4 sai lầm của nhà tuyển dụng khiến ứng viên từ chối việc làm!

Đánh giá post

Tìm kiếm, ứng tuyển và trúng tuyển việc làm đối với các ứng viên là cả một quá trình không dễ dàng. Tuy nhiên, rất nhiều bạn sẵn sàng từ chối nhận việc dù được nhà tuyển dụng lựa chọn. Vậy lý do ở đây là gì? Liệu có phải từ những sai lầm của nhà tuyển dụng khiến ứng viên từ chối việc làm? Để giải đáp cho những thắc mắc này, JobsGO mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Thực tế hiện nay, không chỉ nhà tuyển dụng mà ngay cả ứng viên cũng có quyền được quyết định, lựa chọn môi trường làm việc. Dù bản thân các bạn đang rơi vào tình trạng thất nghiệp, mong muốn có một công việc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, gia đình. Thế nhưng, các bạn vẫn sẵn sàng từ chối một lời mời từ công ty không phù hợp với mình. Tại sao lại như vậy?

Đưa ra mức lương quá thấp so với ngân sách cho phép

Lý do thứ nhất phải kể đến chính là vấn đề về lương. Thật vậy, không ai đi làm mà lại không quan tâm đến lương bổng, phúc lợi. Và tất nhiên, ứng viên nào cũng sẽ mong muốn mình nhận được mức lương tốt, phù hợp với mong muốn, nhu cầu và ở tầm bản thân đặt ra.

Đưa ra mức lương quá thấp so với ngân sách cho phép
Đưa ra mức lương quá thấp so với ngân sách cho phép

Vậy nhưng, rất nhiều nhà tuyển dụng lại có xu hướng “bóp chặt” mức lương, đưa ra lời đề nghị quá thấp (trong khi đó ngân sách cho phép có thể hơn thế nhiều). Họ không nghĩ rằng, nếu ứng viên này từ chối, việc tìm kiếm và tuyển dụng người khác sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cả mức đang được yêu cầu.

Mặt khác, nhiều ứng viên khi đi xin việc đã có kinh nghiệm, thậm chí năng lực rất tốt. Họ chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận mức lương quá thấp và nhanh chóng tìm kiếm một cơ hội mới. Và chính sách giới hạn mức lương dựa trên mức lương gần nhất ứng viên đưa ra đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp để áp dụng. Đây chính là một trong những sai lầm lớn mà nhà tuyển dụng cần phải xem xét, chấm dứt triệt để nếu không muốn mất đi những ứng viên tiềm năng.

👉 Xem thêm: Có khi nào nhà tuyển dụng phạm phải sai lầm trong phỏng vấn?

Yêu cầu ứng viên phải trả lời nhanh

Phỏng vấn là việc ứng viên với nhà tuyển dụng gặp gỡ, trao đổi để hiểu nhau cũng như quyết định có hợp tác hay không? Vậy nên, các câu hỏi, câu trả lời cần được đưa ra trong sự thoải mái, nhẹ nhàng và bình tĩnh. 

Có những phỏng vấn viên tỏ thái độ “ép buộc” ứng viên phải đưa ra phản hồi nhanh chóng, trong vòng “X” giây, hối thúc khiến ứng viên cảm thấy mất tự tin, không thể đưa ra câu trả lời tốt nhất. Điều này cũng làm cho thiện cảm, mong muốn được làm việc trong công ty của ứng viên giảm dần.

Yêu cầu ứng viên phải trả lời nhanh
Yêu cầu ứng viên phải trả lời nhanh

Một số trường hợp khác, nhà tuyển dụng đã lựa chọn ứng viên, gửi thư mời làm việc nhưng cũng yêu cầu ứng viên phải phản hồi gấp, chỉ trong 1 – 2 ngày hoặc thậm chí là trong buổi sáng/chiều hôm đó. Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng sẽ muốn ứng viên nhanh nhận lời và đến làm việc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc thì ứng viên càng có quyền suy nghĩ để có được sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất. Và điều đó thì chắc chắn không thể đưa ra trong 1 vài tiếng được.

👉 Xem thêm: Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay có thực sự đang tuyển dụng?

Chỉ quan tâm đề lợi ích của doanh nghiệp

Một nguyên nhân khác cũng khiến ứng viên không còn thấy mặn mà và muốn nhận viên đó chính là nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp. 

Tức là trong quá trình phỏng vấn, trao đổi giữa 2 bên, họ không ngừng nhắc đến yêu cầu ứng viên phải làm điều nọ, điều kia, làm sao để đạt được KPI, mang lại doanh thu lớn,… Trong khi đó, các yếu tố liên quan đến quyền lợi của nhân viên, cơ hội được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng và phát triển bản thân thì hoàn toàn không đề cập tới. Thậm chí, ngay cả khi ứng viên đặt câu hỏi về vấn đề họ quan tâm, phía nhà tuyển dụng cũng không đáp lại. Đó chính là một sai lầm nghiêm trọng khiến cho ứng viên từ chối làm việc.

Trì hoãn gửi lời mời làm việc

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng chỉ có mình mới được quyền quyết định lựa chọn ứng viên. Họ nghĩ ứng viên nào sau khi tham gia phỏng vấn cũng sẽ chờ đợi kết quả đến cùng và nhận việc nên trì hoãn trong vấn đề gửi lời mời làm việc. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm lớn.

Trì hoãn gửi lời mời làm việc
Trì hoãn gửi lời mời làm việc

Bởi ứng viên đang rất cần việc làm, họ không thể chờ đợi quá lâu trong vô vọng. Họ cũng phải tìm kiếm các cơ hội mới để phát triển sự nghiệp. Chính vì vậy, ngay sau khi lựa chọn được ứng viên phù hợp, phía nhà tuyển dụng nên gửi thư mời trong thời gian sớm nhất (từ 1 – 2 ngày). Tất nhiên, nếu quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp lâu hơn thì nhân sự/phỏng vấn viên nên thông báo thời gian cụ thể cho ứng viên được biết.

Mặt khác, nếu có kết quả sớm, ứng viên sẽ cảm thấy mình được săn đón, tôn trọng và khả năng cao là họ sẽ nhận lời làm việc ngay.

👉 Xem thêm: Những sai lầm thường mắc trong quy trình đào tạo nhân sự mới

Để không bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nên lưu ý và tránh những sai lầm nghiêm trọng trên nhé. Hy vọng bài viết của JobsGO sẽ hữu ích với tất cả bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: