Phấn đấu thành học sinh giỏi bây giờ có là quá muộn?

5/5 - (1 vote)

Khi kì thi trung học phổ thông ngày càng đến gần, hẳn các bạn học sinh ngày càng có nhiều áp lực. Nhưng “Liệu cố gắng học tập trong vài tháng từ bây giờ thì có kịp không?”. Trong suốt 3 năm cấp ba, tôi thường nằm trong top 10 học sinh xếp từ dưới lên. Tuy nhiên, ba tháng trước kì thi đại học năm ấy, tôi đã quyết định thay đổi. Tôi quyết tâm trở thành học sinh giỏi. Chỉ trong vòng ba tháng, tôi đã thay đổi hoàn toàn. Tôi biết cách tự lập trong học tập, nghiên cứu, tự tìm tòi khám phá thông tin mới. Những kinh nghiệm này không chỉ giúp tôi vượt qua kì thi đại học, mà còn giúp tôi rất nhiều trong công việc sau này.

>> 4 trường Đại học top đầu Việt Nam 2020
>> Chênh vênh tuổi 18 – Học Đại học được gì?

Phấn đấu thành học sinh giỏi bây giờ có là quá muộn?

1. Chuẩn bị tâm lý trước khi trở thành học sinh giỏi

 

◼️ Xây dựng mục tiêu học tập

Đầu tiên, bạn cần phải xây dựng một hệ thống mục tiêu học tập hoàn chỉnh cho bản thân. Với mỗi đề mục cần phải hoàn thành đã viết ra, bạn sẽ tự thôi thúc bản thân phải quyết tâm hoàn thành nó, không cho phép bản thân được sao nhãng. Việc có mục tiêu sẽ giúp bạn phát triển tầm nhìn, hiểu điều gì là quan trọng nhất với mình để hoàn thành ngay từ bây giờ.

 

◼️ Kiên trì và nhẫn nại

Nếu thiếu sự kiên trì và nhẫn nại thì bạn sẽ không thể hoàn thành bất cứ mọi thứ gì trong đời. Dù có cố đến mấy thì những gì bạn nhận được vẫn chỉ là sự thất bại ê chề. Một kế hoạch đặt ra dù hoàn hảo đến mấy cũng đều cần có những khó khăn phải vượt qua. Bù lại, càng có quyết tâm cao, càng kiên trì đến cùng thì chắc chắn kết quả gặt hái sẽ càng thành công.

Tính kiên trì ở đây thể hiện qua khả năng chinh phục mục tiêu ngày một. Ví dụ, nếu muốn trở thành học sinh giỏi, bạn không nên đặt một mục tiêu ngay tắp lự như chuyển từ điểm “C” sang thẳng điểm “A”. Đây có thể là mục tiêu dài hạn. Nhưng để có thể hoàn thành mục tiêu dài hạn  hiệu quả, bạn cần chia nhỏ thành những mục tiêu ngắn hạn hơn, ví như: Từ điểm “C+” chuyển sang điểm “B-”. Những học sinh xuất sắc hiểu rằng sẽ rất khó để cải thiện điểm số một cách thần kỳ. Do đó họ tập trung vào những mục tiêu cụ thể trước khi lao đầu chăm chăm về phía trước. Nếu muốn học giỏi, bạn sẽ phải kiên trì cải thiện từng chút một.

>> 7 bí kíp hiệu quả nhất để học mọi thứ trên đời

 

◼️ Luôn đảm bảo sức khỏe để học tập

Ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, không thể tập trung. Bên cạnh đó, không có giấc ngủ đủ sẽ còn dẫn đến nhiều bệnh tật khác như giảm trí nhớ, dễ bị stress, năng suất học tập không cao, suy giảm miễn dịch. Nếu thiếu ngủ, khi vào lớp bạn sẽ có xu hướng ngủ bù, ngủ gật, thiếu tập trung, học không hiệu quả.

Giữ gìn sức khỏe luôn đi cùng với việc ăn uống điều độ, đúng và đủ bữa. Đôi khi, vì bài vở quá nhiều mà học sinh thường có thói quen bỏ bữa. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nhiều em học sinh từ khi học cấp 2, cấp 3 đã có dấu hiệu đau dạ dày do thói quen ăn uống không lành mạnh.

Bởi vậy, bạn cần tập luyện thể dục hàng ngày để giúp cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể được hấp thụ tốt hơn, các cơ và khớp trơn tru hơn và hêj tiêu hóa cũng hoạt động hiệu quả hơn. Đây là cách giữ gìn sức khỏe hiệu quả được chứng minh từ lâu.

 

◼️ Chọn thời điểm và không gian học tập phù hợp

Một không gian yên tĩnh sẽ giúp khả năng tập trung của bạn đạt mức cao nhất. Với ánh sáng vừa đủ, không khí thoáng đãng, đầu óc bạn sẽ minh mẫn hẳn lên. Góc học tập là một phần thiết yếu, ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của bạn. Một góc học tập yên tĩnh giúp bạn tập trung, không bị phân tán bởi những thứ xung quanh.

Thời điểm tốt nhất để bạn có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng là vào sáng sớm. Vậy nên thay vì thức khuya học bài, bạn nên dậy sớm để học. Như vậ,y khả năng tiếp thu của bạn sẽ cao hơn, học mau vào.

>> Mục tiêu dài hạn là gì? Cách đặt mục tiêu dài hạn hiệu quả

Phấn đấu thành học sinh giỏi bây giờ có là quá muộn?

2. Các bước học hiệu quả để trở thành học sinh giỏi

 

Bước 1: Tạo kế hoạch cụ thể cho từng buổi học


Bước đầu tiên trong các cách khiến bạn học tốt hơn là lập kế hoạch cụ thể trước mỗi buổi học. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ tập trung, đạt được các mục tiêu, đồng thời các buổi học sẽ có hiệu quả. 

Bạn nên phân chia thời gian học thành từng phần 15 hoặc 30 phút, lập một danh sách việc sẽ làm trong từng phần. Việc này sẽ giúp bạn không bị quá tải và mất động lực. Khi đã hoàn thành xong một mục tiêu cần học, bạn có thể tự tay gạch đi việc đã hoàn thành để cảm thấy có động lực hơn.

 

Bước 2: Sắp xếp các buổi học bài 

Để học bài hiệu quả, bạn cần học đều đặn, không bỏ ngày nào. Bạn nên đảm bảo chia đều thời gian học bài vào tất cả các ngày trong tuần. Mặc dù không nên chỉ chăm chăm học nhưng bạn cũng tiêu quá nhiều thời gian vào các hoạt động xã hội hay những cuộc chit chat không mấy cần thiết với người khác. 

Khi bạn ưu tiên cho việc phân chia thời gian học, các sự kiện xã hội vốn chiếm thời gian học của bạn sẽ không chen vào được. Đôi khi bạn còn không nhận ra rằng các hoạt động khác lấp kín thời gian biểu của mình cho đến khi bạn cố gắng tìm thời gian cho việc học. Bạn có thể lập lịch trình hàng tháng để đảm bảo sắp xếp các bài học từng tuần một, đặc biệt là khi ôn bài cho một kỳ thi quan trọng.

 

Bước 3: Tìm phương pháp học phù hợp với phong cách của bạn

Không phải ai cũng nhau. Có nhiều kiểu người học khác nhau, và không phải mọi cách học đều tốt cho tất cả mọi người. Điều quan trọng là bạn phải biết phong cách của mình để điều chỉnh phương pháp học. Sau đây là một vài phong cách học phổ biến nhất:

  • Học bằng thị giác.

Nếu thuộc kiểu này, bạn nên học qua các hình ảnh, nét vẽ và kiến thức về không gian. Các biểu đồ, đồ thị và các ghi chú được đánh dấu bằng màu sắc sẽ thích hợp nhất đối với bạn. Khi bạn ghi chú, các biểu đồ hoặc thậm chí các hình vẽ liên tưởng sẽ hiệu quả hơn từ ngữ.

  • Học bằng thính giác.

Kiểu người có phong cách này sẽ học tốt nhất bằng thính giác. Bạn nên thử thu âm bài giảng và lặp lại, hoặc hết sức chăm chú nghe giáo viên giảng bài và ghi chép sau đó. Bạn cũng có thể đọc lại ghi chú của mình hoặc tài liệu học, nói chuyện với các chuyên gia hay tham gia thảo luận nhóm để học có hiệu quả hơn.

  • Người học bằng xúc giác.

Những người thuộc kiểu này sẽ học tốt nhất khi họ sử dụng cơ thể, bàn tay và xúc giác. Bạn có thể học bằng cách dò theo các từ ngữ để củng cố nội dung bài học, ghi nhớ các ghi chép bằng cách đi đi lại lại hoặc bằng các hoạt động khiến bạn di chuyển hoặc chạm vào đồ vật trong khi học.

Bước 4: Nghỉ giải lao

 

Bạn có biết rằng các giờ nghỉ giải lao chính là chìa khóa dẫn tới thành công không? Không một ai có thể học liền một mạch 8 tiếng đồng hồ, ngay cả những người có động lực siêu việt.

Những giờ nghỉ giải lao là rất cần thiết bởi chúng cho phép trí não bạn nghỉ ngơi. Khi quay trở lại với bài học, bạn sẽ cảm thấy như được tiếp thêm động lực và tràn đầy năng lượng. Bạn hãy sắp xếp thời gian nghỉ cách 60 hoặc 90 phút một lần.

– Những việc bạn có thể làm trong thời gian nghỉ ngơi:

  • Nghe nhạc
  • Đọc sách
  • Chợp mắt
  • Tắm
  • Chơi game
  • Lướt mạng xã hội

 

Bước 5: Tránh các yếu tố gây phân tâm

Cuối cùng, để việc học hiệu quả nhất, bạn cần tránh các yếu tố gây xao lãng. Điều này đồng nghĩa với việc tránh học nhóm nếu những người bạn của bạn quá hay bị xao nhãng; tắt điện thoại hoặc đảm bảo bạn chỉ dùng internet để tra cứu thông tin học tập. Bạn luôn cố khả năng để hạn chế tối đa những thứ gây xao nhãng xung quanh mình, ví dụ:

  • Bạn có thể ngắt Internet nếu bạn cảm thấy không cần thiết phải sử dụng.
  • Nếu có điều gì đó khiến bạn lo lắng, hãy dành thời gian để giải quyết và sau đó mới quay lại với bài học để đảm bảo sự tập trung khi làm bài.


Đừng quá lo lắng! Các bạn nên nhớ rằng bạn chưa phải học sinh giỏi vì chưa có phương pháp học hiệu quả, chứ không phải vì không thể. Có một lý do rất rõ ràng cho biết tại sao một số em không làm bài thi tốt. Hi vọng qua những chia sẻ trên, các bạn có thể tìm được cách thức học phù hợp nhất cho bản thân và kiên trì nỗ lực cố gắng. Tất cả mọi người đều có tiềm năng để thành công. Điều khác biệt là người thành công thật sự là người dám bắt đầu chinh phục thử thách và không bao giờ bỏ cuộc mà thôi!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: