7 cách duy trì trạng thái tích cực tích cực cho nhân viên trong đại dịch COVID-19

Đánh giá post

Đại dịch COVID-19 đang là chủ đề nóng trên các kênh thông tin đại chúng. Các mối lo lắng về ảnh hưởng kinh tế có thể khiến các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc duy trì trạng thái tinh thần tích cực trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này có thể giúp nhân viên của bạn làm việc hiệu quả hơn và chủ động để phản ứng kịp thời trước những thay đổi có thể xảy ra.

Tư duy tích cực mang lại những ích lợi gì?

Khoa học đã chứng minh suy nghĩ tích cực có thể:

Tăng khả năng phục hồi 

Khi bạn đón nhận những cảm xúc tích cực sau một khoảng thời gian căng thẳng, cơ thể của bạn sẽ được phục hồi nhanh hơn. Điều này có nghĩa là huyết áp của bạn trở lại ổn định và nhịp tim thấp hơn, giúp bạn dễ dàng bình tĩnh hơn.

Tăng cường khả năng miễn dịch 

Nghiên cứu cho thấy những người thường duy trì trạng thái tinh thần tích cực “trang bị” cho mình một hệ miễn dịch tốt hơn để kiểm soát các triệu chứng bệnh tật.

Giúp bạn suy nghĩ rõ ràng

Thái độ tích cực cải thiện khả năng giải quyết vấn đề, sử dụng tư duy sáng tạo và phán đoán khách quan. Chúng ta đều cảm nhận được rằng một trạng thái tinh thần tốt sẽ giúp bản thân luôn tỉnh táo trước những quyết định lớn.

duy trì tích cực
Tư duy tích cực đem lại nhiều lợi ích

7 cách duy trì trạng thái tinh thần tích cực của nhân viên trong những tuần tới

Mặc dù tình hình đại dịch hiện tại là một thách thức, nhưng có những điều bạn có thể làm để luôn giữ tinh thần lạc quan:

Thừa nhận cảm xúc của bạn

Hãy cho phép bản thân thừa nhận bất kỳ cảm xúc nào bạn đang cảm thấy, kể cả mọi căng thẳng hoặc lo lắng. Chỉ như vậy, bạn mới có thể kiểm soát tốt được chúng. Dù bạn phớt lờ những cảm xúc tiêu cực thì chắc chắn chúng sẽ quay lại thăm bạn sau này. Hãy thử dành một chút thời gian vào buổi sáng hoặc buổi tối để thiền, tĩnh tâm và tập trung vào bản thân. Thậm chí, bạn có thể đầu tư vào một tùy chọn đăng ký lớp học thiền cho tất cả nhân viên của mình.

Sắp xếp mức độ các vấn đề

Để duy trì trạng thái tích cực, điều quan trọng là bạn phải có quan điểm đúng đắn về các vấn đề gặp phải do COVID-19. Hãy tự hỏi bản thân xem đại dịch ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn ở mức độ nào. Bạn có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào. Hãy dành một chút thời gian để lập danh sách những gì bạn có thể kiểm soát (những bữa ăn của bạn, thời gian làm việc của bạn,…) và những gì bạn không thể (phản ứng của chính phủ, lựa chọn của nhân viên,…). Ưu tiên thực hiện các kế hoạch mà bạn đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.

Bắt đầu thực hành thể hiện lòng biết ơn hàng tuần

Nghiên cứu cho thấy một hành động đơn giản như viết ghi chú hàng tuần về những điều bạn biết ơn trong cuộc sống có thể có tác động tích cực lâu dài đến não bộ của bạn. Hãy dành một vài phút để viết những điều bạn biết ơn vào điện thoại cuối mỗi ngày. Đó có thể là bạn cảm thấy biết ơn vì nhóm của bạn có thể làm việc hiệu quả từ xa hoặc sự hỗ trợ mà chính phủ sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ nếu cần. 

Thực hành thể hiện lòng biết ơn thực sự có lợi cho sức khỏe và giảm lo lắng về những thứ mà không kiểm soát. Để giúp nhân viên của mình duy trì trạng thái tinh thần tích cực, hãy cân nhắc đề nghị mọi người thực hiện thói quen viết lại những điều biết ơn trong ngày và chia sẻ với nhau.

Lên kế hoạch cho buổi bonding online

Không có ai phải trải qua khó khăn một mình. Mọi người đều đang đối phó với đại dịch này với tư cách là một cộng đồng, quốc gia và thế giới. Hãy thu hút sức mạnh tập thể từ nhân viên của bạn và tập trung họ vào năng lượng tích cực.

Tư duy tích cực
Hình thức họp online đang trở nên phổ biến

Hãy nhớ rằng ngay cả khi bị xa cách về mặt địa lý, bạn vẫn có thể được kết nối về mặt xã hội và tình cảm. Nếu công ty của bạn đang có chính sách làm việc tại nhà thì thực hiện các cuộc họp hoặc trò chuyện video hàng tuần với các nhân viên là điều nên làm. Bắt đầu cuộc gọi của bạn bằng cách cho phép nhân viên của bạn dành 5-10 phút để chia sẻ về cuộc sống của họ, không liên quan đến công việc. Khuyến khích nhân viên đưa ra đề xuất và giúp đỡ lẫn nhau qua các công cụ giao tiếp trực tuyến.

👉 Xem thêm: Họp online hiệu quả: Người quản lý nên chuẩn bị gì?

Duy trì thói quen hàng ngày bình thường

Làm cho bạn cảm thấy cuộc sống không có nhiều thay đổi bằng cách duy trì các thói quen thông thường trước đây. Điều này có nghĩa là bạn nên thức dậy vào giờ bình thường và bắt đầu ngày làm việc đúng giờ như trước đây. Nếu bạn thường đến phòng tập vào buổi sáng, hãy thử đi dạo hoặc tập thể dục ngay trong ngôi nhà bạn. Hãy tiếp tục sống có mục đích, tận hưởng thời gian rảnh rỗi và duy trì cảm giác bình thường càng nhiều càng tốt. Những thói quen này giúp bạn lấy lại cảm giác kiểm soát và cái nhìn tích cực về cuộc sống và công việc của mình.

Cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

Duy trì một thói quen tập thể dục thường xuyên để bản thân luôn được khỏe mạnh cũng giúp ích cho trạng thái tinh thần tích cực. Với nhiều thời gian hơn ở nhà, bạn hãy chuẩn bị các bữa ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, hãy chú ý có giấc ngủ tốt và ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những ứng dụng hướng dẫn bạn cách tăng cường sức khoẻ mà không cần ra khỏi nhà.

Quan tâm đến thành tích của nhân viên

Cảm giác hoàn thành có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần tổng thể của bạn và nhắc nhở rằng bạn có thể kiểm soát những gì đang xảy ra trong cuộc sống và công việc kinh doanh của mình, cả hai điều này đều làm tăng cảm giác tích cực.

Tư duy tích cực
Duy trì trạng thái tích cực của nhân viên cho năng suất cao

Hãy tự hỏi bản thân: có nhân viên nào nổi bật hơn tất cả những người khác trong thời điểm khó khăn này không? Dành thời gian để trò chuyện với họ và hỏi họ cách họ hoàn thành những việc họ đã làm và khuyến khích họ chia sẻ những trải nghiệm sâu sắc đó với đồng nghiệp. Hạn chế áp dụng đánh giá hiệu suất cá nhân trong thời gian này và trao cơ hội làm việc nhóm cho nhân viên.

👉 Xem thêm: Để tạo động lực cho nhân viên, hãy làm tốt 3 điều này

Kết

Đại dịch có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Duy trì tinh thần tích cực và trạng thái làm việc tốt nhất cho nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp vượt những khó khăn ấy.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: