Chuyên viên pháp lý là gì? Vai trò & mô tả công việc

Đánh giá post

Chuyên viên pháp lý là một trong những vị trí khá phổ biến tại các công ty, tập đoàn lớn. Vậy họ là ai? Có vai trò gì? Nếu bạn đang quan tâm, hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của JobsGO nhé!

1. Chuyên viên pháp lý là gì?

chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý (Legal Executive) là vị trí chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến pháp luật, đảm nhận các công việc liên quan đến điều hành pháp lý cho doanh nghiệp. Việc đào tạo một nhân viên pháp lý sẽ bao gồm đào tạo bằng cấp học thuật và đào tạo ngành nghề.

Sau khi đã định nghĩa được chuyên viên pháp lý là gì, hãy cùng JobsGO tìm hiểu công việc của họ sẽ làm những gì trong phần tiếp theo bạn nhé!

2. Vai trò của chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý có vai trò quan trọng trong việc xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp theo đúng quy định. Họ đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi, tránh các trường hợp kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác của doanh nghiệp.

chuyên viên pháp lý là gì
Vai trò của chuyên viên pháp lý

Chẳng hạn khi doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng kinh tế, chuyên viên pháp lý sẽ chịu trách nhiệm tìm hiểu các vấn đề pháp lý, soạn thảo các điều khoản và thủ tục liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời tìm ra những sơ hở trên hợp đồng nhằm giúp doanh nghiệp tránh khỏi những thiệt hại nghiêm trọng.

3. Mô tả công việc chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

3.1 Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý của công ty

  • Phụ trách và chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến pháp lý trong công ty.
  • Cung cấp các tư vấn chính xác và kịp thời cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm: luật lao động, liên doanh quốc tế, quản trị tài chính doanh nghiệp,…
  • Đảm nhiệm việc tham mưu và tư vấn cho Ban giám đốc công ty các vấn đề về pháp luật.
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra về tính hợp pháp và pháp lý tất cả những giao dịch kinh doanh trong công ty; thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý như: thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu,…

3.2 Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty

  • Phối hợp với các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng các chính sách quản trị nội bộ và giám sát việc tuân thủ chính sách, xây dựng các chiến lược phòng vệ hiệu quả.
  • Kiểm tra hệ thống chính sách nội bộ, đảm bảo rằng việc ban hành và thực thi các chính sách của công ty hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
  • Thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố rủi ro có khả năng tác động đến các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro phù hợp và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra, để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Hỗ trợ việc thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong công ty; tham gia đánh giá về những hệ thống quản lý nội bộ trong công ty theo đúng tiêu chuẩn ISO.

3.3 Quản lý các vấn đề pháp lý với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

  • Liên hệ và tiến hành các giao dịch với các đối tượng bên ngoài để giải quyết công việc theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty.
  • Tham gia hoạt động tố tụng theo sự phân công của Ban giám đốc công ty nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.
  • Đại diện công ty trao đổi và đàm phán với các đối tượng bên ngoài công ty, bao gồm: tư vấn viên pháp luật bên ngoài, các cơ quan chính quyền,… để tạo mối quan hệ tin cậy sau đó xử lý những vấn đề phức tạp đối với các bên liên quan.
công việc của chuyên viên pháp lý
Mô tả công việc của chuyên viên pháp lý

3.4 Tham gia việc soạn thảo hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành

  • Tham gia soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận và các văn bản, tài liệu pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty.
  • Kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp đối với các hợp đồng, văn bản pháp lý mà công ty ban hành và ký kết cũng như kiểm tra tính hợp pháp của các giao dịch công ty thực hiện.
  • Chuẩn bị, kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, các văn bản hay tài liệu giao dịch nhằm mục đích đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.

3.5 Nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty

  • Nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư… có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.
  • Chịu trách nhiệm giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi người trong công ty.
  • Đảm bảo mọi thủ tục, quy trình hoạt động của công ty đều hợp pháp.
  • Quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh của công ty.

3.6 Cập nhật các sửa đổi, bổ sung về pháp luật hiện hành

Chuyên viên pháp lý thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật, như là các thay đổi về luật, nghị định, thông tư,…có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty cho các cấp quản lý.

4. Kỹ năng cần có của chuyên viên pháp lý

vai trò của chuyên viên pháp lý
Kỹ năng cần có của chuyên viên pháp lý

Để đáp ứng được những công việc nói trên, một chuyên viên pháp lý sẽ cần có những kiến thức về chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ khác như sau.

4.1 Về chuyên môn công việc

Những kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn là một trong những yếu tố đầu tiên mà một người làm chuyên viên pháp lý cần có. Với yêu cầu này, bạn cần:

  • Hiểu biết và có kiến thức liên quan đến những vấn đề pháp lý, thông thạo về những bộ luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Có kỹ năng soạn thảo văn bản theo quy định của pháp luật.
  • Liên quan đến thẩm định và xử lý tranh chấp, khiếu nại và kiện tụng.
  • Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ (là những loại văn bản sẽ được dùng để áp dụng cho toàn bộ các nhân viên ở trong doanh nghiệp, quy định về từng phạm vi cụ thể trong công việc của họ).
  • Kỹ năng tư vấn pháp luật: Chuyên viên pháp lý cần có kỹ năng tư vấn liên quan đến pháp luật một cách đúng đắn và chính xác cho các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp.
  • Kỹ năng bảo mật thông tin: Bạn cần có trách nhiệm về việc bảo mật với những công việc và thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

4.2 Về kỹ năng liên quan

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn nói trên, để thành công khi làm việc ở vị trí chuyên viên pháp lý, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng liên quan khác. Cụ thể như sau:

4.2.1 Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

  • Khả năng lắng nghe tích cực và tổng hợp các thông tin cần thiết.
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
  • Khả năng đưa ra được các phản hồi thích hợp.
  • Sự khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, ngôn từ phản chiếu trong quá trình giao tiếp.
  • Khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân và xác định được cảm xúc của người đối diện.
  • Kỹ năng đàm phán tốt để mang lại được sự thỏa thuận có lợi nhất cho doanh nghiệp.

4.2.3 Một số kỹ năng khác

  • Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để có thể phối hợp nhịp nhàng với những bộ phận khác trong doanh nghiệp.
  • Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề linh hoạt. Điều này sẽ giúp hạn chế được các tổn thất không đáng có của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.
  • Khả năng chịu được áp lực cao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc.

5. Cơ hội việc làm chuyên viên pháp lý

mô tả công việc chuyên viên pháp lý
Cơ hội việc làm chuyên viên pháp lý

5.1 Nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên pháp lý rất cao, đặc biệt ở những công ty, tập đoàn lớn. Bởi, vấn đề liên quan đến việc tuân thủ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đang theo đuổi ngành nghề này trong tương lai.

5.2 Môi trường làm việc

Phần lớn chuyên viên pháp lý đều phải làm việc toàn thời gian ở trong văn phòng. Nhưng họ vẫn có thể làm thêm giờ để có thể đảm bảo đúng deadline công việc. Bên cạnh đó là môi trường làm việc chuyên nghiệp, được tiếp cận với nhiều tình huống thực tế và tham gia các khóa đào tạo chuyên môn của doanh nghiệp.

5.3 Mức lương chuyên viên pháp lý

Mức lương trung bình của vị trí chuyên viên pháp lý so với mặt bằng chung tương đối cao. Cụ thể, theo Salaryexplorer:

  • Mức lương trung bình: 20.800.000 đồng/ tháng.
  • Dải lương phổ biến: 13.900.000 – 18.600.000 đồng/ tháng.
  • Mức lương thấp nhất: 6.410.000 đồng/ tháng.
  • Mức lương cao nhất: 51.200.000 đồng/ tháng.

6. Học gì để trở thành chuyên viên pháp lý?

chuyên viên pháp lý là ai
Học gì để trở thành chuyên viên pháp lý?

Để có cơ hội trở thành một chuyên viên pháp lý, điều kiện tiên quyết là bạn phải tốt nghiệp trường Đại học chuyên ngành Luật. Top 7 trường Đại học đào tạo chuyên ngành Luật hàng đầu bạn có thể tham khảo là:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Luật – Đại học Huế
  • Khoa Luật – Trường Đại học Vinh
  • Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ

7. Tìm việc chuyên viên pháp lý tại JobsGO

Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí chuyên viên pháp lý thì đừng bỏ qua trang web tuyển dụng JobsGO! Hàng ngày, trên website JobsGO.vn cập nhật hàng ngàn công việc chuyên viên pháp lý ở khắp các địa bàn tỉnh, thành phố với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Bạn có thể ứng tuyển dễ dàng với 4 bước sau đây:

  • Truy cập đường link https://jobsgo.vn/ để đến giao diện chính của JobsGO.
  • Cập nhật CV tại mục “Tạo CV”.
  • Gõ “chuyên viên pháp lý” vào ô “Từ khóa” và chọn địa điểm mong muốn tại khung “Địa điểm”.
  • Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn công việc phù hợp nhất với mình rồi click “Ứng tuyển ngay”.

Trên đây là bản mô tả công việc chi tiết và chuẩn xác nhất cho vị trí chuyên viên pháp lý được JobsGO tổng hợp và đưa ra. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề, từ đó có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân!

Nhà tuyển dụng: Đăng tin tuyển dụng nhanh chóng, tiếp cận ứng viên mọi nơi!

Người tìm việc: Tuyển Chuyên viên Pháp lý

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: