Logistics là một trong những ngành đang “làm mưa làm gió” trên thị trường hiện nay, thu hút đông đảo sự lựa chọn từ các bạn trẻ. Vậy bạn đã biết ngành logistics là gì chưa? Cơ hội việc làm ngành này liệu có tốt hay không? Câu trả lời sẽ được JobsGO bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Ngành logistics là gì?
Ngành logistics là ngành học về dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Các bạn sinh viên theo học ngành này sẽ nghiên cứu cách các đơn vị, công ty logistics lên kế hoạch cụ thể để kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Ngành logistics không đơn giản chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng,… Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến chuyên môn về chuỗi cung ứng, nghiên cứu cách vận chuyển trọn gói. Một số môn học bổ trở khác giúp các bạn có thêm các kiến thức về Marketing, kinh doanh quốc tế,… Bên cạnh đó, các bạn còn được thực hành, đảm bảo mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp.
2. Ngành logistics đào tạo những gì?
Theo học ngành logistics, sinh viên sẽ được đào tạo rất nhiều mảng, kiến thức khác nhau, bổ trợ cho chuyên ngành chính và phục vụ công việc sau này. Cụ thể, các bạn khi theo học ngành logistics sẽ có cơ hội được trải nghiệm những khối kiến thức sau:
- Cách thức vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
- Những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi.
- Các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Ngành logistics đào tạo những gì? - Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.
- Về kỹ năng chuyên môn, sinh viên được phép tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức.
- Kiến thức và kỹ năng thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp.
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược.
- Thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.
👉 Xem thêm: Học khối A thì nên chọn ngành nào?
3. Tại sao ngành logistics lại luôn “hot”?
3.1. Mức lương cao
Tại Việt Nam, hiện các công việc liên quan đến logistics cực kỳ đa dạng. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kiếm được một công việc khi mới ra trường với mức lương khá (từ 7-10 triệu VNĐ trở lên).
Theo thống kê ở Mỹ, mức thu nhập trung bình của nhân viên ngành logistics là khoảng 73,400 USD/năm. Chỉ sau một số năm kinh nghiệm, những người làm việc trong lĩnh vực này có thể kiếm được mức lương có 6 chữ số (USD) hàng năm.
3.2. Cơ hội việc làm rộng mở
Các, tổ chức, công ty luôn cần đến đội ngũ nhân viên logistics để đảm bảo duy trì dòng chảy của chuỗi cung ứng. Dù là beginner hay dân chuyên, ngành logistics luôn sẵn sàng tuyển thêm người vào. Vậy nên ngành logistics được đánh giá là chứa đựng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp có thể xin vào làm tại các công ty chuyên về logistics, vận tải, xuất nhập khẩu, dịch vụ, kinh doanh quốc tế,… với nhiều vị trí khác nhau. Hiện nay số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tạo cơ hội lớn cho các bạn phát triển sự nghiệp.
3.3. Được trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế
Khi theo học ngành logistics, bạn sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế. Bạn sẽ được tạo điều kiện để phát triển được những mối quan hệ với các đối tác lớn, làm việc chuyên nghiệp trên toàn thế giới.
Theo đó, bạn sẽ được học hỏi rất nhiều điều mới lạ, rèn luyện các kỹ năng, tiếp thu thêm kiến thức, kinh nghiệm,… Từ đó có thể áp dụng vào công việc sau này và đạt được những thành tích, thành công lớn trong sự nghiệp của mình.
👉 Xem thêm: Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?
4. Khám phá cơ hội việc làm hấp dẫn ngành logistics
Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:
4.1. Nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu là những người trực tiếp tham gia hoàn tất hồ sơ và các thủ tục hải quan. Mục đích của công việc này là để nhập khẩu hàng hoá và xuất bán thành phẩm ra nước ngoài với số lượng và giá cả khác nhau.
– Các công việc chính của nhân viên xuất nhập khẩu:
- Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
- Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
- Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
- Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
- Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra.
– Mức lương trung bình dành cho nhân viên xuất nhập khẩu: 7-10 triệu/tháng.
4.2. Nhân viên thu mua
Nhân viên mua hàng được biết đến là người thực hiện nhiệm vụ đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ. Công việc này chủ yếu để phục vụ cho việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của công ty khi mua hàng hóa từ các nhà cung cấp uy tín và được cung cấp theo các điều khoản đã thoả thuận.
– Các công việc chính của nhân viên thu mua:
- Lập kế hoạch và lên ưu tiên cho các hoạt động thu mua.
- Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu mua hàng, quản lý quá trình lựa chọn.
- Truyền thông tin và hỗ trợ các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp.
- Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng cho các sự cố thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa, liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan.
- Theo dõi đơn đặt hàng và xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng và chi phí.
- Đánh giá, cập nhật và duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc.
- Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết quả lên quản lý.
- Quản lý đội ngũ nhân viên tài chính và logistics trong việc giải quyết và tiếp nhận hóa đơn sai lệch.
- Xác định các cơ hội và thực hiện công việc để mang lại hiệu quả.
- Góp phần củng cố, giảm chi phí từ các nhà cung cấp địa phương.
– Mức lương trung bình: 10-12 triệu/tháng.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên cung ứng
4.3. Nhân viên thủ kho
Thủ kho là người đảm trách vai trò quản lý hàng trong kho trên tất cả các công đoạn từ lúc chuyển hàng vào kho, xuất hàng ra khỏi kho, thống kê số liệu hàng tồn kho.
– Các công việc chính của vị trí nhân viên thủ kho:
- Thực hiện kiểm tra các chứng từ và thực hiện việc nhập, xuất hàng
- Tiếp nhận các chứng từ giao hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.
- Làm công việc lưu trữ phiếu nhập, phiếu xuất kho
- Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
- Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu.
- Theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng.
- Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng.
- Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sắp xếp hàng hóa tránh bị ướt, đổ vỡ.
– Mức lương trung bình: 7-10 triệu/tháng.
4.4. Nhân viên kinh doanh logistics
Nhân viên sales logistics là nhân viên bán hàng trong các hãng tàu. Cụ thể, sản phẩm được mang ra bán là “dịch vụ vận tải container” hay chính là “chỗ ngồi” cho hàng hóa đã được đóng vào container trên tàu.
– Các công việc chính của nhân viên kinh doanh logistics:
- Thực hiện nhiệm vụ thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng.
- Cung cấp giá cước và các chi phí liên quan, lịch tàu chạy.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình đóng hàng, đưa hàng xuống tàu, hoàn tất chứng từ, thủ tục.
- Duy trì lượng khách hàng vốn có bằng các công việc chăm sóc khách hàng như giữ liên lạc để thường xuyên cập nhật các thông tin về nhu cầu vận chuyển.
- Đưa ra những dịch vụ ưu đãi, support giá ưu tiên.
- Mở rộng lượng khách hàng bằng các hoạt động đi thăm khách hàng mới.
- Giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
– Mức lương trung bình: 7-10 triệu/tháng.
5. Bật mí cách tìm việc làm logistics nhanh nhất
Có thể thấy, logistics là ngành mang đến cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn dành cho các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, với những bạn vừa tốt nghiệp, chưa có cơ hội tiếp xúc với xã hội, môi trường làm việc nhiều thì có lẽ sẽ còn khá hoang mang trong vấn đề tìm việc làm.
Nhiều bạn tận dụng mối quan hệ với người thân, bạn bè để tìm kiếm công việc. Một số bạn thì tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm, nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, các cách này sẽ có nhiều hạn chế như là khó tìm được công việc thực sự phù hợp hay tốn chi phí qua trung gian,…
Vậy thì một bí quyết vô cùng hữu hiệu mà các bạn không nên bỏ qua trong thời đại công nghệ số này chính là tìm việc qua website việc làm. Hiện nay, có không ít trang web được phát triển với tính năng hỗ trợ tuyển dụng, giúp các ứng viên tiếp cận việc làm nhanh nhất. Một trong số đó phải kể đến chính là JobsGO – đơn vị chuyên cung cấp thông tin việc làm mới nhất tại Việt Nam.
Đến với JobsGO, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình một vị trí công việc ngành logistics tại khu vực mình mong muốn. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể so sánh mức lương các vị trí để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho ứng viên, JobsGO còn tung ra ra tính tạo Video CV vô cùng tiện ích. Bạn chỉ cần quay 1 đoạn video giới thiệu bản thân, kinh nghiệm, các thông tin để ứng tuyển tương tự 1 bản CV thông thường rồi đăng tải lên app của JobsGO để “apply” công việc yêu thích. Ngay lập tức, các nhà tuyển dụng sẽ tiếp nhận được thông tin và liên hệ nếu phù hợp.
Trong bài viết trên đây, JobsGO đã tổng hợp tất cả các thông tin giải đáp ngành Logistics là gì cùng các vấn đề xoay quanh ngành này. Chúc các bạn có thể nhanh chóng xác định được lĩnh vực, ngành nghề phù hợp để phát triển sự nghiệp nhé.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc giám sát cung ứng
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)