Đồng nghiệp là gì? Những điều nên & không nên làm với đồng nghiệp

Đánh giá post

Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp trong công ty sẽ mang đến cho bạn một môi trường làm việc tích cực và đạt hiệu quả công việc cao. Vậy bạn nên và không nên làm gì với đồng nghiệp của mình? Cùng tìm hiểu với chia sẻ đến từ JobsGO trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đồng nghiệp là gì?

Đồng nghiệp là những người làm việc cùng một công ty, tổ chức hoặc ngành nghề với nhau. Họ thường có các vai trò và trách nhiệm khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục tiêu chung của tổ chức đó.

Đồng nghiệp là gì?
Đồng nghiệp là gì?

2. Những điều nên làm với đồng nghiệp

Đối với đồng nghiệp của mình trong công ty bạn nên làm những điều sau:

2.1. Hiểu đồng nghiệp theo cách chân thành

Bạn sẽ có một “cuộc sống” công sở thật nhẹ nhàng khi hiểu đồng nghiệp của mình một cách chân thành. Bạn cần lắng nghe những câu chuyện của họ, đồng cảm và sẻ chia với khó khăn mà họ gặp phải.

Thân mật hơn với đồng nghiệp để biến họ thành những người bạn thực sự. Từ đó họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công việc. Bạn và họ sẽ cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

Xem thêm: [Hỏi Đáp] Nhận việc giúp đồng nghiệp, nên hay không?

2.2. Cố gắng ghi nhớ thật nhiều

Để có thể dễ dàng bắt chuyện với đồng nghiệp của mình trong những lần gặp tiếp theo, ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ bạn nên ghi nhớ một vài điều nổi bật về họ. Bạn có thể ghi nhớ bằng cách viết vào một cuốn sổ nhỏ, một chút tinh tế sẽ giúp bạn không bị “mắc cỡ” trong những lần gặp sau.

Cố gắng ghi nhớ thật nhiều
Cố gắng ghi nhớ thật nhiều

2.3. Chú ý đến thái độ của đồng nghiệp

Một trong những lối ứng xử văn minh tại môi trường công sở là cần chú ý đến thái độ của đồng nghiệp. Bạn có thể là người vui vẻ và muốn lan tỏa năng lượng tích cực này đến đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến thái độ của đồng nghiệp có đồng tình hay là khó chịu. Khi đó bạn có thể thay đổi cách hành xử để mọi người đều cảm thấy được thoải mái nhất.

Đặc biệt để đồng nghiệp có thiện cảm hơn với bạn, trong lần gặp đầu tiên bạn nên chào hỏi và giới thiệu một chút về bản thân mình. Bạn nên tỏ ra là một người lịch thiệp và thân thiện sẽ dễ làm quen với đồng nghiệp mới hơn đó nhé!

2.4. Bày tỏ sự cảm kích đúng thời điểm

Khi có đồng nghiệp giúp đỡ bạn về công việc, đừng ngần ngại bày tỏ lời cảm ơn với họ. Ngoài việc nói lời cảm ơn, bạn có thể mời họ cafe, bữa cơm sẽ càng khiến tình cảm thêm thắm thiết. Đồng nghiệp nhận được sự cảm kích đúng mực họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những lần tiếp theo.

2.5. Khéo léo trong cách giao tiếp

Bạn nên khéo léo và lịch sự trong cách trò chuyện với đồng nghiệp. Đừng tỏ ra nịnh bợ ai đó một cách quá giả tạo. Thay vào đó bạn nên chọn cách nói chuyện thông minh để đồng nghiệm thấy bạn là người khiêm tốn và hòa đồng.

Xem thêm: Liệu có nên thân thiết với đồng nghiệp không?

3. Những điều không nên làm với đồng nghiệp

Bên cạnh những điều nên làm, bạn cũng phải nhớ những điều không nên làm với đồng nghiệp như sau:

3.1. Không “xâm nhập” người khác

Khi trò chuyện với đồng nghiệp, bạn hãy bắt đầu câu chuyện một cách bình thường, sau đó mở rộng ra các chủ đề về công việc. Bạn không nên “xâm nhập” vào một nhóm đang trò chuyện, điều này sẽ khiến đồng nghiệp của bạn thấy khó chịu và bực mình bởi sự chi phối của người lạ.

3.2. Nói không với “độc đoán”

Bạn không nên chỉ trò chuyện với 1 đồng nghiệp duy nhất cả buổi, thay vào đó hãy trò chuyện thêm với những người khác. Khi một nhóm tụ tập, tất cả mọi người đều tương tác với nhau sẽ tạo nên bầu không khí vui vẻ và khiến tất cả mọi người đều hào hứng. Đừng bao giờ để xảy ra trường hợp có một ai đó bị “ngó lơ” khi giao tiếp.

Nói không với “độc đoán”
Nói không với “độc đoán”

3.3. Không lợi dụng đồng nghiệp

Bạn không nên lợi dụng đồng nghiệp để đạt được lợi ích cho riêng bản thân mình. Bởi lợi ích đó chỉ có trong thời gian ngắn, còn đồng nghiệp sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình làm việc. Cách cư xử đúng mực, luôn tôn trọng đồng nghiệp sẽ giúp bạn và họ cộng tác lâu dài nhằm kết quả công việc tốt nhất.

Xem thêm: Phát hiện đồng nghiệp làm việc xấu, nên giữ kín hay phơi bày?

3.4. Không nên lập “bè phái”

Trong môi trường công sở, bạn và đồng nghiệp là các cá thể riêng lẻ nhưng lại có sự ảnh hưởng và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì mục tiêu chung của công ty. Việc lập bè phái chỉ mang lại tiếng cười vui vẻ cho bạn, chứ không hề đem lại lợi ích về mặt công việc. Vì vậy, hãy giao thiệp với tất cả đồng nghiệp như nhau để bạn có thể tiến xa hơn nhé.

3.5. Hãy “bám theo” đồng nghiệp mới

“Bám theo” ở đây không mang nghĩa tiêu cực mà nó thể hiện mặt tích cực. Đồng nghiệp mới vào công ty chắc chắn còn nhiều “bỡ ngỡ”, việc bạn theo sát, để mắt tới họ và quan tâm họ nhiều hơn sẽ giúp việc thích nghi với môi trường làm việc mới của họ nhanh hơn. Bạn sẽ giữ chân được người đồng nghiệp để làm việc lâu dài với mình.

Hãy “bám theo” đồng nghiệp mới
Hãy “bám theo” đồng nghiệp mới

3.6. Đừng hạn chế bản thân

Trong môi trường công sở, bạn đừng hạn chế bản thân vào không gian làm việc của phòng ban mình. Thay vào đó bạn nên mở rộng tiếp xúc với các đồng nghiệp ở các bộ phận khác. Điều này giúp bạn có thêm bạn mới, tạo dựng được nhiều mối quan hệ để hỗ trợ bản thân trong công việc.

Xem thêm: Đồng nghiệp không hợp tác: Đối phó làm sao để “đẹp” lòng 2 bên?

Như vậy, bài viết trên JobsGO đã chỉ cho bạn biết nên và không nên làm gì với đồng nghiệp trong công ty. Hy vọng nó hữu ích và giúp bạn biết cách cư xử trong môi trường công sở.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: