Kỹ sư kết cấu là gì? Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu như thế nào?

Đánh giá post

Kỹ sư kết cấu là một vị trí việc làm trong ngành xây dựng nhận được nhiều quan tâm của bạn trẻ. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về công việc này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Một số thông tin về kỹ sư kết cấu

Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu đã không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt trong ngành xây dựng. Họ là người thực hiện nhiệm vụ thiết kế trong các công trình xây dựng, có thể là: Thiết kế máy móc, thiết kế phần mềm,… từ các yêu cầu cụ thể.

Kỹ sư kết cấu thi khối nào?

Một số thông tin về kỹ sư kết cấu
Một số thông tin về kỹ sư kết cấu

Để có thể trở thành một kỹ sư làm ở mảng này, trước tiên bạn cần phải theo học ngành xây dựng dân dụng, kỹ thuật xây dựng.

Các tổ hợp môn bao gồm như sau:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh

Bên cạnh đó còn một số khối thi khác mà các bạn có thể lựa chọn như:

  • A02: Toán, Lý, Sinh
  • A04: Toán, Lý, Địa
  • A05: Toán, Hóa, Sử
  • C01: Văn, Toán. Lý
  • D07: Toán, Hóa, Anh

Tùy thuộc vào khả năng của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các khối thi sao cho phù hợp nhất.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư công trình

Một số trường đào tạo kỹ sư kết cấu

Hiện nay trên phạm vi cả nước có rất nhiều trường đào tạo vị trí kỹ sư này, trong đó điển hình một số trường như:

  • Trường đại học Xây Dựng
  • Trường đại học Thủy Lợi
  • Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng
  • Trường đại học Quy Nhơn
  • Trường đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường đại học giao thông vận tải TPHCM

Các bạn sẽ được đào tạo, trang bị khối lượng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến công việc. Đây là khối lượng kiến thức vô cùng cần thiết sau khi đi làm, chính vì thế mà bạn không nên bỏ qua.

Để trở thành kỹ sư kết cấu giỏi, bạn cần kỹ năng gì?

Để trở thành kỹ sư kết cấu giỏi, bạn cần kỹ năng gì?
Để trở thành kỹ sư kết cấu giỏi, bạn cần kỹ năng gì?

Vị trí này phải đảm nhận rất nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau. Tính chất công việc phức tạp, yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối. Vậy bạn cần phải làm gì để trở thành một kỹ sư giỏi?

  • Thứ nhất, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề: Trong mọi công việc đôi khi sẽ có những phát sinh ngoài ý muốn. Chính vì thế mà người kỹ sư phải nảy số nhanh, xử lý mọi vấn đề chính xác và ổn thỏa.
  • Thứ hai, có kiến thức vật lý chuyên sâu: Công việc chính của họ là thiết kế, phác thảo các công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Kiến thức vật lý vô cùng quan trọng, cần thiết cho công việc của họ. Nó giúp họ đưa ra được những phác thảo chính xác, an toàn nhất trong quá trình thi công.
  • Thứ ba, kỹ năng tin học tốt, sử dụng phần mềm thiết kế thành thạo: Thời đại 4.0 mọi công việc hầu hết đều thực hiện trên máy tính, online. Chính vì thế mà mỗi người làm công việc này phải tự nắm bắt kịp thời công nghệ.
  • Thứ tư, các bạn cần phải tỉ mỉ, cẩn thận trong mọi công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Ngoài những kỹ năng trên, các kỹ sư còn phải liên tục trau dồi thêm các kỹ năng như: Tiếng Anh, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý, lập kế hoạch,… để hoàn thành các nhiệm vụ được giao tốt hơn. Từ đó mức lương và cơ hội thăng tiến của bạn cũng cao hơn nhiều.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư kết cấu

Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu

Ngành xây dựng đang rất được quan tâm và phát triển rất nhiều tại nước ta. Rất nhiều cơ sở hạ tầng có điều kiện nâng cấp, đổi mới, công ty xây dựng từ đó “mọc” lên như nấm. Chính điều này giúp các bạn ứng viên có thêm nhiều cơ hội tìm việc làm, trong đó có kỹ sư kết cấu.

Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu
Cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu

Khi có năng lực, kỹ năng các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho bản thân những vị trí như: Kỹ sư công trình, giám sát, quản lý,… Tuy nhiên, cần phải cân nhắc về nhu cầu, yêu cầu của nhà tuyển dụng để đưa ra lựa chọn hợp lý.

Nhìn chung, khi ngành xây dựng đang dần phát triển như một ngành mũi nhọn của cả nước đã mở ra nhiều cơ hội phù hợp cho các bạn sinh viên mới ra trường.

Có thể thấy đây là một công việc ổn định với mức thu nhập tương đối cao. Thế nhưng khi tham gia vào công việc này bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, bạn phải có lòng yêu nghề, có khả năng chịu áp lực lớn. Chúc bạn thành công!

👉 Xem thêm: Học xây dựng ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp cho SV xây dựng

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: