Kỹ sư xây dựng là gì? Tất tần tật các điều cần biết về kỹ sư xây dựng

Đánh giá post

Kỹ sư xây dựng” một nghề không còn quá xa lạ với nhiều người hiện nay. Vậy bạn có biết công việc hàng ngày của họ làm gì, triển vọng nghề nghiệp trong tương lai ra sao?. Nếu như bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Kỹ sư xây dựng là gì?

Thuật ngữ kỹ sư xây dựng tiếng Anh là: Construction Engineer – được sử dụng khá nhiều khi nói về chức vụ/ phòng ban trong công ty xây dựng. “Kỹ” là kỹ thuật, “sư” là bậc thầy, có thể được hiểu đây là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.

Người được công nhận là kỹ sư trong lĩnh vực này buộc phải tốt nghiệp cử nhân đại học ngành xây dựng, được cấp bằng kỹ sư đồng thời có tay nghề và khả năng thiết kế, tính toán, thi công và quản lý công trình. Kỹ sư xây dựng thi khối nào? Các tổ hợp xét tuyển phổ biến nhất của nhóm ngành này là A, A1, C1, D1.

kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng là gì?

Cũng như nhiều ngành nghề kỹ sư khác, kỹ sư xây dựng cũng bao gồm rất nhiều chuyên ngành. Mỗi cá nhân có thể theo đuổi 1 hoặc nhiều trong số các phân ngành như: kỹ sư kinh tế xây dựng, cầu đường, công trình thuỷ lợi, công trình biển, cơ khí,… Môi trường làm việc phổ biến của họ là trong văn phòng hoặc công xưởng, tuy nhiên cũng có những vị trí đòi hỏi phải thường xuyên khảo sát công trình xây dựng như: chỉ huy trưởng công trình, kỹ sư địa chất, kỹ sư thi công, giám sát,…

Xem thêm: Học xây dựng ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho SV xây dựng

2. Kỹ sư xây dựng làm những công việc gì?

Kỹ sư xây dựng đóng vai trò là người thực hiện hóa các bản vẽ công trình, lên kế hoạch, khảo sát công trình. Trước khi tham gia vào vị trí này, bạn nên tìm hiểu rõ về khối lượng công việc, cụ thể như sau:

  • Chỉ đạo, giám sát các dự án, công trình thi công đúng tiến độ, an toàn.
  • Tiến hành khảo sát khu vực thi công, phân tích bản vẽ, bản đồ trước khi thi công bất kỳ dự án nào.
  • Nghiên cứu tính khả thi của một bản thiết kế cùng các nghiệp vụ liên quan để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật.
  • Đánh giá mọi rủi ro tiềm ẩn khi thi công từ nguyên vật liệu cho đến chi phí dự án.
  • Đưa ra lời khuyên, tư vấn để giải quyết các vấn đề, sai sót phát sinh trong quá trình thi công dự án.
  • Luôn theo sát nhân viên thi công, đảm bảo làm đúng yêu cầu, kỹ thuật và tiến độ dự án.
  • Làm báo cáo về tiến độ dự án cho ban quản lý dự án để họ nắm bắt được tình hình thực tế.
  • Quản lý ngân sách và công tác mua sắm trang thiết bị liên quan.
  • Tiến hành làm việc, phối hợp cùng các bên khác để cập nhật tiến độ, đưa ra điều chỉnh phù hợp nhất.
  • Tính toán, kiểm soát khối lượng thi công của các hạng mục đang đảm nhận.
  • Phối hợp với chủ đầu tư trong việc nghiệm thu công trình.
  • Đảm bảo thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn trong ngành có liên quan đến giấy phép, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thi công,…
  • Quản lý công tác sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, thay mới cơ sở hạ tầng khi có yêu cầu.

Có thể thấy khối lượng công việc của kỹ sư xây dựng tương đối nhiều. Vì vậy mà bạn cần đảm bảo kiến thức chuyên môn thật vững để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

nghề kỹ sư xây dựng
Kỹ sư xây dựng làm những công việc gì?

3. Phân loại kỹ sư xây dựng

Căn cứ vào từng chuyên ngành đào tạo trong trường đại học mà có thể phân thành nhiều kỹ sư xây dựng, cụ thể như sau:

  • Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Kỹ sư xây dựng công trình quân sự
  • Kỹ sư xây dựng cầu đường
  • Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi
  • Kỹ sư xây dựng công trình biển
  • Kỹ sư xây dựng đô thị
  • Kỹ sư tin học xây dựng
  • Kỹ sư vật liệu xây dựng
  • kỹ sư xây dựng sân bay
  • Kỹ sư cơ khí xây dựng
  • Kỹ sư thiết kế xây dựng

Xem thêm: Kỹ sư kết cấu là gì? Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu như thế nào?

4. Học gì để trở thành kỹ sư xây dựng?

Để theo đuổi nghề kỹ sư xây dựng, điều đầu tiên bạn phải tốt nghiệp ngành xây dựng tại các trường đào tạo chuyên ngành này. Thông thường thời gian học sẽ từ 4-5 năm. Không chỉ vậy, bạn còn phải có một số chứng chỉ liên quan khác như: Chứng chỉ an toàn lao động, chứng chỉ giám sát,…

Ngoài ra, để trở thành kỹ sư xây dựng bạn còn cần đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Có thể đọc bản vẽ và bóc tách bản vẽ thành thạo.
  • Có khả năng sử dụng thành thạo một số phần mềm liên quan đến thiết kế, xây dựng: AutoCAD, Civil 3D,…
  • Có thể quản lý, giám sát dự án hiệu quả nhất.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • Làm việc nhóm, làm việc độc lập hiệu quả.
  • Có thể xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình đảm nhận.
  • Có khả năng quản lý thời gian tốt.
kỹ sư xây dựng làm gì
Học gì để trở thành kỹ sư xây dựng?

5. Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?

Có phải bạn đang thắc mắc “cứ là kỹ sư xây dựng sẽ phải làm việc ngoài trời?”. Thực tế thì không hoàn toàn như vậy, môi trường làm việc còn phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn đang đảm nhận. Để nắm rõ địa điểm làm việc trong tương lai của mình, bạn hãy theo dõi nội dung này nhé.

Nhóm kỹ sư ngoài công trường:

  • Tính chất công việc của nhóm kỹ sư này gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết nắng mưa và biến cố của công trường.
  • Công việc của nhóm này ít ổn định và thường xuyên phải di chuyển.
  • Các vị trí gồm: Kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trình.

Nhóm kỹ sư trong công xưởng:

  • Tính chất công việc của nhóm này ít vất vả hơn so với nhóm ngoài công trình.
  • Các vị trí gồm: Kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm.

Nhóm kỹ sư làm việc trong văn phòng:

  • Có thể thấy môi trường làm việc của nhóm này tốt hơn, mát mẻ hơn và không cần di chuyển nhiều địa điểm công trình.
  • Các vị trí gồm: Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu, chuyên viên thẩm định chất lượng công trình, chuyên viên kiểm toán xây dựng, chuyên viên dự toán.
kỹ sư xây dựng là gì
Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?

6. Triển vọng nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng là ngành được đánh giá là có triển vọng cao trong tương lai cả về cơ hội việc làm, mức lương. Để nắm rõ hơn, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại nội dung này.

6.1 Cơ hội nghề nghiệp

Trong công cuộc phát triển đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng. Cũng vì vậy mà ngành xây dựng luôn giữ vị trí chủ đạo, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Nhìn vào tình hình chung hiện nay, việc làm của ngành này đang có xu hướng tăng lên trong những năm tới. Đặc biệt đây còn là ngành đem lại mức lương tốt cho các bạn sinh viên vừa ra trường.

Khi tốt nghiệp ngành xây dựng nói chung, bạn có cơ hội trở thành kỹ sư ở nhiều mảng khác nhau như: Thiết kế, giám sát thi công, kiểm tra vật tư, hồ sơ thầu, làm giá,… Nếu bạn có kỹ năng quản lý tốt thì có thể đảm nhận vai trò quản lý dự án, quản lý kinh phí,…

6.2 Mức lương

Bạn có biết mức lương của một kỹ sư xây dựng là bao nhiêu? Liệu nó có thật sự cao như lời đồn hay không?

Hiện nay, trung bình mức lương khởi điểm của kỹ sư xây dựng dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Thế nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì đây là ngành được đánh giá tăng lương khá nhanh theo số năm kinh nghiệm và dự án hoàn thành. Ví dụ như:

  • Khi có kinh nghiệm từ 1-2 năm, mức lương dao động từ 9-14 triệu đồng/tháng.
  • Khi có kinh nghiệm từ 4-5 năm, mức lương dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng.
  • Riêng với kỹ sư lành nghề, có thể một mình đảm nhận công trình lớn thì bạn sẽ nhận mức lương lên đến 50 triệu đồng/tháng.

Về cơ bản, lương kỹ sư xây dựng cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, năng lực của bạn. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm môi trường tốt để phát huy khả năng nhé.

6.3 Định hướng phát triển

ky su xay dung
Triển vọng nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

Đương nhiên, sau một khoảng thời gian làm việc ai cũng cần và muốn thăng tiến lên vị trí tốt hơn. Thông thường, ở vai trò quản lý bạn sẽ có mức lương cao hơn và cơ hội thăng tiến cũng tốt hơn khi thể hiện được khả năng, sự nỗ lực của bản thân.

Để được đề bạt, thăng chức lên vị trí cao, bạn cần ít nhất từ 4 năm kinh nghiệm trở lên. Bạn cũng cần có kỹ năng lãnh đạo, xử lý vấn đề tốt, giao tiếp tốt. Thế nhưng, quan trọng hơn cả bạn còn phải liên tục học hỏi, tự bổ sung các chứng chỉ cần thiết.

Nếu như muốn có mức lương cao, ổn định bạn cần cố gắng làm việc và tích lũy thêm kinh nghiệm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm thêm các công việc ngoài lề khác nếu có đủ thời gian rảnh. Một số gợi ý dành cho bạn như: Nhận thiết kế công trình, dự án ngoài, xây dựng dự án lập trình,…

Xem thêm: Công nhân xây dựng là gì? Những thông tin bạn không nên bỏ qua!

Qua bài viết, hẳn là bạn đã có những thông tin cơ bản nhất về nghề kỹ sư xây dựng là gì, đồng thời tìm được đáp án cho chính mình. Chúc bạn có được đường nghề thuận lợi và cũng đừng quên truy cập website: jobgo.vn để cập nhật hàng ngày những thông tin tuyển dụng hấp dẫn nhất!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: