Hiện nay, có rất nhiều người đưa ra quyết định nghỉ việc để trả thù, tại sao lại như vậy? Điều này liệu có đúng và nó gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, sự nghiệp của họ sau này? Hãy cùng JobsGO phân tích, tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nghỉ việc để trả thù: hiểu như thế nào cho đúng?
Chắc hẳn mới nghe qua, nhiều bạn sẽ ngạc nhiên và hiếu kỳ rằng tại sao lại có lý do ngớ ngẩn như vậy?
Thực tế, cách gọi này là chỉ những người đã làm việc, gắn bó với công ty được một thời gian. Họ có năng lực, nắm giữ vị trí quan trọng, nòng cốt trong công ty. Bản thân họ hay ban lãnh đạo công ty đều luôn nhận thức được sự quan trọng đó.
Thế nhưng, đến một thời điểm nhất định nào đó, giữa họ với công ty lại xảy ra bất đồng, mâu thuẫn, có thể là lý do chủ quan hoặc khách quan nhưng cách giải quyết lại khiến họ không hài lòng. Đôi khi vì nóng giận, ban lãnh đạo đã có những lời nói, hành động chưa phải và nhân viên này quyết định ngay lập tức nghỉ việc để trả thù.
Từ “trả thù” ở đây không hẳn là dùng những mưu hèn kế bẩn, chơi xấu công ty. Nó đơn giản chỉ là bạn ra đi trong khi công ty đang cần bạn nhất.
👉 Xem thêm: 3 cách hàng đầu để “trả thù” kẻ xấu chốn công sở
Tại sao nhiều người lại nghĩ “nghỉ việc để trả thù”?
Nghỉ việc là sự lựa chọn riêng của mỗi người. Có vô vàn lý do được đưa ra như tìm kiếm môi trường mới phù hợp, muốn phát triển hơn, chuyển chỗ ở,… hay thậm chí là vì muốn trả thù sếp, trả thù công ty.
Hầu hết những người xuất hiện suy nghĩ nghỉ việc để trả thù đều do tự đề cao bản thân lên một cách quá đáng nhưng khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân lại kém. Sếp chỉ phê bình, chê trách một chút đã thấy tự ái, cáu giận và không làm chủ được mình, từ đó đùng đùng đòi nghỉ việc để sếp rơi vào tình thế khó khăn. Họ cho rằng vì họ đang nắm giữ vị trí quan trọng, không ai có thể thay thế ngay lập tức nên cố tình nghỉ và nghĩ đây sẽ là tổn thất lớn của công ty.
Vậy có nên nghỉ việc để trả thù không?
Thực tế chứng minh, các công ty không thể nào xây dựng và hoạt động chỉ với 1 thành viên duy nhất. Đó là cả tập thể và họ cũng luôn xây dựng cho doanh nghiệp mình 1 cơ cấu “backup planning”. Điều này có nghĩa là khi bất kỳ vị trí nào nghỉ, họ vẫn có thể tìm kiếm người thay thế giúp công ty hoạt động bình thường. Chưa có doanh nghiệp nào chỉ vì 1 nhân viên nghỉ mà phá sản theo cả. Dù thời điểm đó họ có thể gặp khó khăn, song mọi việc sẽ vẫn ổn thoả, đâu lại vào đó mà thôi.
Vậy nên, vấn đề ở đây là gì? Các nhân viên không nên có suy nghĩ “nghỉ việc để trả thù”. Điều này không hề khiến công ty hay sếp suy sụp, phá sản mà ngay thời điểm đó, các bạn không có việc làm. Hầu hết những người nghỉ với lý do này sẽ đưa ra nhanh chóng, ngay lập tức mà không suy nghĩ đến việc mình sẽ làm gì sau khi nghỉ. Hoặc đơn giản, các bạn cho rằng bản thân quá giỏi, xin việc ở đâu cũng sẽ được nên chủ quan mà hành động theo cảm tính. Một lời khuyên chân thành là các bạn không nên làm như vậy.
Trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc, các bạn nên xem xét, tính toán kỹ lưỡng, tốt nhất các bạn nên nghĩ đến khía cạnh bản thân, gia đình,…, đừng vì ai đó hay sự tác động nào bên ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sự nghiệp.
👉 Xem thêm: Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường bao nhiêu?
Mách bạn cách nghỉ việc đúng và văn minh
Nghỉ việc là điều đôi khi chúng ta không mong muốn. Tuy nhiên, sẽ đến thời điểm hay vì lý do nào đó, chúng ta buộc phải đưa ra quyết định này. Vậy nghỉ việc như thế nào mới thể hiện sự văn minh?
- Thứ nhất, bạn cần suy nghĩ kỹ, tính toán về tương lai của bản thân, mục đích bạn nghỉ việc là vì muốn phát triển hơn hay vì lý do gì? Bởi quyết định này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn sau này.
- Thứ hai, hãy tìm hiểu quy định xin nghỉ việc của công ty và thực hiện theo. Ví dụ công ty yêu cầu bạn xin trước 30 ngày thì bạn sẽ phải làm đúng theo như vậy. Điều này cũng giúp công ty có thể tìm kiếm người thay thế kịp thời.
- Thứ ba, nếu làm ở vị trí quan trọng, bạn nên gặp mặt trực tiếp sếp để trao đổi về bàn giao công việc cũng như nói chuyện về việc mình xin nghỉ.
- Thứ tư, hoàn thành tất cả công việc trước khi nghỉ.
Như vậy, bài viết trên đây đã phân tích, chia sẻ về vấn đề nghỉ việc để trả thù. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ bản chất của cách nghỉ việc này, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp và văn minh nhất nhé.
👉 Xem thêm: [Câu chuyện nghề nghiệp] Nhân viên có nên nhảy việc vì lương không?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)