Giám sát công trình là gì? Công việc của giám sát công trình xây dựng

Đánh giá post

Giám sát công trình là một vị trí quan trong trong xây dựng, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này và mọi khía cạnh liên quan tới công việc này nhé!

TÌM VIỆC LÀM Giám sát công trình

1. Giám sát công trình là gì?

giám sát công trình
Giám sát công trình là gì?

Giám sát công trình còn được gọi là Giám sát thi công – một vị trí việc làm quan trọng trong xây dựng. Vị trí này phụ trách việc kiểm tra chất lượng, khối lượng của công trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng những quy định trong xây dựng. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới vấn đề an toàn công nhân viên.

2. Quy trình giám sát thi công công trình

Có thể thấy, Giám sát thi công xây dựng là cả một quá trình nghiêm ngặt và khắt khe chứ không chỉ qua một vài công việc đơn giản. Trong những nội dung dưới đây, chúng mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình Giám sát thi công xây dựng công trình với 8 bước chi tiết, đó là:

2.1 Bước 1: Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình

Trước khi bắt đầu thi công công trình, kiểm tra điều kiện khởi công là một trong những bước quan trọng và cần thiết. Tại đây, người Giám sát cần rà soát các yếu tố như:

  • Mặt bằng xây dựng có đảm bảo yêu cầu hay không?
  • Giấy phép giấy dựng có hợp pháp hay không?
  • Bản vẽ thiết kế đã được chủ đầu tư xác nhận hay chưa?
  • Vốn có đảm bảo được tiến độ xây dựng hay không?
  • Vấn đề an toàn trong quá trình xây dựng có được đảm bảo?
  • Chất lượng vật liệu xây dựng có đạt yêu cầu không?

Từ việc kiểm tra điều kiện khởi công, Giám sát xây dựng có thể đưa ra những đề xuất kịp thời, đảm bảo cho công trình thi công được tiến hành đúng tiến độ.

Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư công trình

giám sát thi công
Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình

2.2 Bước 2: Xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch giám sát

Sau đó, Giám sát viên cần lập một kế hoạch theo dõi chi tiết sau khi xem xét các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật… Như vậy, giúp những người có nhiệm vụ có thể nắm rõ công việc của mình để hoàn thành, không làm ảnh hưởng tới tổng thể.

2.3 Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Bước thứ 3 trong quy trình là Giám sát viên sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá, rà soát toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công. Đồng thời trong từng hạng mục công trình cũng cần phải xác định kỹ thuật thực hiện. Điều đó không chỉ góp phần thúc đẩy tiến độ công việc mà còn đảm bảo chất lượng thi công ổn định.

2.4 Bước 4: Giám sát từng hạng mục của công trình xây dựng

Trong quá trình thi công công trình xây dựng, Giám sát viên cần phải theo dõi sát sao từng hạng mục cụ thể, có sự đối chiếu tình hình triển khai thực tế với những yêu cầu đặt ra trước đó để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý.

2.5 Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công các hạng mục

Đối với công trình xây dựng, tiến độ thi công là điều luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Vậy nên, Giám sát viên cũng cần khuyến khích, đốc thúc nhân công làm việc để đạt được mục tiêu thời gian đặt ra trước đó. Thậm chí còn phải tìm ra các giải pháp giúp rút ngắn tiến độ thi công trong thực tế.

2.6 Bước 6: Quản lý giá thành trong công trình xây dựng

Trong thực tế, chi phí mua nguyên vật liệu không cố định mà có thể tăng/ giảm so với mức dự kiến. Vậy nên, Giám sát viên cần nắm chắc về giá thành vật liệu rồi báo cáo lại mức chênh lệch giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Điều đó giúp chủ đầu tư có thể cân đối, phân bổ lại ngân sách cho dự án đầu tư.

2.7 Bước 7: Lập báo cáo định kỳ trong quy trình

giám sát thi công xây dựng
Lập báo cáo định kỳ trong quy trình

Lập báo cáo định kỳ trong quy trình Giám sát thi công xây dựng Lập báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng… trong quá trình Giám sát thi công là bước khá cần thiết. Đó có thể coi là hình thức giúp Giám sát viên thông báo tình hình, tiến độ thi công tới chủ đầu tư. Ngoài ra, bản báo cáo còn giúp phát hiện sai sót và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới công trình tổng thể.

2.8 Bước 8: Nghiệm thu từng hạng mục và tổng thể công trình xây dựng

Bước cuối cùng trong quy trình Giám sát thi công là nghiệm thu từng hạng mục xây dựng và cả công trình tổng thể khi hoàn thành. Như vậy để chắc chắn không còn tồn tại sai sót nào trước khi hoàn công.

Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng

3. Mô tả công việc giám sát công trình

Công việc của Giám sát công trình tương đối phức tạp. Có thể kể đến những đầu việc nổi bật như:

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính
  • Theo dõi hoạt động thi công hàng ngày tại công trường.
  • Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở để đảm bảo công nhân thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
  • Phối hợp với các bên để có giải pháp khắc phục khi phát hiện sai phạm xảy ra trong quá trình thi công.
  • Phụ trách đảm bảo vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trình.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh khác.
Giám sát công việc của nhà thầu phụ
  • Kiểm tra, giám sát bản vẽ thiết kế chi tiết.
  • Đảm nhiệm việc theo dõi quá trình thi công của các đội thầu phụ và đề xuất những giải pháp xử lý kịp thời khi có sai sót xảy ra.
  • Phối hợp với các bên liên quan để đưa ra phương án thi công phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Phối hợp nghiệm thu công trình
  • Phụ trách nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành cùng các bên liên quan và xây dựng biên bản chi tiết.
  • Giải quyết khi phát hiện hạng mục không đạt chuẩn yêu cầu đã đề ra.
Công việc khác
  • Quản lý hồ sơ công trình xây dựng
  • Thực hiện thanh toán với các đối tượng liên quan như nhà đầu tư, nhà thầu chính/ phụ…
  • Thực hiện báo cáo công việc định kỳ theo yêu cầu của cấp trên
  • Phụ trách một số công việc khác theo phân công

4. Yêu cầu tuyển dụng giám sát công trình

giám sát xây dựng
Yêu cầu tuyển dụng giám sát công trình

Trong tuyển dụng vị trí giám sát này, các doanh nghiệp thường đặt ra một số chỉ tiêu như sau:

  • Về trình độ học vấn: Đã tốt nghiệp Đại học chính quy về chuyên ngành thiết kế, kiến trúc và các ngành xây dựng có liên quan.
  • Về kinh nghiệm: Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
  • Về kỹ năng:
  • Có kỹ năng bóc tách kỹ thuật 2D, 3D, Max.
  • Có kỹ năng xử lý những rủi ro phát sinh trong quá trình xây dựng..
  • Có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
  • Về bằng cấp: Với các lĩnh vực xây dựng, nội thất, hệ thống điện, nước thì ứng viên cần có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát.
  • Về kiến thức: Có nền tảng kiến thức vững chắc về hệ thống quy trình giám sát thi công theo tiêu chuẩn.

Xem thêm: Khả năng ứng phó với sự bất định – Kỹ năng quan trọng thời đại 4.0

5. Kỹ năng cần có của giám sát công trình

Đây là một vị trí đòi hỏi ở ứng viên không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả những kỹ năng mềm khác, cụ thể như:

5.1 Kỹ năng quản trị rủi ro

Có thể nói, xây dựng là một ngành dễ xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình thi công thực tế. Vậy nên, nếu muốn trở thành một Giám sát tại các công trường xây dựng, bạn cần có kỹ năng quản trị rủi ro. Nó sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng trước mọi tình huống bất ngờ xảy đến và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.

5.2 Kỹ năng đặt mục tiêu

Ngoài ra, Giám sát viên cũng cần có kỹ năng đặt mục tiêu. Mục tiêu thường là những mốc quan trọng của dự án thi công. Ví dụ, bạn sẽ đặt ra cho đội ngũ công nhân viên những thời hạn cụ thể cho một công việc hay hạng mục nào đó. Sau đó, cần giám sát sự thực hiện của họ để đảm bảo hoàn thành sớm hoặc đúng mục tiêu đề ra.

giám sát công trình xây dựng
Kỹ năng cần có của giám sát công trình

5.3 Kỹ năng lãnh đạo

Khi là một Giám sát công trình, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý một số lượng lớn công nhân viên. Bởi vậy, bạn cần rèn luyện khả năng lãnh đạo để phân công công việc hợp lý hay đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời… Từ đó, giúp mọi việc được tiến hành một cách quy củ, hợp lý hơn.

5.4 Kỹ năng giao tiếp

Đây là vị trí cần phối hợp làm việc với rất nhiều người, chẳng hạn như kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân… Vậy nên, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng để giúp họ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Từ đó, hiệu quả của các dự án thi công công trình được nâng cao hơn.

Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi

6. Mức lương của giám sát công trình

Vậy, vị trí này lương bao nhiêu? Nhìn chung, mức lương của vị trí công việc này còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của từng người. Nhưng thông thường sẽ dao động từ 5 – 20 triệu/ tháng, cụ thể:

  • 5 – 8 triệu/ tháng với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, chẳng hạn như sinh viên mới ra trường
  • 9 – 13 triệu/ tháng với những người đã có 2 – 3 năm kinh nghiệm trong nghề.
  • Mức lương có thể lên tới 20 triệu/ tháng với những người đã có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên.
giám sát thi công xây dựng công trình
Mức lương của giám sát công trình

Nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành một người Giám sát công trình thì hãy đến với trang tuyển dụng jobsgo.vn để nhận về những cơ hội việc làm hấp dẫn nhé. Chúc các bạn sẽ thành công!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: