mentor cũng là người thấu hiểu startup như chính những thành viên trong startup đó vậy.

Xem thêm: Mentorship Là Gì? 09 Mô Hình Mentorship Phổ Biến Nhất Hiện Nay

2. Tại Sao Bạn Nên Có Một Mentor?

Hiểu Mentor là gì rồi, vậy bạn có biết tại sao bạn nên tìm cho mình một Mentor không? Không phải tự nhiên mà Mentor được coi là người dân đường. Họ có thể giúp bạn:

  • Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình: Mentor sẽ chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên quý báu để hỗ trợ bạn phát triển một cách toàn diện.
  • Làm việc hiệu quả hơn: Mentor chia sẻ cách thức làm việc hiệu quả, thói quen làm việc thông minh giúp bạn cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
  • Học hỏi kỹ năng mới: Mentor hướng dẫn và chia sẻ kiến thức, cho phép bạn trau dồi kiến thức, phát triển các kỹ năng mới.
  • Cải thiện sự tự tin: Mentor đưa ra phản hồi tích cực giúp bạn xây dựng sự tự tin trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
  • Đưa ra các quyết định đúng đắn trên con đường sự nghiệp: Mentor chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong sự nghiệp.
  • Giải đáp những điều bạn đang thắc mắc, giúp bạn tiết kiệm thời gian: Mentor là nguồn thông tin quý giá, giúp bạn giải đáp thắc mắc và tránh được những sai lầm phổ biến. Qua đó, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
  • Mở rộng mối quan hệ: Mentor thường có mạng lưới quan hệ rộng lớn. Vì vậy, đối phương có thể giúp bạn mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi và cộng đồng kinh doanh.
  • Hỗ trợ tinh thần và động viên bạn: Mentor không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người hỗ trợ tinh thần, giúp bạn vượt qua thách thức và khó khăn trong sự nghiệp, cũng như cuộc sống.

Xem thêm: Có một “Career Mentor” giỏi và 5 lợi ích không ngờ cho sự nghiệp của bạn!

mentor là ai
Bất cứ ai cũng cần có một Mentor cho riêng mình

3. Mentor Làm Những Gì?

Mentor là gì, làm gì? Mentor đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và hướng dẫn người học (Mentee) trên cả con đường sự nghiệp, cũng như đường đời. Dưới đây là một số công việc mà Mentor thường thực hiện:

3.1. Chia Sẻ Kinh Nghiệm

Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, Mentor có thể giúp bạn (người học – Mentee) hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội có thể xuất hiện trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Bằng cách chia sẻ những học bài quý báu, Mentor không chỉ giúp bạn tránh được những sai lầm phổ biến mà còn giúp bạn phát triển chiều sâu kiến thức và có hiểu biết vững về ngành nghề.

3.2. Hướng Dẫn Và Tư Vấn

Nếu đã hiểu Mentor là gì, thì hẳn bạn sẽ biết rằng một trong những nhiệm vụ chính của Mentor là hướng dẫn, tư vấn người học trong việc xác định mục tiêu và lên kế hoạch để đạt được mục tiêu này. Mentor cung cấp thông tin, giúp bạn tìm ra con đường phát triển sự nghiệp phù hợp và đạt được thành công theo hướng mà bạn mong đợi.

3.3. Đánh Giá Và Phản Hồi

Mentor thường xuyên thực hiện đánh giá và cung cấp phản hồi mang tính xây dựng về kiến thức, kỹ năng, cách làm việc của Mentee. Qua việc nhận biết điểm mạnh và điểm cần cải thiện, Mentor giúp người học tự nhìn nhận và phát triển bản thân một cách có hệ thống.

3.4. Tập Trung Vào Việc Phát Triển Tính Cách

Mentor có thể giúp bạn nhận biết những đặc điểm tích cực và những điểm cần cải thiện trong tính cách của mình. Mentor cũng có thể cung cấp hướng dẫn và lời khuyên để bạn phát triển những đặc điểm như sự tự tin, sự kiên nhẫn, lòng nhân ái, khả năng làm việc nhóm – những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống hàng ngày.

3.5. Hỗ Trợ Tinh Thần Và Động Viên

Ngoài những khía cạnh chuyên môn, Mentor cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần và động viên Mentee. Họ là người lắng nghe khi bạn gặp khó khăn, cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và khích lệ để giúp bạn vượt qua những thử thách và đạt được bước tiến mạnh mẽ trên con đường sự nghiệp.

3.6. Hỗ Trợ Kết Nối

Mentor hỗ trợ Mentee kết nối với mạng lưới quan hệ của mình. Bằng cách này, bạn có cơ hội mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực mình đang theo đuổi, kết nối với những người có sức ảnh hưởng và nhận về cơ hội nghề nghiệp mới.

Mối quan hệ Mentor-Mentee thường mang lại lợi ích lâu dài và là một phần quan trọng của quá trình học hỏi và phát triển sự nghiệp.

4. Tố Chất Cần Có Của Một Mentor Giỏi

Kỹ năng công việc của Mentor giỏi
Tố chất cần có của một mentor giỏi

Các tố chất cần có của Mentor là gì? Một người chỉ có có thể trở thành Mentor giỏi khi sở hữu những đặc điểm tính cách sau:

4.1. Thích Giúp Đỡ Người Khác

Một trong những tố chất cần có của Mentor giỏi là sự đam mê và niềm vui khi giúp đỡ người khác. Mentor không chỉ là người chia sẻ kiến thức, mà còn là người hỗ trợ tinh thần, truyền động lực và hướng dẫn người học trên con đường sự nghiệp. Tính cách cởi mở, sẵn sàng hỗ trợ là những yếu tố quan trọng giúp Mentor tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên người học đạt được mục tiêu của mình.

4.2. Kiến Thức Và Hiểu Biết Sâu Sắc Về Ngành Nghề

Một Mentor giỏi cần phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Điều này cho phép Mentor giải đáp thắc mắc của Mentee một cách hiệu quả. Không dừng lại ở đó, kiến thức sâu rộng còn giúp Mentor hiểu rõ hơn về những cơ hội, cũng như các thách thức mà người học sẽ phải đối mặt trên con đường phát triển sự nghiệp.

4.3. Kinh Nghiệm Thực Chiến

Sau khi tìm hiểu Mentor là gì, hẳn bạn đã biết kinh nghiệm thực chiến là một yếu tố quan trọng mà Mentor giỏi nhất định phải có. Các trải nghiệm và thách thức mà Mentor đã trải qua trong sự nghiệp giúp họ nhìn nhận vấn đề mà Mentee gặp phải từ góc độ thực tế. Mentor có khả năng áp dụng kinh nghiệm giúp người học đối mặt với những tình huống khó khăn.

4.4. Kỹ Năng Xây Dựng Mối Quan Hệ Và Giao Tiếp

Khả năng lắng nghe, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người học, cũng như khả năng truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng là những yếu tố quan trọng giúp Mentor tạo ra một môi trường tương tác tích cực. Việc luôn tôn trọng ý kiến của người học cho phép Mentor tạo nên một mối quan hệ Mentor-Mentee bền chặt, hiệu quả.

4.5. Cam Kết Đi Một Chặng Đường Dài Với Mentee

Mentor không chỉ là người chỉ dẫn ngắn hạn mà còn là người đồng hành trên hành trình phát triển sự nghiệp dài hạn của Mentee. Theo đó, Mentor cần hỗ trợ liên tục, theo dõi các bước tiến và làm điểm tựa tinh thần cho người học trong nhiều năm.

4.6. Có Thể Truyền Năng Lượng Tích Cực Cho Mentee

Mentor giỏi có khả năng truyền đạt năng lượng tích cực và động viên Mentee. Bằng cách thể hiện tinh thần lạc quan, khích lệ và tin tưởng vào khả năng của người học, Mentor giúp tạo ra một môi trường đầy năng lượng. Sự động viên này không chỉ giúp Mentee vượt qua khó khăn mà còn kích thích tinh thần sáng tạo và sự tự tin.

4.7. Cởi Mở, Trung Thực

Mối quan hệ thầy trò cởi mở, trung thực sẽ mang đến lợi ích vô cùng lớn nếu như 2 bên biết chia sẻ, luôn cởi mở, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kiến thức,… Bên cạnh đó, sự chân thành cũng là sợi dây giúp gắn kết 2 bên một cách chặt chẽ.

4.8. Có Chung Mục Tiêu Với Mentee

Điều này sẽ giúp gia tăng cơ hội thành công của người được tư vấn, chỉ bảo. Theo đó, Mentee có thể rút ngắn được thời gian để tiếp cận với các phương pháp, xử lý nhuần nhuyễn các vấn đề và nâng cao hiệu suất, giảm rủi ro trong công việc.

5. Các Loại Hình Mentoring Trong Doanh Nghiệp

Bí quyết để trở thành một Mentor giỏi
Các hình thức Mentor là gì?

Mentor là gì? Có những hình thức Mentoring phổ biến nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này.

5.1. Mentoring 1:1

Mentoring 1:1 là một hình thức Mentoring phổ biến trong doanh nghiệp, trong đó một Mentor hướng dẫn một người học duy nhất. Mô hình này tập trung vào mối quan hệ cá nhân hóa giữa Mentor và Mentee, cho phép họ tập trung vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể của người học. Mentoring 1:1 giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực, đáng tin cậy để chia sẻ và học hỏi.

5.2. Mentoring Dựa Trên Nguồn Lực

Khác với mô hình truyền thống, ở đây không có sự can thiệp của người quản lý chương trình Mentoring trong việc phỏng vấn và ghép cặp. Thay vào đó, người học có quyền lựa chọn Mentor dựa trên thông tin mà Mentor tự đưa vào danh sách cố vấn.

Mô hình này tập trung vào tinh thần tự nguyện của cả Mentor và Mentee. Mentor đồng ý tham gia vào danh sách cố vấn, trong khi đó Mentee chủ động trong quá trình chọn lựa và đề xuất kế hoạch hỗ trợ.

5.3. Mentoring Theo Nhóm

Mentoring theo nhóm liên quan đến việc một Mentor hướng dẫn một nhóm người học. Mô hình này thường tạo ra một cộng đồng mang tính hỗ trợ trong đó các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ nhau và tận dụng sức mạnh của sự đa dạng. Mentoring theo nhóm thường thúc đẩy tương tác xã hội và tạo ra môi trường năng động để phát triển kỹ năng chung.

5.4. Mentoring Dựa Trên Đào Tạo

Ngay cả khi hiểu rõ Mentor là gì, thì không phải ai cũng biết đến hình thức Mentoring dựa trên đào tạo. Mô hình Mentoring này gắn liền với một chương trình đào tạo cụ thể; mang lại lợi ích trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào một kỹ năng cụ thể có thể làm giảm khả năng phát triển toàn diện của người học. Mentee có thể thiếu khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh rộng lớn, khi chỉ học theo một chương trình được “đóng gói” sẵn.

5.5. Mentoring Cho Cấp Quản Lý/Điều Hành

Mentoring cho cấp quản lý hoặc điều hành tập trung vào việc phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý của người học. Mentor, thường là người có kinh nghiệm lãnh đạo, giúp Mentee hiểu rõ về vai trò quản lý, phương pháp giải quyết vấn đề và phát triển các kỹ năng quản lý nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.

5.6. Peer Mentoring

Peer Mentoring, hay còn được biết đến là Mentoring đồng nghiệp, là một mô hình trong đó các đồng nghiệp cùng một cấp hoặc có kinh nghiệm tương đương giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Trong môi trường này, mỗi thành viên vừa có thể là Mentor và đồng thời cũng là Mentee. Loại hình Mentoring này tạo ra một môi trường học tập tương tác và hỗ trợ ngang hàng.

5.7. Mentoring Trực Tuyến

Mentoring trực tuyến thường sử dụng công nghệ để tạo ra một không gian gặp gỡ giữa Mentor và Mentee. Các cuộc họp, tương tác qua email, video, hoặc các nền tảng học trực tuyến giúp các bên có thể tham gia lớp học một cách linh hoạt, dù ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này thích hợp cho những tình huống nơi Mentor và Mentee ở cách xa nhau.

5.8. Mentoring Đảo Ngược

Có thể bạn đã từng đôi lần bắt gặp khái niệm Mentoring đảo ngược khi tìm hiểu Mentor là gì? Đây là hình thức đào tạo mà người ít kinh nghiệm sẽ là Mentor của người có nhiều kinh nghiệm. Cách tiếp cận này tạo điều kiện cho người trẻ có cơ hội chia sẻ kỹ năng và cái nhìn mới. Đồng thời những chuyên gia hàng đầu trong ngành cũng học hỏi từ trải nghiệm của những người mới vào nghề. Mô hình này khuyến khích sự đổi mới và đào tạo song phương.

5.9. Mentoring Tốc Độ

Mentoring tốc độ là một hình thức đào tạo nhanh chóng và tập trung vào việc đạt được kết quả trong khoảng thời gian ngắn. Hình thức này thường là một phần của các buổi hội thảo. Tại đây, Mentee sẽ đặt ra câu hỏi để Mentor giải đáp. Mentoring tốc độ giúp Mentee nhanh chóng học được những kỹ năng cần thiết và đạt được những mục tiêu cụ thể trong một vài giờ.

6. Câu Hỏi Thường Gặp Về Mentor

6.1. Mentoring Và Coaching Có Gì Khác Nhau?

Yếu tố so sánh Mentoring Coaching
Đối tượng Thường tập trung vào việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện và sự nghiệp của người học (Mentee). Thường tập trung vào việc hỗ trợ người học (coachee) đạt được một mục tiêu cụ thể.
Mối quan hệ Mối quan hệ thường kéo dài và phát triển theo thời gian. Mentor thường chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và giúp người học hiểu rõ hơn về ngành nghề, sự nghiệp của mình. Mối quan hệ thường tập trung vào quá trình đạt được mục tiêu ngắn hạn hoặc giải quyết vấn đề cụ thể. Thời gian học thường ngắn và có tính tập trung.
Phương pháp Thường sử dụng phương pháp hỏi và trả lời, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tinh thần. Thường sử dụng phương pháp hỏi, lắng nghe và cung cấp thông tin về các bước hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
Tính chủ động Mentor thường đóng vai trò hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm.

Người học thường tự chủ động trong việc xác định mục tiêu và lộ trình sự nghiệp.

Coach thường hỗ trợ người học tự tìm kiếm giải pháp và hành động để đạt được mục tiêu.

Người học thường đưa ra quyết định và là chủ nhân của việc đạt được mục tiêu cụ thể.

Phạm vi Phạm vi thường rộng và có thể bao gồm nhiều khía cạnh của sự nghiệp và cuộc sống. Phạm vi thường hẹp và tập trung vào một mục tiêu hoặc vấn đề cụ thể.
Mục tiêu Mục tiêu thường là sự phát triển toàn diện, hỗ trợ sự nghiệp và tăng cường kiến thức. Mục tiêu thường là đạt được một mục tiêu cụ thể, vượt qua thách thức, hoặc phát triển một kỹ năng cụ thể.
Sự hỗ trợ Mentor thường đóng vai trò người hỗ trợ tinh thần và đồng cảm. Coach thường đóng vai trò người hỗ trợ khích lệ và giúp người học vượt qua những thách thức.

Xem thêm: Coaching là gì? Cách trở thành chuyên gia coach giỏi

6.2. Mentor WiT Là Gì?

Mentor WiT là một tổ chức bao gồm các chuyên gia tư vấn và huấn luyện nội tâm. Mục tiêu của tổ chức này là giúp học viên khai phá giới hạn bản thân và chinh phục những điều chưa từng thử trước đây.

6.3. Tìm Mentor Ở Đâu?

Bạn có thể tìm Mentor ở các diễn đàn ngành nghề, sự kiện chuyên ngành, mạng xã hội chuyên ngành, hoặc thậm chí trong tổ chức làm việc của bạn. Còn một số nơi phổ biến khác bao gồm các trang web Mentorship và các chương trình Mentoring trong cộng đồng.

Mentor là gì? Mentor không chỉ là một người quan trọng đối với các cá nhân khởi nghiệp hay các startup. Mentor còn là người mà bất kỳ ai trong cuộc sống cũng cần có. Khi bạn có một mentor, bạn sẽ luôn tìm được động lực thành công dù ước mơ của bạn không phải là Startup. JobsGO sẽ góp phần hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn tìm ra được một mentor phù hợp dành riêng cho mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: