Coaching Là Gì? Quy Trình 4 Bước Coaching Trong Doanh Nghiệp

Đánh giá post

Coaching là gì? Nó là một thuật ngữ dùng để nói đến sự hợp tác của người huấn luyện và người được huấn luyện. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác về nghề Coaching thì đừng bỏ lỡ bài viết sau của JobsGO.

Mục lục

1. Tìm Hiểu Chung Về Coaching

1.1 Coaching Là Gì?

Coaching là gì 2
Coaching là gì?

Coaching là gì? Đây được hiểu là huấn luyện, khai vấn. Thuật ngữ này khá phổ biến trong lĩnh vực thể thao, đây là một hoạt động làm tăng năng suất, hiệu quả công việc của cá nhân và đội nhóm.

Theo ICF (Liên đoàn huấn luyện quốc tế), Coaching là cả quá trình phối hợp giữa các bên nhằm kích thích khả năng sáng tạo, tư duy và truyền cảm hứng.

Hay hiểu theo một cách khác, Coaching là quá trình trong đó cá nhân, đội nhóm sẽ nhìn thấy được vấn đề quan trọng, điểm mạnh của bản thân, những khó khăn sẽ gặp. Người hướng dẫn sẽ giúp họ nhìn nhận, đánh giá công việc và tìm giải pháp hiệu quả.

Coaching lần đầu tiên xuất hiện trong ấn phẩm “The Inner Game of Tennis” của Timothy Gallwey vào năm 1974. Trong cuốn sách này, Gallwey đã mô tả về các nguyên tắc làm việc của huấn luyện viên thể thao với các giáo viên của mình và có thể đem chúng áp dụng sang các lĩnh vực khác.

Đến năm 1979, Whitmore đề cập đến các nguyên tắc của “Trò chơi bên trong”. Đến cuối 1980, ông phát triển mô hình Grow. Đến năm 1992 tác phẩm “Coaching for Performance của ông chính thức trở thành tiêu chuẩn của ngành Coaching.

1.2 Nguồn Gốc Của Coaching Là Gì?

Coaching được biết đến lần đầu tiên trong lĩnh vực thể thao, thể hiện vai trò huấn luyện viên đối với quá trình rèn luyện để đạt mục tiêu của vận động viên. Đến năm 1830, thuật ngữ này được đưa vào từ giảng dạy tại Đại học Oxford với ý nghĩa hướng dẫn quá trình học tập, phát triển của sinh viên.

Trong thế kỷ XX, coaching bắt đầu được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như kinh doanh, phát triển cá nhân, giáo dục,… Liên tiếp các năm 1974 và 1992 có hai cuốn sách nổi tiếng về coaching là “The Inner Game of Tennis” và “Coaching for Performance”. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thuật ngữ này ở hiện đại.

Ở thời điểm hiện tại, coaching phát triển rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo đó, khi nhắc đến cụm từ này, mọi người không còn xa lạ mà hình dung ngay đến những người hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ,… giúp khách hàng đạt được mục tiêu của bản thân.

2. Vai Trò Của Coaching Là Gì?

Giải đáp được coaching là gì, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào vai trò của thuật ngữ này đối với cá nhân và tổ chức:

2.1. Đối Với Cá Nhân

Vai Trò Của Coaching Là Gì?

Phát Triển Kỹ Năng Và Năng Lực

Thông qua các buổi coaching, cá nhân có thể hiểu hơn về bản thân, đồng thời phát hiện những thiếu sót để cải thiện. Người tham gia cũng sẽ được phát triển đầy đủ các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, lập kế hoạch,…

Tự Nhận Thức

Coaching nghĩa là gì? Nó không đơn thuần là việc hướng dẫn thông thường mà còn giúp cá nhân hiểu được giá trị bản thân, tìm ra đam mê và nỗ lực hết mình để hiện thực hóa chúng. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mỗi người định hình con đường phát triển trong tương lai, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ và mở rộng tầm nhìn sâu hơn, rộng hơn.

Đạt Được Mục Tiêu Mong Muốn

Giúp người tham gia đạt được mục tiêu là vai trò quan trọng nhất của coaching. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng khó khăn. Cá nhân sẽ phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, thực hiện từ từ đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng.

Tăng Cường Động Lực Và Sự Tự Tin

Sự tự tin nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Tuy vậy, tìm được nó ở một cá nhân thực sự không dễ dàng. Đến với coaching, cá nhân sau khi hiểu về bản thân sẽ có động lực để thể hiện năng lực, điểm mạnh của mình.

2.2. Đối Với Tổ Chức

Phát Triển Lãnh Đạo

Một người lãnh đạo giỏi không bao giờ dừng lại hay hài lòng với năng lực bản thân. Tham gia coaching là cách để họ biết mình đang ở đâu, cần thiếu những phẩm chất gì để làm việc hiệu quả hơn, dẫn dắt nhân sự tốt hơn và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh chóng hơn.

Tăng Cường Hiệu Suất Làm Việc

Coaching giúp tổ chức, doanh nghiệp nhận thức được tiềm lực thực sự của bản thân. Từ đó họ sẽ có cách để tận dụng tối đa khả năng nhằm tăng cường hiệu suất công việc.

Phát Triển Đội Ngũ Nhân Sự

Quá trình tham gia coaching dần định hướng tư duy của đội ngũ nhân sự, giúp họ hoàn thiện năng lực và khơi dậy sự cống hiến trong họ. Từng nhân sự giỏi sẽ là tiền đề để doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự toàn diện.

Giải Quyết Vấn Đề Và Phát Triển Giải Pháp

Coaching không chỉ giúp người tham gia phát triển bản thân mà còn đem đến cho họ góc nhìn mới mẻ, đa chiều hơn. Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, các đơn vị luôn bình tĩnh, tự tin dù đứng trước khó khăn, thử thách nào.

3. Các Loại Coaching

Coaching hiện nay gồm hai hình thức phổ biến bao gồm:

  • Coaching nội bộ: Hoạt động được thực hiện bởi những người có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng về hoạt động của doanh nghiệp. Coaching nội bộ được tổ chức nhằm mục đích tăng cường khả năng làm việc của nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp,…
  • Coaching bên ngoài: Hoạt động được thực hiện bởi những người không thuộc tổ chức để đem đến kiến thức và góc nhìn mới cho cá nhân, tổ chức.

4. So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Coaching, Mentoring, Training, Therapy Và Consulting

Coaching, Mentoring, Training, Therapy và Consulting là những thuật ngữ có nhiều điểm tương đồng nhưng lại khác biệt hoàn toàn. Cùng JobsGO phân biệt chúng để sử dụng chính xác hơn trên thực tế:

Tiêu chí Coaching Mentoring Training Therapy Consulting 
Mục tiêu Phát triển và đạt được mục tiêu Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm Cung cấp kiến thức, kỹ năng Giải quyết vấn đề tâm lý hoặc cảm xúc Cung cấp hướng dẫn chuyên môn
Cách tiếp cận Hỗ trợ, thúc đẩy, tạo động lực Chia sẻ, định hướng Truyền đạt, phản hồi Trị liệu, hướng dẫn Tư vấn, hỗ trợ giải quyết
Vai trò của khách hàng Xác định mục tiêu, định hướng và hành động Học hỏi, xây dựng mối quan hệ Tích lũy kiến thức, kỹ năng Chia sẻ, giải quyết vấn đề, hành động Xác định vấn đề, thực hiện giải pháp

5. Ứng Dụng Của Coaching Hiện Nay

Coaching hiện biết đến với 4 hình thức phổ biến bao gồm:

Ứng Dụng Của Coaching

5.1. Business Coaching

Là hình thức huấn luyện kinh doanh dành cho lãnh đạo cấp cao. Business Coaching triển khai qua việc sử dụng câu hỏi khai vấn để điều chỉnh hành vi, hoàn thiện kỹ năng, nâng cao năng suất làm việc,… Business Coaching nội bộ hoặc bên ngoài mang đến hiệu quả khác nhau, doanh nghiệp lưu ý lựa chọn hình thức triển khai phù hợp.

5.2. Career Coaching

Là hình thức đánh giá tiềm năng, định hướng nghề nghiệp áp dụng linh hoạt cho nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra, Career Coaching cũng giúp người tham gia phát triển thêm các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, rèn tác phong chuyên nghiệp,…

5.3. Life Coaching

Life coach là gì? Đây là quy trình tư vấn giúp người tham gia đạt được mục tiêu cá nhân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên thực tế, Life Coaching không tập trung vào một vấn đề cụ thể mà từ từ khai thác tiềm năng của cá nhân, từ đó giúp họ đưa ra các hành động mang tính chất quyết định trong cuộc sống.

Lifecoach Là Gì?

5.4. Sport Coaching

Là hoạt động hướng dẫn cá nhân nâng cao kỹ năng, tăng cường thể chất trong các môn thể thao. Để Sport Coaching diễn ra hiệu quả, người hướng dẫn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ như chỉ đạo, hướng dẫn, phản hồi với cá nhân.

6. Coaching Trong Doanh Nghiệp Nhằm Mục Đích Gì?

Coaching trong doanh nghiệp quan trọng, cần được tổ chức thường xuyên nhằm mục đích:

6.1. Hỗ Trợ Văn Hóa Trao Quyền

Văn hóa trao quyền đề cao sự tự chủ và trách nhiệm của nhân viên. Thông qua hoạt động đặt câu hỏi từ quản lý cấp cao, nhân sự được thúc đẩy sự tích cực, tự tin và tự chủ một cách toàn diện.

6.2. Xây Dựng Sự Gắn Kết Với Nhân Viên

Coaching có thể tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, gắn kết giữa toàn bộ đội ngũ nhân sự. Được khuyến khích, động viên trong quá trình coaching cũng giúp nhân viên cũng có nhiều động lực hơn trong công việc.

6.3. Xây Dựng Văn Hóa Coaching

Văn hóa tổ chức tác động mạnh mẽ tới tư duy và hành vi của nhân sự. Việc doanh nghiệp áp dụng coaching rộng rãi sẽ tạo cơ hội để nhân viên được phát triển, học hỏi và chung tay xây dựng môi trường văn minh, lành mạnh lâu dài.

7. Quy Trình Coaching Trong Doanh Nghiệp

Quy trình coaching trong doanh nghiệp được triển khai tuần tự theo các bước sau:

Quy Trình Coaching Trong Doanh Nghiệp

7.1. Thiết Lập Mục Tiêu

Bước đầu tiên này cần thực hiện chuẩn chỉnh, xác định chính xác mục tiêu, nguyên tắc, phương thức đo lường,… để thuận tiện trong quá trình áp dụng.

7.2. Xây Dựng Kế Hoạch Hành Động

Từ mục tiêu ban đầu, doanh nghiệp tiếp tục xây dựng hành động cụ thể. Từng nhóm hành động cần được xác định chi tiết về thời hạn, nhiệm vụ, người chịu trách nhiệm,…

7.3. Theo Dõi Và Hỗ Trợ

Để các hành động diễn ra nhuần nhuyễn, hiệu quả, doanh nghiệp cần theo dõi và hỗ trợ xuyên suốt. Trong đó, Coach có thể đưa ra chỉ dẫn để người tham gia dễ dàng vượt qua khó khăn.

7.4. Đánh Giá Kết Quả

Kết quả cuối cùng được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

  • Mức độ đạt được mục tiêu.
  • Sự hài lòng của người tham gia.
  • Sự tiến bộ của người tham gia.
  • Sự phù hợp của phương pháp coaching.

8. Kỹ Năng Để Làm Công Việc Coaching Là Gì?

Kỹ năng để trở thành Coacher là gì?

Kỹ năng cần có để trở thành Coaching là gì? Muốn trở thành một Coaching giỏi và tạo thu nhập hấp dẫn với công việc này, các bạn cần có những kỹ năng sau:

8.1. Có Bằng Cấp

Muốn tạo dựng uy tín của bản thân khi theo ngành, trước hết bạn cần phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ. Sau đó bạn cần kinh nghiệm thực tiễn và những thành tựu được ghi nhận trong ngành này. Từ đây bạn có thể truyền đạt, huấn luyện người khác theo khả năng chuyên môn và kinh nghiệm mà bạn có.

8.2. Lắng Nghe Tích Cực

Người huấn luyện phải có kỹ năng nghe tích cực, tức là kiên nhẫn nghe toàn bộ tâm sự của người được huấn luyện. Nghe và hiểu sâu sắc về vấn đề của họ để bạn có thể phân tích và hỗ trợ phương pháp phù hợp nhất.

8.3. Cung Cấp Phản Hồi Chính Xác

Bạn cần cung cấp cho các học viên những phản hồi tích cực và mang tính xây dựng để giúp họ hiểu rõ về vấn đề mình đang gặp phải. Bạn không cần đề cập đến giải pháp mà chỉ cần gợi mở để học viên có thể tự mình tìm đáp án.

8.4. Xây Dựng Mối Quan Hệ Tin Tưởng

Bạn cần xây dựng được mối quan hệ tốt để học viên có sự tin tưởng vào bản thân. Từ đó quá trình huấn luyện mới thực sự có hiệu quả và tiến bộ. Để xây dựng được niềm tin, huấn luyện viên cần trung thực trong mọi vấn đề và luôn đảm bảo bảo mật thông tin của học viên.

Xây dựng mối quan hệ tin tưởng

8.5. Coi Trọng Học Viên

Người huấn luyện phải biết coi trọng học viên của mình bằng cách không nên phán xét họ. Thay vào đó bạn cần hướng dẫn và giúp học viên học cách phát triển và trưởng thành hơn trước các vấn đề mà họ gặp phải.

8.6. Biết Cách Đặt Câu Hỏi

Coach cần biết cách tìm hiểu giá trị và mục tiêu của học viên thông qua các câu hỏi. Nó không phải là các câu hỏi đơn giản mà cần có sự tinh tế, thể hiện được sự sâu sắc của người huấn luyện viên. Khi hiểu được giá trị và mục tiêu, bạn có thể đưa ra những hoạt động để thúc đẩy quyết định của học viên trước mỗi vấn đề. Từ đó có thể giúp đỡ học viên hiểu đúng hướng để giải quyết khó khăn nhanh chóng.

8.7. Thân Thiện

Coach cần phải là người thân thiện và hòa đồng. Điều này sẽ giúp bạn và học viên của mình có được sự thoải mái khi chia sẻ và trao đổi thông tin thúc đẩy quá trình huấn luyện hiệu quả hơn.

8.8. Đồng Cảm, Thấu Hiểu

Học viên của bạn dù ở bất kỳ trình độ nào cũng đều muốn được thấu hiểu thay vì lên án. Do đó một Coaching cần phải có kỹ năng thấu hiểu và đồng cảm với người khác.

8.9. Định Hướng & Tạo Động Lực

Định hướng & tạo động lực

Coach không nên cung cấp tất cả các đáp án cho học viên. Thay vào đó bạn cần dẫn dắt tất cả qua các cuộc hội thoại để học viên có thể tự mình chủ động tìm ra câu trả lời, suy nghĩ tích cực trước các vấn đề. Từ đó họ sẽ bỏ lối suy nghĩ lệ thuộc và luôn giải quyết mọi việc một cách tốt nhất. Như vậy, huấn luyện viên cần biết cách định hướng và tạo động lực cho học viên.

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới 4 bước: Hiệu quả & toàn diện

Như vậy, bài viết trên đã giải thích rất chi tiết Coaching là gì? Không những vậy còn cung cấp rất nhiều thông tin về nghề Coaching hiện nay. Hy vọng với kiến thức bổ ích được JobsGO tổng hợp sẽ hỗ trợ bạn trong quyết định theo nghề này. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi thường gặp

1. Coaching Nội Bộ Hay Coaching Bên Ngoài Hiệu Quả Hơn?

Coaching Nội Bộ hiệu quả hơn.

2. Khi Nào Cần Đến Coaching?

  • Phát triển cá nhân.
  • Định hướng nghề nghiệp.
  • Quản lý, lãnh đạo,
  • Giải quyết khó khăn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: