Director là gì? Những thông tin xoay quanh chức danh Director

Đánh giá post

Director ​là một vị trí cấp cao trong bất kỳ công ty nào. Đây là người có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của công ty. Vậy Director là gì? Vị trí Director khác CEO không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Một số khái niệm liên quan đến Director

Dưới đây là một vài khái niệm liên quan đến Director mà bạn có thể tham khảo:

Director là gì?

director là gì
Director là gì?

Director là gì? Trong tiếng Việt, thuật ngữ này mang nghĩa là “Giám đốc”. Có thể hiểu một cách đơn giản, đó là những người đứng đầu các phòng ban trong công ty, doanh nghiệp và giữ vai trò quản lý, dẫn dắt hoạt động của các bộ phận đó.

Chức vụ Operation Director 

Operation Director hay còn gọi là Quản lý điều hành hay Giám đốc vận hành. Thông qua việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty, doanh nghiệp, Operation Director phải đảm bảo hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một Giám đốc vận hành sẽ đảm nhiệm những công việc như là:

  • Kiểm soát tình hình tài chính và ngân sách.
  • Quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho.
  • Quản lý hệ thống nhân sự trong công ty.
  • Quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chức vụ Managing Director 

Managing Director ​(MD) là giám đốc điều hành, người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một công ty, một doanh nghiệp. Giám đốc điều hành sẽ người trực tiếp báo các về tình hình kinh doanh của công ty theo tháng, quý hoặc năm và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh cho thời gian sắp tới.

Trong một doanh nghiệp, ngoài Managing Director còn có nhiều chức vụ khác như:

  • Senior Managing Director: Giám đốc điều hành cấp cao
  • Vice Managing Director: Phó giám đốc điều hành
  • General Manager: Tổng giám đốc
  • Managing: Quản lý
  • Executive Director: Giám đốc điều hành

👉 Xem thêm: Phân biệt General Manger và General Director

Chức vụ Board of Director 

director la gi
Chức vụ Board of Director

Board of Director có tên viết tắt là BOD, được dùng để chỉ Hội đồng quản trị. Đây là cụm từ đề cập tới các cá nhân được bầu làm người đại diện cho các cổ đông của một doanh nghiệp. Các chính sách quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ được thông qua Hội đồng quản trị trong các cuộc họp cổ đông.

Hội đồng này cũng sẽ đảm nhiệm các vấn đề về tuyển dụng và sa thải nhân sự cao cấp như: Giám đốc, cổ tức hay lương của các chức vụ điều hành. Bên cạnh đó, các mục tiêu vĩ mô, hỗ trợ công tác điều hành cũng được quyết định dựa trên sự thống nhất của BOD.

Chưa có quy định ràng buộc nào về số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị. Nhưng nhìn chung, Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp thường dao động từ 3 – 31 thành viên, và tối ưu nhất là 7 người.

👉 Xem thêm: tuyển dụng Trợ Lý Tổng Giám Đốc

Sự khác nhau giữa CEO và Director là gì?

Mặc dù điều là những vị trí điều hành, quản lý cao cấp của công ty, thế nhưng Director và CEO vẫn có đôi chút sự khác biệt:

director la gì
Sự khác nhau giữa CEO và Director là gì?
  • Trong thực tế, CEO là  chức danh được các công ty, doanh nghiệp tại Châu Mỹ ưa chuộng sử dụng. Còn tại châu Âu, người ta ưu tiên thuật ngữ Director.
  • Ngoài ra, CEO là vị trí sở hữu quyền lực rất lớn. Trong khi đó, Director thường được dùng để chỉ cấp quản lý chuyên xử lý công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Vậy nên, nếu bạn coi CEO tương đồng với Director thì có thể khiến các CEO không hài lòng vì làm giảm vai trò, trọng trách của họ.

👉 Xem thêm: CEO là gì? Vai trò của CEO với sự thành công của doanh nghiệp

Công việc và trách nhiệm của Director là gì?

Người giữ vị trí giám đốc điều hành của một doanh nghiệp là người sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau để giúp tổ chức phát triển và lớn mạnh trên thương trường. Công việc mà một managing Director đảm nhận là:

Lập kế hoạch kinh doanh

Director là người phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, Giám đốc điều hành là người chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh và điều hành các hoạt động nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của công ty trên thị trường. Để làm được điều này, bạn phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận để cùng nhau đưa ra phương án tối ưu.

👉 Xem thêm: Trợ lý Giám đốc là gì? Tầm quan trọng của Trợ lý trong các doanh nghiệp

director nghĩa là gì
Lập kế hoạch kinh doanh

Tham gia vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tùy theo định hướng phát triển mà mỗi công ty sẽ có yêu cầu về nhân sự khác nhau. Mặc dù việc tuyển nhân viên là nhiệm vụ của phòng nhân sự nhưng với một số vị trí quan trọng trong công ty thì cần phải tham khảo ý kiến ​​của DirectorDirector có nhiệm vụ phối hợp với bộ phận nhân sự để đảm bảo việc tư vấn đào tạo và quản lý con người một cách hiệu quả nhằm tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm phân công công việc và nhiệm vụ cho các trưởng bộ phận. Họ cũng là người giám sát và luôn động viên, hỗ trợ từng bộ phận đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác

Xây dựng các mối quan hệ hợp tác cũng là một công việc của các Director. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các mối quan hệ xã hội là hết sức cần thiết để phát triển. Vì vậy, họ phải luôn là người biết cách mở rộng và duy trì các mối quan hệ của mình trên mọi lĩnh vực. Ví dụ, các công ty cần duy trì mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ và thậm chí cả các công ty cạnh tranh.

Director la chức gì
Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác

Đại diện doanh nghiệp ký kết các hợp đồng quan trọng

Director là một người có trách nhiệm cao trong một công ty. Do đó, đương nhiên họ sẽ đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và các liên hệ quan trọng khác. Điều đó cũng thể hiện được tầm quan trọng của một MD và thể hiện sự tôn trọng với đối tác.

Nhìn chung, là một người giữ trọng trách điều hành và quản lý công ty, Director không thực hiện những công việc hàng ngày như nhân viên bình thường. Họ sẽ phải đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng với tính rủi ro cao hơn, chẳng hạn như:xây dựng chiến lược phát triển công ty, điều hành các cuộc họp hay kiểm soát hoạt động các phòng ban. Chính vì thế, ngoài năng lực chuyên môn, Director phải có một tinh thần thép cùng sự trách nhiệm cao trong công việc.

Kỹ năng một Director cần có là gì?

Director phải là một người rất tài giỏi và có nhiều kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành tốt được công việc của mình. Chúng ta có thể tóm tắt ngắn gọn những kỹ năng ấy như sau:

director nghia la gi
Kỹ năng cần có của một Managing Director là gì?
  • Một MD cần phải có khả năng phân tích cũng như kỹ năng lập kế hoạch xuất sắc để có thể xây dựng chiến thuật nhằm phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất.
  • Managing Director cần có khả năng lãnh đạo để có thể tổ chức giám sát và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo kế hoạch đúng lộ trình và đạt hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.
  • Bạn phải có một tầm nhìn xa, xác định được hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.
  • Managing Director cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Bởi vì MD không chỉ làm việc với nhân viên mà còn phải giao tiếp với khách hàng, cấp trên,…
  • Kỹ năng thuyết trình và trình bày ý kiến luôn phải hoàn hảo để có thể báo cáo được cho hội đồng quản trị cũng như phổ biến cho nhân viên.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và phản xạ là những kỹ năng luôn cần được trau dồi.
  • Có hiểu biết sâu rộng về kinh doanh, có thể phân tích rõ ràng và biết nhìn theo nhiều hướng khác nhau.

👉 Xem thêm: Phân biệt lãnh đạo và quản lý – tưởng không khác mà khác không tưởng

Thách thức và kỳ vọng đối với nghề Managing Director 

Vậy thách thức và kỳ vọng đối với nghề Managing Director là gì? Tham khảo ngay qua nội dung sau đây:

Thách thức với nghề Managing Director

Thông thường, Director sẽ nằm trong hội đồng quản trị của công ty và giữ một số cổ phần nhất định. Chính vì thế, đi cùng với mức thu nhập hấp dẫn từ cổ phiếu, tiền lương…, họ phải chịu một áp lực công việc cực kỳ lớn. Những quyết định của họ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động cũng như sự phát triển của công ty nên họ phải cân nhắc một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.

Ngoài ra, với khối lượng công việc nặng như vậy, họ sẽ phải đánh đổi giữa cuộc sống, người thân, bạn bè và công việc. Họ sẽ ít có thời gian dành cho  bản thân và gia đình.

Kỳ vọng của nghề Managing Director

director nghia la gì
Kỳ vọng của nghề Director

Có thể thấy, Director là một trong những vị trí cao cấp bậc nhất công ty. Thế nhưng, những kỳ vọng của nghề vẫn chưa dừng lại ở đó. Nếu bạn có kinh nghiệm và năng lực, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ chi nhánh nhỏ sang công tác, làm việc với vai trò này ở những công ty lớn hơn. Hay bạn có thể đảm nhiệm vai trò Chủ tịch công ty hoặc hỗ trợ, tư vấn cho các công ty, doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp Director là gì?. Hy vọng, sau bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin về những công việc cần làm và kỹ năng cần có khi muốn đảm nhiệm chức vụ này.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: