Hé lộ nguyên nhân vì sao nhân viên lại sợ sếp?

5/5 - (1 vote)

Việc phải đối mặt với cấp trên từ lâu đã là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến chúng ta trở nên e dè với sếp như vậy chưa? Nếu chưa biết, hãy cùng JobsGO tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhân viên lại sợ sếp trong bài viết này nhé.

Tại sao nhân viên lại sợ sếp
Sợ sếp là tâm lý chung của mọi nhân viên.

Có thể nói, sợ cấp trên từ lâu đã trở thành một chứng bệnh mà ở bất kì nhân viên công sở nào cũng sẽ mắc phải. Với quan niệm “chủ – tớ” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, dù sếp có thoải mái đến đâu đi chăng nữa, cũng vẫn sẽ tồn tại một bức tường vô hình ngăn cách họ với cấp dưới của mình. Đó có thể là vấn đề của nhân viên, của sếp, hoặc là đến từ cả hai phía. Vậy tại sao nhân viên lại sợ sếp? Hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân sau nhé.

Khoảng cách về trình độ, kinh nghiệm, tuổi tác

Trước khi trở thành sếp của ai đó, bạn chắc hẳn phải trải qua nhiều năm nỗ lực làm việc, cống hiến để được công nhận và thăng tiến. Trong khi đó, phần lớn nhân viên lại chưa đủ kinh nghiệm trên thương trường. Chính điều này đã vô tình biến thành rào cản giữa sếp và nhân viên của mình, khiến nhân viên e dè khi phải đối mặt với cấp trên.

Tại sao nhân viên lại sợ sếp
Hé lộ nguyên nhân vì sao nhân viên lại sợ sếp?

Nếu nhà lãnh đạo không có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên sẽ ngày càng thêm xa cách. Họ cần cho nhân viên biết được mình nên tiếp xúc trao đổi với sếp nhiều hơn. Như vậy không chỉ giúp nhân viên học hỏi thêm được nhiều điều hay từ cấp trên của mình, mà còn có thể thúc đẩy mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trở nên gần gũi hơn.

👉 Xem thêm: Bạn học được điều gì từ những người sếp trẻ tuổi?

Sợ mắc lỗi trước mặt sếp

Bất kì nhân viên nào cũng muốn để lại những ấn tượng tốt đẹp với cấp trên của mình. Thế nhưng, nhiều người trong số họ lại cảm thấy lo sợ bản thân sẽ mắc lỗi hoặc thể hiện không tốt khả năng chuyên môn của mình khi đối diện với sếp. Đây là một trong những điều “tự hủy” nhất của nhân viên, bởi họ đang tự chặn đường thăng tiến của bản thân.

Sợ bị sếp la mắng

Các nhà lãnh đạo thường bận trăm công nghìn việc, phải gánh vác rất nhiều áp lực trên vai, vậy nên họ gặp căng thẳng và tính khí thất thường là điều không thể nào tránh khỏi. Đôi khi chỉ một lỗi nhỏ của nhân viên cũng có thể khiến họ nổi nóng, thậm chí là lớn tiếng với nhân viên của mình. Khi bị sếp mắng, nhân viên sẽ cảm thấy xấu hổ với bản thân, xấu hổ với đồng nghiệp, hoặc sợ mất việc. Còn đối với những nhân viên khác khi chứng kiến cảnh sếp lớn tiếng, họ không những không thấy đồng cảm mà còn hoang mang và lo sợ biết đâu “nạn nhân” tiếp theo sẽ là mình. Dù trực tiếp chịu trận hay chỉ là người ngoài cuộc, chắc chắn ai cũng căng thẳng theo những lời nói của sếp.

Tại sao nhân viên lại sợ sếp
Sợ bị sếp la mắng

Trong trường hợp này, sếp nên là người thay đổi, tìm cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, đừng nên “giận cá chém thớt”, chú ý hơn đến hành động và lời nói của mình. 

👉 Xem thêm: Lần đầu bị sếp quở trách, cảm giác như thế nào?

Do tâm lý

Đối với những người có tâm lý yếu, không giỏi giao tiếp, chỉ đứng trước mặt sếp với họ đã là cả một trở ngại rồi chứ đừng nói đến việc giao tiếp với sếp. Đây có thể coi là lý do cốt lõi cho việc nhân viên sợ sếp, bởi lẽ tâm lý chính là thứ quyết định hành vi.

Chứng sợ sếp dường như đã trở thành một căn bệnh. Nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty và hiệu suất công việc của chính nhân viên. Có những công việc chỉ có thể giải quyết bằng cách trao đổi trực tiếp và thẳng thắn. Nếu nhân viên không thể tự vượt qua rào cản tâm lý và nỗi sợ của mình, chính họ sẽ để vuột mất cơ hội của bản thân.

Qua bài viết này, JobsGO đã lý giải được cho bạn những nguyên nhân vì sao nhân lại sợ sếp. Hy vọng từ những thông tin này, bạn có thể tìm ra những giải pháp để khắc phục nỗi sợ và cải thiện mối quan hệ của mình trong doanh nghiệp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: