Sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc: Bao nhiêu là đủ?

Đánh giá post

Đối với một nhân viên, sự thỏa mãn trong công việc có thể đến do nhiều nguyên nhân khác nhau, tích cực có, tiêu cực cũng có. Vậy các doanh nghiệp nên xử lý như thế nào với sự thoả mãn của nhân viên mang tính chất tiêu cực nhưng không khiến họ bất mãn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.

Sự thỏa mãn của nhân viên là gì?

Sự thỏa mãn của nhân viên là gì?
Sự thỏa mãn của nhân viên là gì?

Sự thỏa mãn thông thường mang ý nghĩa là sự hài lòng, ổn định và dường như không muốn có các thay đổi xảy ra. Nhìn chung, đây là dạng cảm xúc tích cực nếu chúng ta giữ chúng trong tầm kiểm soát. Trong công việc, sự thỏa mãn của nhân viên cũng là những cảm xúc bình thường, chỉ trạng thái tích cực khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, hài lòng với môi trường làm việc hay mọi yêu cầu của mình được đáp ứng. Theo đó, ở mỗi góc độ khác nhau, sự thỏa mãn công việc của nhân viên lại đem đến những ưu điểm và hạn chế riêng cho doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Bất mãn là gì? Tại sao nhân viên bất mãn trong công việc?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc

Sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau do chúng bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Theo đó, những yếu tố này sẽ là tác nhân chính khiến cho sự thỏa mãn của nhân viên giữ ở trạng thái tích cực hay tiêu cực. Có thể kể đến một vài tác nhân chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên như sau:

KPI, công việc, nhiệm vụ được giao

Bạn cảm thấy như thế nào khi liên tiếp không đạt KPI cũng như các nhiệm vụ được giao hàng ngày, hàng tuần,…? Chắc chắn sẽ là buồn và hơi thất vọng về bản thân một chút. Ngược lại, nếu bạn liên tiếp hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, thậm chí là vượt chỉ tiêu thì sự hài lòng, thỏa mãn với bản thân là điều đương nhiên. Và khi sự thỏa mãn giữ ở mức vừa phải, nó sẽ là động lực để bạn nỗ lực hơn trong công việc. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát được và để sự thỏa mãn lấn át bản thân thì những thành tựu trước đây mãi mã chỉ là quá khứ. Do vậy, đừng bao giờ là một người “ngủ quên trong chiến thắng” bạn nhé.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên. Theo các nghiên cứu, môi trường làm việc quá hoàn hảo là nguyên nhân chính làm xuất hiện tình trạng thỏa mãn ở nhân viên. Ban đầu đây là cảm xúc tích cực khi có sự tự hào về môi trường làm việc của mình. Tuy nhiên, lâu dần, sự thỏa mãn này có thể khiến cho một nhân viên trở nên trì trệ, không cố gắng vì bản thân đã ở trong một công ty quá tốt. 

👉 Xem thêm: Nhận biết môi trường làm việc chuyên nghiệp như thế nào?

Sự đáp ứng nhu cầu công việc, nhu cầu cá nhân

Khi các yêu cầu về công việc, cá nhân liên tục được đáp ứng, hầu hết mọi nhân viên sẽ chỉ cảm thấy hài lòng và biết ơn công ty khi tạo điều kiện. Tuy nhiên, điều gì đến dễ dàng quá cũng sẽ khiến người ta không coi trọng. Dần dần, sự đáp ứng ấy sẽ bị coi là đương nhiên, là chắc chắn. Đây cũng là biểu hiện tiêu cực của sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Sự thỏa mãn tiêu cực này bị chi phối mạnh mẽ bởi sự dễ dàng, “nuông chiều” quá mức của công ty.

Không cho phép bản thân thỏa mãn trong công việc: Liệu có nên?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc khi không điều tiết sẽ rất dễ gây ra tác động tiêu cực. Những ví dụ về sự thỏa mãn trong công việc cũng như nhân tố tác động kể trên chính là minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất.

Không cho phép bản thân thỏa mãn trong công việc: Liệu có nên?
Không cho phép bản thân thỏa mãn trong công việc: Liệu có nên?

Tuy nhiên, đặt câu hỏi ngược lại, sự thỏa mãn có thể sinh ra sự tiêu cực thì liệu mọi thứ có tốt hơn nếu chúng ta không cho phép bản thân thỏa mãn không? Câu trả lời là không. Nói như vậy bởi sự thỏa mãn trong công việc chỉ xấu khi chúng ta không kiểm soát cũng giữ cho chúng được cân bằng. Ngược lại, nếu khắt khe và không cho bản thân thỏa mãn hài lòng với mọi thứ trong công việc, bạn sẽ không cảm thấy tốt hơn mà sẽ luôn:

  • Khó chịu, không hài lòng với mọi thứ xung quanh.
  • Không có động lực để cố gắng trong công việc bởi không điều gì có thể làm hài lòng được bản thân.
  • Mệt mỏi, áp lực vì luôn phải giữ cho bản thân ở trạng thái “không cảm xúc”, không hài lòng với công việc, đồng nghiệp,…
  • Thờ ơ, không quan tâm đến những thay đổi tích cực xung quanh và bỏ lỡ những phút giây tuyệt vời trong công việc.
  • Thường ở trong trạng thái muốn rời bỏ và sẵn sàng rời bỏ công việc bất cứ lúc nào.

👉 Xem thêm: Động lực làm việc là gì? Cách tạo động lực để làm việc hiệu quả nhất

Sự thoả mãn của nhân viên trong công việc không phải điều gì quá tồi tệ hay cần phải che dấu. Đó là trạng thái cảm xúc hết sức bình thường khi con người ta cảm thấy hài lòng, vui vẻ,… với những thứ xung quanh. Tuy nhiên, hãy giữ cho trạng thái này cân bằng và đừng để “cán cân thỏa mãn” lệch về hướng tiêu cực. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ để bạn bè cùng tham khảo nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: