Bật mí nghệ thuật từ chối nhận thêm việc từ sếp không gây mất lòng

Đánh giá post

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng mệt mỏi, quá tải khi bị sếp giao thêm quá nhiều việc chưa? Nếu đã từng, chắc hẳn bạn thường không dám từ chối nhận thêm việc và luôn phải cố gồng gánh hết sức để hoàn thành đúng deadline. Vậy bài viết dưới đây chính xác là dành cho bạn. Hãy theo dõi trọn vẹn để nắm được nghệ thuật từ chối nhận thêm việc từ sếp thông minh mà không gây mất lòng.

Kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời

Kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời
Kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời

Từ chối khi không muốn nhận thêm việc từ sếp là giải pháp thông minh. Nói như vậy bởi nó vừa giúp bạn giữ sức khỏe, không căng thẳng, mệt mỏi đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Tuy nhiên, không phải vị sếp nào cũng có thể hiểu về vấn đề này. Thậm chí, một số sếp còn cảm thấy không được hài lòng khi nhân viên từ chối nhận việc vì cho rằng họ lười biếng. Do vậy, để có thể vừa từ chối nhận việc lại không bị “mang mác” trốn việc, bạn hãy xin thời gian nghiên cứu công việc trước.

Sau khoảng thời gian vừa đủ, bạn có thể xin không nhận bởi công việc quá khó so với khả năng của bản thân, khối lượng quá nhiều so với quỹ thời gian hoặc một mình bạn sẽ không thể hoàn thành công việc,… Tuy nhiên, hãy lựa một khoảng thời gian hợp lý để đưa ra câu trả lời để tránh việc sếp nghĩ bạn đang thoái thác công việc.

Trình bày tình hình công việc hiện tại

Trình bày tình hình công việc hiện tại
Trình bày tình hình công việc hiện tại

Vẫn là từ chối nhưng thay vì nói “Thưa sếp, em không thể nhận thêm bất cứ nhiệm vụ nào nữa” có thể khiến sếp phật ý thì bạn có thể lựa chọn cách làm thông minh hơn là “từ chối gián tiếp”. Theo đó, với cách làm này, bạn sẽ không trực tiếp đưa ngay ra câu trả lời mà sẽ trình bày công việc hiện tại, tiến độ hoàn thành, thời gian dự kiến hoàn thành,… Và với khối lượng công việc như vậy, bạn vẫn có thể hoàn thành được nếu làm thêm nhiệm vụ mới nhưng không thể đảm bảo như thời gian cam kết. Trong tình huống này, chắc chắn không có vị sếp nào ép bạn phải cùng lúc làm cả hai công việc để gây ảnh hưởng, thất thoát về tài chính, thời gian, uy tín cho doanh nghiệp.

👉 Xem thêm: Kỹ năng từ chối: Nghệ thuật nói “không” trong cuộc sống

Tìm một lý do chính đáng

Tìm một lý do chính đáng
Tìm một lý do chính đáng

Từ chối nhận thêm việc từ sếp không phải việc quá khó. Điều quan trọng bạn cần chú ý là đưa ra lý do phù hợp thuyết phục sếp rằng bạn vì bất đắc dĩ chứ không phải trốn việc. Theo đó, bạn có thể lựa chọn các lý do như đang học tập, nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ, đang ôn thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ,… Những lý do này nên xoay quay mục đích lâu dài của công việc bạn đang làm và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy lý do sức khỏe không đảm bảo để kham hai nhiệm vụ một lúc và lo lắng về tiến độ hoàn thành. Đối với trường hợp này, hãy thành thật và lấy những lý do thực tế hết sức có thể thay vì thêm nhiều tình tiết khiến câu chuyện trở nên phi lý và khó tin.

👉 Xem thêm: [Nghệ thuật ứng xử] Làm gì khi mắc sai lầm trong công việc?

Đề xuất giải pháp thay thế phù hợp hơn

Khi sếp muốn giao thêm nhiệm vụ cho bạn đồng nghĩa với việc họ tin tưởng bạn có khả năng và có thể hoàn thành đúng tiến độ. Do vậy, hãy khiến sếp tin rằng mình thực sự đúng khi đặt niềm tin vào bạn. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ nhận việc để chứng minh. Theo đó, trong trường hợp này, chúng ta vẫn sẽ đưa ra câu trả lời không những thay vì nói trực tiếp, bạn có thể bày tỏ mong muốn được giúp sếp hoàn thành nhiệm vụ ngay lập tức nhưng công việc hiện tại đang cần gấp nên hẹn để hoàn thành xong rồi mới tiếp tục. Sếp thấy thời gian bị kéo dài sẽ tự đưa ra giải pháp phù hợp thay vì dồn nhiều nhiệm vụ cho bạn cùng một lúc. Một giải pháp khác bạn cũng có thể lựa chọn là trình bày công này cần có người hỗ trợ mới có thể hoàn thành đúng tiến độ. Khi đó, sếp của bạn sẽ cân nhắc giao cho người khác thay vì việc huy động thêm nhiều người bỏ dở công việc hiện tại để làm nhiệm vụ mới.

Đề xuất giải pháp thay thế phù hợp hơn
Đề xuất giải pháp thay thế phù hợp hơn

Bài viết cung cấp thông tin về nghệ thuật từ chối nhận thêm việc từ sếp, hy vọng có thể hữu ích với bạn. Theo đó, bạn có thể áp dụng trên thực tế nếu rơi vào tình huống tương tự. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi vận dụng bởi biết đâu công việc sếp giao thêm có thể hữu ích và phát triển thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi tại trang thông tin JobsGO để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

👉 Xem thêm: Cách từ chối lời mời làm việc thông minh và khéo léo

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: