9 kiểu người không bao giờ thành công trong công việc

5/5 - (2 votes)

Thật khó để có thể dự đoán sự thành công và thất bại của một người vì cuộc sống tồn tại rất nhiều biến số. Dẫu vậy, nếu mãi không thay đổi, 9 kiểu người dưới đây sẽ không bao giờ đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

#1. Kẻ hèn nhát

kiểu người không bao giờ thành công 1
Kẻ nhát gan không dám đối mặt với khó khăn, không có ước mơ và dễ trở nên nhạt nhòa.

Kẻ hèn nhát là người thiếu dũng khí đối mặt với nguy hiểm, khó khăn. Hèn nhát khiến người ta đánh mất chính mình, không dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm, luôn phủ nhận bản thân và khao khát những gì mà mình không thể có được. Họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, không khẳng định được dấu ấn cá nhân và không có sự đóng góp cho xã hội.

Những người này cũng thường không có ước mơ, khát vọng nên cuộc sống luôn tầm thường.

👉 Xem thêm: Thành công là gì? Bí quyết để làm nên sự thành công

#2. Người tiêu cực

Trong bộ truyện Harry Potter của JK Rowling, Dementor là những sinh vật xấu xa hút linh hồn của con người ra khỏi cơ thể của họ, khiến họ chỉ còn là lớp vỏ con người.

Bất cứ khi nào một Dementor bước vào phòng, nó trở nên tối tăm và lạnh lẽo khi ấy mọi người bắt đầu nhớ lại những ký ức tồi tệ nhất của họ. Rowling nói rằng cô ấy đã phát triển khái niệm cho Dementors dựa trên những người tiêu cực – loại người có khả năng đi vào một căn phòng và ngay lập tức “hút” sự sống ra khỏi nơi ấy.

Những người tiêu cực khiến cho những nơi họ đến trở nên u ám bằng cách áp đặt sự tiêu cực và sự bi quan của họ lên tất cả những người họ gặp phải.

#3. Kẻ tự phụ

kiểu người không bao giờ thành công 2
Những người tự cho mình là giỏi sẽ không có ý thức học hỏi, phát triển bản thân.

Tự phụ được định nghĩa là hành vi tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả những người tài giỏi hơn mình.

Tự phụ là một thói xấu. Nó khiến người ta ảo tưởng về chính bản thân. Chỉ tài giỏi một chút nhưng lại nghĩ mình là thiên tài, rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác đến mức lố bịch. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có; thậm chí bịa đặt, thổi phồng về bản thân để thỏa mãn nhu cầu thích hơn người.

Vì không nhận thức đúng về khả năng của bản thân, nên những kẻ tự phụ sẽ không chịu học hỏi để phát triển. Và thói huênh hoang đáng ghét cũng khiến kẻ đỏ bị đám đông rời xa.

👉 Xem thêm: Khởi nghiệp thất bại, làm sao để tìm việc thành công?

#4. Người giữ tư duy tập thể (Groupthinker)

Tư duy tập thể là một vấn đề tâm lý đang diễn ra phổ biến ở các nơi làm việc. Nó dễ thấy hơn ở những công ty có một lượng lớn nhân viên lâu năm. Tư duy tập thể chính là lý do tại sao công nghệ không được cập nhật, tại sao các chính sách đã lỗi thời, tại sao không có ý tưởng mới trong một nhóm, tại sao bạn nghe thấy câu “bạn không thể làm điều đó, đó không phải là cách chúng tôi thường làm”.

#5. Người đổ lỗi

kiểu người không bao giờ thành công 3
Đổ lỗi có thể phá hủy các mối quan hệ.

Những người hay đổ lỗi không nhìn nhận sai lầm, thất bại từ phía họ; ngược lại họ sẽ đổ lỗi cho người khác, nhận định rằng họ không thành công là do thiếu cơ hội.

Thói quen đổ lỗi là nguyên nhân hàng đầu khiến các mối quan hệ đổ vỡ. Khi đổ trách nhiệm cho người khác, kẻ đổ lỗi sẽ đánh mất lòng tin của mọi người. Hơn hết, thói quen này còn khiến người ta không thể phát triển, hoàn thiện bản thân vì không can đảm nhìn nhận lại những thiếu sót của bản thân.

#6. Tính khí thất thường

Biểu hiện thường thấy ở những người tính khí thất thường là tâm trạng thay đổi rất đột ngột, không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Những người này có thể phóng chiếu cảm xúc của họ lên những người xung quanh, đồng thời nghĩ rằng đối phương là người khiến họ cảm thấy khó chịu.

Những người nóng nảy thường có biểu hiện kém bởi vì cảm xúc của họ làm lu mờ khả năng phán đoán và sự thiếu tự chủ của họ sẽ phá hủy các mối quan hệ.

Hãy cảnh giác với những người tính khí thất thường; họ có thể biến bạn thành “thùng rác” cho những khó chịu của họ.

👉 Xem thêm: [Chia sẻ] Chốn công sở và những kẻ không nên kết thân!

#7. Kẻ đóng vai nạn nhân

Những người đóng vai nạn nhân thường sẽ cố gắng biến mình thành một người rơi vào tình cảnh éo le, ngặt nghèo, bị hại. Họ cố tình từ chối sự giúp đỡ từ những người khác, và chăm chăm vào vấn đề không thể giải quyết của mình, nhằm thu hút sự đồng cảm, thương hại hoặc thông cảm cho những việc họ phải làm.

Những người này cố gắng chĩa mũi dùi vào người khác, thay vì dành thời gian để phát triển bản thân.

#8. Người cả tin

Người cả tin là người dễ dàng tin tưởng người khác mà không suy xét đến bất kỳ vấn đề gì. Những người này dễ bị lừa gạt, lợi dụng và đó là lý do khiến họ không thể thành công.

#9. Người luôn nói xin lỗi

kiểu người không bao giờ thành công 4
Những người xin lỗi khi không cần thiết thường bị giảm giá trị trong mắt người xung quanh.

Xin lỗi đúng nơi, đúng lúc, đúng người là hành vi của những người văn minh. Nhưng xin lỗi quá thường xuyên, nói xin lỗi ngay cả khi không có lỗi lại là biểu hiện của một người thiếu tự tin. Những người này sợ thất bại và họ tin rằng xin lỗi có thể khiến người xung quanh đối xử nhẹ nhàng hơn với họ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, những lời xin lỗi không cần thiết làm giảm giá trị và khiến họ trở nên không đáng tin.

👉 Xem thêm: Mưu hèn kế bẩn chốn công sở, làm sao để đối phó?

Kết luận

Xung quanh bạn có ai như thế này không? Cuộc sống và công việc của họ như thế nào? Tôi tin rằng nếu ai đó cạnh bạn thuộc 1 trong 9 kiểu người kể trên, bạn sẽ không thể nào thấy sự thành công của đối phương.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: