Mùa COVID-19: Việt Nam tích trữ mì tôm, Nhật Bản tích trữ… giấy vệ sinh

Đánh giá post

Nhật Bản là một quốc gia rất quen thuộc với các vấn đề thiên tai. Điều này dù nghe rất buồn, nhưng nó lại mang đến cho người Nhật một tinh thần mạnh mẽ đương đầu với hoạn nạn. Người Nhật cũng có rất nhiều kinh nghiệm tích trữ vật dụng khi khẩn cấp. Vậy trong mùa dịch COVID-19 này, Việt Nam ta tích trữ mì tôm thì Nhật tích trữ cái gì?

Mùa COVID-19: Việt Nam tích trữ mì tôm, Nhật Bản tích trữ... giấy vệ sinh
Nguồn+ Nhật Bản du kí

1. Dịch đến… Nhật cháy hàng giấy vệ sinh!!!

 

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 là giai đoạn dịch COVID 19 căn thẳng nhất tại Nhật Bản. Quốc gia này lúc đó đã gần như cách ly với các khu vực bên ngoài. Lúc này thì nhà nhà ở Nhật bắt đầu công cuộc tích trữ nhu yếu phẩm phòng trợ mọi trường hợp, giống như khi động đất hay sóng thần. Những tưởng chỉ có thực phẩm và đồ dùng gia đình là chát hàng ngay lập tức, nhưng thật không ngờ, giấy vệ sinh tại Nhật cũng bay vèo trong vài nốt nhạc.

Bên cạnh các nhu yếu phẩm khác, giấy vệ sinh bất ngờ trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Các gian hàng giấy vệ sinh tại siêu thị Nhật trong một buổi tối đã bị vét sạch như cách Việt Nam mình hốt mì tôm ngày 7/3 vừa qua. Có rất nhiều người đi làm về muộn nên đã không thể mua một bịch giấy vệ sinh nào cả. Khởi nguồn của cơ sự này là một tin đồn về việc Trung Quốc đóng cửa không xuất khẩu giấy sang Nhật nữa, rồi thêm cả tin vật liệu làm khẩu trang giống với giấy vệ sinh, cứ thế, mọi người thi nhau đi gom giấy tích trữ cho bằng hết khả năng thì thôi. Câu chuyện này đã khiến tôi “bật cười trong hoang mang” khi đọc lần đầu tiên. Những hình ảnh được các bạn Việt kiều tại Nhật chia sẻ càng khiến câu chuyện này trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Mùa COVID-19: Việt Nam tích trữ mì tôm, Nhật Bản tích trữ... giấy vệ sinh
Nguồn+ Nhịp sống Nhật Bản

2. Nguồn gốc câu chuyện tích trữ giấy vệ sinh tại Nhật

 

Mặc dù rất khó hiểu, nhưng vấn đề gì cũng có lý do của nó. Theo chia sẻ của nhiều bạn Việt tại Nhật, cứ mỗi khi Nhật Bản đối đầu với vấn đề nguy hiểm như thiên tai, dịch bệnh thì giấy vệ sinh, giấy lau bếp và cả những sản phẩm vệ sinh dành riêng cho phái đẹp cũng hết sạch.

Câu chuyện này bắt nguồn từ văn hóa dùng giấy chùi tại Nhật Bản. Mặc dù có hệ thống nhà vệ sinh rất hiện đại, nhưng người Nhật vẫn ưa chuộng dùng giấy vệ sinh hơn cả. Bất cứ khi nào có trường hợp nguy hiểm, giấy vệ sinh luôn là vật phẩm được trang bị đầu tiên, sau đó mới đến gạo và các nhu yếu phẩm khác.

Đó là câu chuyện văn hóa hiện đại, nếu tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Nhật Bản, các bạn có thể dễ dàng hiểu được nguyên nhân “cực kỳ sâu xa” cho câu chuyện tích trữ giấy vệ sinh ngay thôi.

“Mọi chuyện bắt nguồn từ năm 1973, khi chiến tranh Trung Đông gây nên cuộc Khủng hoảng dầu mỏ. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận và giá dầu mỏ tăng cao gây áp lực lớn cho kinh tế các nước.

Trước tình hình đó, ngày 19/10, Nhật kêu gọi người dân tiết kiệm giấy, vì lúc đó cần dầu mỏ để sản xuất giấy. Sau đó từ cuối tháng 10, bắt đầu rộ lên tin đồn là “Giấy sẽ không còn”. Đến ngày 1/11, trên một trang quảng cáo của 1 siêu thị ở Osaka ghi là “Giấy sẽ cháy hàng (vì giá rẻ bất ngờ). Và thế là ngay hôm đó, có gần 300 bà nội trợ đứng xếp hàng, chỉ trong vòng 2 tiếng đã hốt hết 500 lốc giấy chùi. Kể từ hôm đó, bà con Nhật khắp cả nước đua nhau đi gom giấy chùi, khiến nhiều người mua không được lâm vào tình cảnh túng quẫn. Thời điểm đó, vòi xịt chưa có, nên không có giấy chùi thực sự là nỗi đau rất lớn của nhiều người. Và người ta gọi sự kiện năm 1973 đó là “Giấy chùi đại náo” (トイレットペーパー騒動).” (Nguồn: Nhật Bản du ký)

Có thể cảm nhận được những ký ức “hoang mang” năm 1973 đã tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ của người Nhật. Chính vì vậy nên chuyên cháy giấy vệ sinh bỗng chốc đã không còn là chuyện lạ đời nữa.

Mùa COVID-19: Việt Nam tích trữ mì tôm, Nhật Bản tích trữ... giấy vệ sinh
Nguồn+ Nhịp sống Nhật Bản

3. Vậy khi khẩn cấp, người Nhật thường chuẩn bị đồ dùng gì?

 

Nhật Bản là một quốc gia chịu thiệt thòi rất nhiều vì thường xuyên gặp phải thiên tai. Mỗi năm, người dân Nhật đều phải đối diện với những đợt sóng thần, động đất từ nhẹ đến mạnh. Hoàn cảnh đã khiến người Nhật trở nên kiên cường và vô cùng dày dặn kinh nghiệm trong việc chuẩn bị cho các trường hợp nguy hiểm. Vậy, khi cần tích trữ nhu yếu phẩm, người Nhật sẽ chuẩn bị những gì?

Trước hết là giấy vệ sinh và gạo, như câu chuyện ở trên, người Nhật sẽ gom giấy/các sản phẩm vệ sinh và gạo trước nhất cho hoàn cảnh nguy hiểm. Sau đó sẽ là lương thực, thực phẩm đủ cho 7-10 ngày, rồi đến các sản phẩm dành cho trẻ em. Và cuối cùng mới đến những nhu yếu phẩm có sẵn, đồ khô, ăn liền, các sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, xà phòng,… Một điều đặc biệt tại Nhật chính là việc luôn có sẵn 非常袋 (túi đựng vật dụng cần thiết khi khẩn cấp) trong nhà. Điều này giúp họ luôn sẵn sàng cho trường hợp phải đóng cửa trong nhà hoặc đi lánh nạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: