Nhảy việc có lẽ là tình trạng diễn ra rất phổ biến ở người lao động (NLĐ) hiện nay, nhằm tìm kiếm một vị trí, môi trường làm việc phù hợp, có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhảy việc, NLĐ sẽ cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật, công ty để tránh mất đi quyền lợi. Vậy cụ thể những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc là gì? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp.
Mục lục
NLĐ được nghỉ việc không cần báo trước khi nào?
Theo quy định trong khoản 2, Điều 35 của Bộ luật Lao động, NLĐ sẽ có quyền được nghỉ việc mà không cần báo trước cho doanh nghiệp nếu thuộc 7 trường hợp sau:
- NLĐ không được sắp xếp, bố trí công việc theo đúng chuyên môn hoặc địa điểm, điều kiện làm việc không đảm bảo như thỏa thuận trong hợp đồng.
- NLĐ không được doanh nghiệp trả lương đầy đủ hoặc trả sai hạn (trừ trường hợp bất khả kháng và đã được sự đồng ý của NLĐ).
- NLĐ bị doanh nghiệp cưỡng bức, ngược đãi, đánh đập, có hành vi, lời nói xúc phạm, làm nhục, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và sức khỏe.
- Trong quá trình làm việc, NLĐ bị quấy rối tình dục.
- Những NLĐ là nữ khi mang thai có thể nghỉ việc nếu công việc đang làm nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
- NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu (trừ các trường hợp đã có thỏa thuận khác với doanh nghiệp).
- Doanh nghiệp không cung cấp thông tin chính xác về công việc, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thì NLĐ có quyền được nghỉ mà không báo trước.
👉 Xem thêm: Thời điểm nhảy việc: NÊN và KHÔNG NÊN!
Thời gian cần báo trước khi nghỉ việc là bao lâu?
Nếu NLĐ không thuộc 7 trường hợp nêu trên thì trước khi nghỉ việc sẽ cần phải thông báo trước cho doanh nghiệp theo đúng quy định. Cụ thể, thời gian cần báo trước như sau:
- NLĐ phải báo trước cho doanh nghiệp tối thiểu là trước 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
- NLĐ phải báo trước cho doanh nghiệp tối thiểu trước 30 ngày với hợp đồng có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
- NLĐ phải báo trước cho doanh nghiệp tối thiểu trước 3 ngày với hợp đồng có thời hạn dưới 13 tháng.
Những khoản tiền NLĐ được nhận khi nghỉ đúng luật
Một lưu ý mà NLĐ cũng cần phải nắm rõ trước khi nhảy việc chính là quyền lợi của bản thân khi thực hiện theo đúng luật. Đối với NLĐ nghỉ theo đúng quy định thì sẽ được hưởng 4 khoản tiền bao gồm:
- Tiền lương của NLĐ chưa được thanh toán: số tiền này sẽ được chi trả trong thời hạn là 14 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng, trừ một số trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ hay lý do về kinh tế thì thời hạn có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày.
- Tiền trợ cấp thôi việc: số tiền này sẽ được doanh nghiệp trả cùng với tiền lương khi chấm dứt hợp đồng.
- Tiền phép năm nếu chưa nghỉ hết: hàng năm, NLĐ đều có 12 – 16 ngày nghỉ phép (tùy từng công ty, công việc). Nếu đến thời điểm nghỉ việc, NLĐ chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép đó thì sẽ được thanh toán tiền.
- Tiền trợ cấp thất nghiệp: NLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng thì sẽ có thể làm hồ sơ để hưởng số tiền trợ cấp này.
👉 Xem thêm: [Tổng hợp] 5 sai lầm khi nghỉ việc bạn cần phải tránh!
NLĐ tự ý nghỉ ngang sẽ phải bồi thường
Đối với những NLĐ tự ý nghỉ ngang, đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa được sự đồng ý của doanh nghiệp trong thời gian quy định thì sẽ phải bồi thường những khoản tiền đó là:
- Bồi thường ½ tháng tiền lương theo hợp đồng.
- Bồi thường 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với những ngày không báo trước (áp dụng cho trường hợp vi phạm về thời gian báo trước khi nghỉ việc).
- NLĐ sẽ phải hoàn trả lại cho doanh nghiệp toàn bộ những khoản chi phí đào tạo đã tham gia trước đó (nếu được cử đi học, đào tạo chuyên môn).
👉 Xem thêm: Tìm hiểu về “nhảy việc” nội bộ và những điều bạn cần lưu ý
NLĐ nghỉ việc cần yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội
Nhiều NLĐ sau khi nghỉ việc vẫn không được doanh nghiệp chốt, trả sổ bảo hiểm. Đây là giấy tờ vô cùng quan trọng để đảm bảo được các quyền lợi dành cho NLĐ khi tham gia đóng bảo hiểm hàng tháng. Chính vì vậy, sau khi hoàn tất cả thủ tục về trách nhiệm, quyền lợi của bản thân mình, NLĐ cần lưu ý yêu cầu phía công ty phải chốt sổ thì mới được tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm hay nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Dù là trường hợp NLĐ nghỉ đúng hay sai quy định thì đều phải được xử lý vấn đề này.
Trên đây là những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp NLĐ có thể thực hiện được đúng trách nhiệm cũng như hưởng đầy đủ quyền lợi của bản thân sau khi nghỉ việc nhé.
👉 Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Tự ý nghỉ việc có được trả bảo hiểm không?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)