Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ!

Đánh giá post

Nhảy việc là hiện tượng chẳng hề lạ. Ngày nay thì xu hướng này thường thấy nhiều ở các bạn trẻ. Họ thường “đứng núi này trông núi nọ”, mải mê chạy đi tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng cho bản thân. Vậy điều đó nên hay không? Nó sẽ khiến họ bỏ phí những gì? Cùng bàn luận về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tình trạng đứng núi này trông núi nọ của dân công sở

Một trong những tình trạng khá phổ biến hiện nay của giới trẻ khi làm công sở đó chính là đứng núi này trông núi nọ. Đang làm việc tại một công ty thấy chế độ của doanh nghiệp khác tốt hơn liền muốn xin nghỉ việc để nhảy sang công ty khác hay bị thu hút bởi thu nhập cao.

Tình trạng đứng núi này trông núi nọ của dân công sở
Tình trạng đứng núi này trông núi nọ của dân công sở

Hầu hết rất nhiều bạn trẻ cho rằng, nhảy việc từ 3 – 5 lần nên họ thường có xu hướng đứng núi này trông núi nọ. Có những người làm được vài tháng bỏ việc. Có những bạn làm được một vài năm thì nhảy sang công ty mới. 

Con người luôn mong muốn bản thân có một công việc tốt, mức lương cao. Đặc biệt rất nhiều các bạn trẻ mới ra trường “bị ảo tưởng sức mạnh” nghỉ bản thân “siêu phàm”. Họ không bằng lòng với thu nhập hiện tại và luôn muốn tìm kiếm những môi trường tốt hơn cho bản thân. Cứ mãi đi tìm như vậy, thử hỏi các bạn sẽ tích lũy được những gì trong suốt thời gian đó?

Vậy theo bạn thì điều đó có nên hay không? Dân công sở nhảy việc thể hiện tham vọng hay là sự tham lam? Cùng bàn luận vấn đề này qua chia sẻ tiếp theo của bài viết nhé!

👉 Xem thêm: Có nên nhảy việc thường xuyên không? Lựa chọn nào là thông minh?

Đứng núi này trông núi nọ thể hiện tham vọng hay tham lam?

Vấn đề dân công sở đứng núi này trông núi nọ, muốn đánh giá đó là tham vọng hay tham lam với một người phải nhìn nhận từ nhiều khía cạnh. Cụ thể các bạn có thể dựa vào những yếu tố như:

Đứng núi này trông núi nọ thể hiện tham vọng hay tham lam?
Đứng núi này trông núi nọ thể hiện tham vọng hay tham lam?
  • Thứ nhất, năng lực của của bạn đến đâu, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm thế nào? Hiệu quả và chất lượng của sản phẩm bạn tạo ra được đánh giá ra sao?
  • Thứ hai, mức lương tại đơn vị hiện tại có xứng đáng với công sức và năng lực của bản thân bạn hay không?
  • Thứ ba, môi trường công sở nơi bạn đang làm có tốt hay không? Có vấn đề nào liên quan đến chế độ cho nhân viên không được đúng với quy định hay không?
  • Thứ tư, khi bạn chuyển việc bạn sẽ được gì và mất gì? Nếu đánh giá thấy được nhiều hơn mất thì các bạn có thể quyết định chuyển đến môi trường mới.
  • Thứ năm, lý do nhảy việc nên là đến môi trường khác giúp bạn phát triển tốt hơn. Đừng nên nghỉ việc với lý do xung đột đồng nghiệp, hay bất đồng quan điểm với quản lý. 

Khi nhảy việc sang môi trường khác cần có điểm tốt hơn so với công ty cũ. Nên là người tham vọng khi nhảy việc, đừng là người tham lam. Chọn nơi vừa sức và “xứng tầm” với bản thân chứ đừng chọn doanh nghiệp mà bạn “không với tới được”. 

👉 Xem thêm: [Câu chuyện sự nghiệp] Cái giá của thành công “đắt” đến mức nào?

Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ

Dân công sở, dù bạn đang làm việc tại bất kỳ vị trí nào. Khi đã tìm được một “bến đỗ” phù hợp cho bản thân thì nên dừng việc “đứng núi này trông núi nọ”. Nếu cứ mãi quẩn quanh tìm kiếm môi trường tốt, các bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt tại đơn vị mà bạn đang công tác.

Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ
Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ

Hãy cống hiến và luôn hết mình vì công việc thì ở môi trường nào các bạn cũng có thể phát triển được. Thay vì tìm nơi làm việc ưng ý, hãy biến bản thân trở nên “hòa nhập” với công ty hiện tại. Biết đâu về lâu dài bạn sẽ thấy được nó thực sự thú vị đấy nhé!

Không những vậy, cứ đứng núi này, trông núi nọ trong công việc sẽ khiến bạn liên tục nhảy việc. Điều này khiến bạn không tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đôi khi nó còn khiến công ty mới hoài nghi về khả năng và năng lực của bạn nên mới phải chuyển công ty.

Dân công sở: Đừng đứng núi này trông núi nọ. Nên biết thích nghi với môi trường làm việc để có những cơ hội tốt để phát triển. Chỉ nên chuyển việc khi thực sự thấy cần thiết và xét các yếu tố nhưng đã nói đến ở phần 2 của bài viết này.

👉 Xem thêm: [Câu chuyện nghề nghiệp] Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?

Như vậy, với những thông tin bổ ích được chia sẻ gần gũi trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn vấn đề “dân công sở: đừng đứng núi này trông núi nọ”. Các bạn cần xác định đúng thế mạnh của mình để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Đừng mải mê nhảy việc để tìm kiếm môi trường lý tưởng mà bỏ lỡ thời gian tốt đẹp để tích lũy kinh nghiệm, cống hiến và thăng tiến nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: