Khởi nghiệp cùng ông chủ Park Sae Ro Yi của bộ phim “Itaewon Class”

4.5/5 - (5 votes)

Câu chuyện khởi nghiệp của Park Sae Ro Yi của Itaewon Class mang lại một chuỗi những cảm xúc không tưởng đến cho người xem. Một ý tưởng dường như điên rồ, một sự kiên định tưởng như cố chấp. Nhưng đằng sau mỗi sự điên rồ và cố chấp lại là những bài học khởi nghiệp vô cùng đắt giá.

1.Mục tiêu khởi nghiệp rõ ràng

Khởi nghiệp cùng ông chủ Park Sae Ro Yi của bộ phim “Itaewon Class”

Con đường khởi nghiệp của nhân vật Park Sae Ro Yi chính là minh chứng cho sức mạnh của mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong cuộc sống và cả trong kinh doanh. Mỗi một mục tiêu của nhân vật này đều rất rõ ràng và cụ thể. Người ngoài nhìn vào có thể nghĩ đó là những mục tiêu khó có thể thực hiện, nhưng thực tế đây lại là những mục tiêu chuẩn mực mà nhiều người cần học hỏi. Nếu mục tiêu dài hạn của anh chàng là “sau 10 năm sẽ có tiền mở nhà hàng ở Itaewon” thì những mục tiêu ngắn hạn lần lượt là “sau 2 năm sẽ có chứng chỉ trở thành thủy thủ tàu viễn phương”, “sau 7 năm làm việc trên tàu sẽ tiết kiệm đủ tiền mở nhà hàng” và cuối cùng là “dành 1 năm chuẩn bị mở nhà hàng”. Điểm chung của tất cả mục tiêu này chính là sự rõ ràng thể hiện qua con số cụ thể.

Sai lầm phổ biến nhất của chúng ta khi thiết lập các mục tiêu chính là không có thời gian hạn định. Trong cuộc sống, những mục tiêu như vậy xuất hiện rất nhiều, chúng giống một mong ước, một ước mơ hơn là một mục tiêu. Đối với người bắt đầu khởi nghiệp, những  mục tiêu “tốt” rất quan trọng. Bạn cần tránh việc duy trì những mục tiêu mơ hồ vì điều này khiến các kế hoạch của bạn không thực tế, không có thời gian hạn định, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Thời gian rõ ràng sẽ là động lực và cũng là thử thách giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất cho những nỗ lực của mình. Những mục tiêu chính là nền tảng, và khi khởi nghiệp, bạn cần nền tảng để luôn vững vàng không sự nghiệp tương lai.

2.Kiên định với mục tiêu của mình

 

Thiết lập được những mục tiêu rõ ràng chính là bước đầu của thành công, nhưng có thể kiên trì hoàn thành những mục tiêu đó hay không, mới là yếu tố tạo nên con đường dẫn đến thành công. Quá trình khởi nghiệp luôn có rất nhiều khó khăn xuất phát từ bối cảnh, hoàn cảnh của cá nhân và nhiều lý do khách quan khác. Nhân vật Park Sae Ro Yi cũng giống như tất cả những người trẻ dũng cảm đang khởi nghiệp hiện nay.

Xuất phát từ một người mang tiền án, công việc giúp chàng trai Sae Ro Yi này kiếm tiền mở nhà hàng không có nhiều. Anh chàng chỉ có thể hướng đến lựa chọn duy nhất là trở thành thủy thủ tàu viễn phương. Thậm chí từ trước khi ra tù, Sae Ro Yi cũng đã bỏ qua tất cả các ánh mắt nghi ngờ, tập trung học tập, thi lấy chứng chỉ và đi theo đúng con đường đã được vẽ ra. Sau 10 năm, tất cả những mục tiêu đó đã lần lượt được thực hiện cho đến khi nhà hàng của anh chàng khai trương. Có thể thấy rằng, hơn cả việc xác định được mục tiêu đúng cho bản thân, sự kiên định của nhân vật Sae Ro Yi mới chính là điểm sáng của bộ phim này. Sự kiên định này khiến mọi con số về thời gian đều trở nên vô nghĩa. Tất cả những gì còn đọng lại chính là nhà hàng DamBam trên phố Itaewon với phí mặt bằng gần 200 triệu Won/tháng (hơn 4 tỷ đồng).

Startup hiện nay như một con đường mới dành cho những người trẻ có nhiều ý tưởng, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý tưởng Startup không thể thành công vì không thể kiên trì theo mục tiêu ban đầu. Sự kiên trì chính là tính thử thách của khởi nghiệp, khi bạn vượt qua được thử thách, bạn chắc chắn có thể thành công.

3.Tầm nhìn tương xứng với  thành công

Khởi nghiệp cùng ông chủ Park Sae Ro Yi của bộ phim “Itaewon Class”

Có một câu nói rất hay:”Kích cỡ của ước mơ quyết định bát cơm của người đó”, có lẽ chính vì ý nghĩa này mà một thiên tài IQ 162 cũng phải khâm phục mà đầu quân hỗ trợ cho anh chàng Park Sae Ro Yi. Ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, anh chàng đã hướng đến mong muốn biến nhà hàng DanBam trở thành một chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu. Hay nói cách khác là lập nên một thương hiệu ẩm thực DanBam. Tầm nhìn của Sae Ro Yi không ít lần khiến mọi người xung quanh bật cười và nghĩ rằng đó là điều không thể xảy ra. thế nhưng cũng chính tầm nhìn đó đã tạo nên khao khát thành công và là động lực phấn đấu mỗi ngày của nhân vật này,

Tầm nhìn thực ra là một khái niệm rất trừu tượng và khiến nhiều người cảm thấy áp lực, không dám đối mặt. Nhiều người vẫn cho rằng tầm nhìn là một khả năng thiên bẩm, rằng người có “tầm” thì mới có tầm nhìn. Thế nhưng, hiểu một cách đơn giản hơn, tầm nhìn vốn dĩ là một ước mơ thực tế. Một khi đã mơ, phải mơ cho thật đẹp. Một giấc mơ đẹp có thể hão huyền, nhưng nếu bạn nghiêm túc nghĩ về những khả năng có thể thực hiện giấc mơ đó, thì chúng sẽ không còn là mơ mà là thực tế. Tầm nhìn chính là như vậy, là khi bạn nghiêm túc nghĩ về cách để biến ước mơ thành sự thật, là khi bạn khao khát hướng đến giấc mơ đó với tất cả nỗ lực của mình. Việc theo đuổi tầm nhìn đôi khi có thể là cố chấp, nhưng khi bạn nhìn thấy được hy vọng thành công phía trước, đó là khi bạn đã có tầm nhìn của riêng mình. Nếu một “tầm nhìn” quá đơn giản, bạn sẽ không thể đạt được kết quả tốt nhất. Tầm nhìn thử thách sự kiên định của bạn, cũng thử thách  nhiệt huyết và khao khát thành công của bạn. hãy nhớ rằng: “Nếu muốn bạn sẽ tìm cách, nếu không muốn bạn sẽ tìm lý do.”

4.Đầu tư cho bản thân bằng mọi cách

 

“Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ vốn” đó là lý do vì sao phải đầu tư cho bản thân trước khi muốn khởi nghiệp để đầu tư vào những điều khác. Park Sae Ro Yi của “Itaewon class” cũng chính là ví dụ chỉ cho chúng ta thấy giá trị của việc đầu tư cho bản thân. Nhân vật này chỉ ra cho chúng ta hai mặt của vấn đề: Nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần khởi động bằng việc đầu tư cho bản thân. Mặt khác, đầu tư cho bản thân là đầu tư cả tư duy và kiến thức, thiếu một trong hai, bạn sẽ thất bại.

Trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Park Sae Ro Yi đã rất chăm chỉ đầu tư tư duy cho bản thân mình. Sự đầu tư đó thể hiện ở việc không ngừng đọc sách và học hỏi. Sự học hỏi đó khiến con đường anh chàng này lựa chọn không giống mọi người. Không cam chịu, không từ bỏ và luôn nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để thành công chính là những tư duy khởi nghiệp mà anh chàng này học hỏi được. Trong việc kinh doanh, những điều học từ sách cũng được anh chàng suy nghĩ áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, khác với sự nỗ lực khi đọc sách học hỏi tư duy, kinh nghiệm, việc đầu tư kiến thức kinh doanh nhà hàng lại là điểm yếu mà anh chàng này đã bỏ lỡ. Chính điểm yếu này đã khiến nhà hàng DamBam gặp khó khăn. 

Ví dụ từ nhân vật Park Sae Ro Yi đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: chỉ khi đầu tư tốt cho bản thân, bạn mới có thể đủ nền tảng để khởi nghiệp. Người khởi nghiệp là bạn, trung tâm của Startup chính là bạn. Nếu bạn là người không có kiến thức và tư duy, chính bạn cũng sẽ là người khiến Startup thiếu kiến thức và tư duy, từ đó không thể tìm ra con đường phát triển.

Khởi nghiệp cùng ông chủ Park Sae Ro Yi của bộ phim “Itaewon Class”

5.Là một Leader thực thụ

 

Leader hay boss là câu chuyện đã được nói đi nói lại quá nhiều khi nhắc đến Startup. Ai khi khởi nghiệp cũng muốn trở thành leader trong mắt đồng đội của mình thay vì “sếp”. Thế nhưng, một leader như thế nào mới là một leader thực thụ?

Park Sae Ro Yi là một “ông chủ” trên danh nghĩa và là một “leader thực thụ” trong mắt nhân viên của mình. Khả năng lãnh đạo của anh chàng này thể hiện trong cách thấu hiểu, thuyết phục và ứng xử thống nhất trong mọi hoàn cảnh. Thấu hiểu nhân viên là điểm mạnh của anh chàng này. Từ một nhân viên bốc đồng, đến một quản lý kiêu ngạo hay một đầu bếp tự ti, tất cả họ đều cảm nhận được sự thấu hiểu của leader. Sự thấu hiểu này xuất phát từ sự tin tưởng và những cơ hội Sae Ro Yi trao cho đồng nghiệp của mình. Anh cho họ cơ hội nhận ra lỗi sai của bạn thân, cho họ cơ hội được cải thiện và cho họ thấy được sự nỗ lực của chính người leader. Tất cả những điều đó được trao cho tất cả nhân viên, ai cũng cần, ai cũng được cảm nhận. Đó chính là cách Sae Ro Yi trở thành người anh cả của nhà hàng DanBam.

Một leader trong thực tế luôn phải đối diện với rất nhiều những áp lực khác nhau. Từ những áp lực công việc đến áp lực tình thần trong công ty. Những áp lực đó khiến nhiều người dần dần không thể nỗ lực trở thành một leader được nữa. Nhưng leader đôi khi không cần một sự hoàn hảo. Leader là người chia sẻ và dẫn dắt. Bạn có thể không cần làm vừa lòng tất cả nhân viên. Điều bạn cần làm là cho nhân viên thấy được rằng bạn tin tưởng họ, họ cũng có thể tin tưởng bạn. Đôi khi “thực thụ” chỉ đơn giản như vậy thôi.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: