[Tổng hợp] 25 luật cần nhớ cho người đi làm năm 2024

Đánh giá post
Tổng hợp các luật cần nhớ dành cho người đi làm
Tổng hợp các luật cần nhớ dành cho người đi làm

1. Thời gian thử việc: tối đa không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác. Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc tối đa 01 lần.

2. Tiền lương trong thời gian thử việc: bằng hoặc lớn hơn 85% lương chính thức và mức lương chính thức phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng.

3. Thu nhập trong thời gian thử việc có thể bị trừ 10% thuế TNCN (trích đóng theo quy định của nhà nước). Có thể làm mẫu cam kết 02/CK-TNCN để không bị trừ thuế nếu thu nhập dưới 11 triệu/tháng.

4. Phải có hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 03 tháng.

5. Doanh nghiệp không được thu tiền người lao động khi tham gia tuyển lao động.

6. Doanh nghiệp không giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ và buộc người lao động bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản để được ký kết, thực hiện hợp đồng lao động.

7. Nội dung của HĐLĐ bắt buộc phải có: Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp…

8. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc, phải cho người lao động biết kết quả thử việc. Trường hợp đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay, nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.

9. Trong 1 năm, người lao động có 11 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép hưởng nguyên lương theo mức lương ghi trên HĐLĐ. Trưởng hợp làm không đủ 12 tháng thì ngày phép hàng năm được tính dựa theo số tháng làm việc. Có thể được công ty trả phép do chưa nghỉ hết tuỳ theo chế độ hoặc các điều kiện khác của pháp luật.

Luật về nghỉ Lễ, Tết cho người đi làm
Luật về nghỉ Lễ, Tết cho người đi làm

10. Doanh nghiệp chậm trả lương trên 15 ngày phải trả thêm tiền theo lãi suất ngân hàng. Chi phí mở thẻ ngân hàng do Doanh nghiệp trả.

11. Không bắt người lao động nộp tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.

12. Có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm nhận lại người lao động khi đã hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

13. Lao động nữ được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. Nếu nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ 60 phút mỗi ngày.

14. Cấm doanh nghiệp sa thải người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản.

15. NLĐ có quyền nghỉ việc nếu không được trả lương đầy đủ hoặc bị quấy rối tình dục: Việc nghỉ việc phải được báo trước 3 ngày làm việc. Trường hợp người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương.

16. Doanh nghiệp bắt buộc phải chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc. Trường hợp còn nợ đóng BHXH sẽ không được chốt sổ.

17. Nhận trợ cấp thất nghiệp: Sau khi nghỉ việc, người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội trả trợ cấp thất nghiệp nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

18. Người lao động được miễn toàn bộ án phí khi khởi kiện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động.

19. Thời gian thông báo chấm dứt HĐLĐ: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần lý do tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ theo thời gian như sau: Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng; Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

Quy định chấm dứt hợp động giữa người lao động với doanh nghiệp
Quy định chấm dứt hợp động giữa người lao động với doanh nghiệp

20. 7 trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước tại khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019 gồm: Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc…

21. 7 trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ gồm: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc; Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên; Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn,… khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

22. Giải quyết về quyền lợi: trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (theo BLLĐ năm 2012 là 07 ngày), hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ một số trường hợp được luật quy định nhưng không được quá 30 ngày.

23. 15 khoản Thu nhập không phải đóng BHXH: Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của NLĐ trong năm 2021

24. 11 khoản Phụ cấp và trợ cấp không bị tính thuế TNCN căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng sau đây không phải tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

25. Các hình thức xử lý kỉ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất cần có các quy định trong văn bản của công ty đã được ban hành và được cơ quản quản lý nhà nước chấp thuận.

Tác giả: Bùi Đoàn Chung

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: