Khu vực tuyển sinh là gì? Lưu ý điểm ưu tiên với từng khu vực

Đánh giá post

Khu vực tuyển sinh là gì? Cách phân chia khu vực này như thế nào? Điểm cộng cho từng vùng ra sao? Đọc ngay bài viết của JobsGO để trả lời cho những câu hỏi trên các bạn nhé.

Khu vực tuyển sinh là vùng ưu tiên cho thí sinh

Khu vực tuyển sinh, điểm ưu tiên của từng khu vực

Khu vực tuyển sinh là vùng ưu tiên cho thí sinh
  • Khu vực 1 được cộng 0,75 điểm: Khu vực 1 chính là những xã thuộc khu vực I, II, III vùng dân tộc ít người, miền núi tương ứng với thời gian học cấp 3, trung cấp, các xã ở vùng hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc biên giới, xã ăn toàn khu thuộc diện được đầu tư của chương trình 135.
  • Khu vực 2 cộng 0,25 điểm: Khu vực 2 là thị xã, thành phố của tỉnh, thị xã, huyện ngoại thành phố của trung ương (trừ những xã thuộc khu vực 1).
  • Khu vực 2 nông thôn được cộng 0,5 điểm: Đây là những vùng không nằm trong khu vực 1, 2, 3.
  • Khu vực 3 không có điểm ưu tiên: Đây là quận trong nội thành thành phố thuộc trung ương. Ở đây có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường tốt hơn nên các bạn học sinh không được hưởng điểm ưu tiên.

Một số lưu ý về vấn đề cộng điểm

  • Các bạn học sinh có thời gian học tập xuyên suốt, tốt nghiệp tại đâu thì được hưởng điểm ưu tiên tại khu vực đó. Trường hợp 3 năm học trung học phổ thông hoặc trung cấp nếu có chuyển trường thì thời gian học ở đâu lâu hơn sẽ được cộng điểm theo nơi đó.
  • Nếu như trong 3 năm học ở 3 nơi khác nhau hoặc một nửa học trường này, nửa học trường khác thì khi bạn tốt nghiệp tại đâu sẽ được cộng điểm ưu tiên tại đó.
  • Riêng với những trường cấp 3 có thay đổi về địa giới hành chính, cấp hành chính hoặc chuyển địa điểm làm thay đổi mức điểm ưu tiên thì ở mỗi giai đoạn điểm hưởng sẽ khác nhau.

Đây là một số lưu ý các bạn học sinh cuối cấp cần đặc biệt lưu ý để xác định đúng mã khu vực tuyển sinh, đúng số điểm ưu tiên mình được hưởng.

👉 Xem thêm: [Khám phá] Điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên theo đối tượng

Phân chia khu vực tuyển sinh cả nước

Phân chia khu vực tuyển sinh cả nước

Nhóm ưu tiên 1 (sẽ được cộng 2 điểm)

  • Đối tượng 1: Thí sinh là công dân của nước Việt Nam, đồng thời là dân tộc ít người có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng thuộc khu vực 1.
  • Đối tượng 2: Thí sinh là công nhân tham gia sản xuất trực tiếp, làm việc liên tiếp từ 5 năm trở lên, trong đó tối thiểu 2 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia công nhận, trao bằng khen.
  • Đối tượng 3:
  • Bệnh binh, thương binh, người được hưởng các chính sách giống thương binh.
  • Là quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ công dân tại ngũ và được cử đi học. Họ phải có khoảng thời gian phục vụ từ 1 năm trở lên ở khu vực 1.
  • Là quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ và được cử đi học (thời gian phục vụ trong công an từ 18 tháng trở lên).
  • Là quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an đã được xuất ngũ và hoàn thành nghĩa vụ theo quy định nhà nước.
  • Ngoài ra các đối tượng được ưu tiên quy định trong điểm i, k, l, m (khoản 1 điều 2 pháp lệnh số 26/2005 của UBTVQH11 về ưu đãi với người có công với cách mạng.
  • Đối tượng 4:
  • Là con của liệt sĩ.
  • Là con của thương binh suy giảm 81% khả năng lao động từ trở lên.
  • Là con của bệnh binh suy giảm 81% khả năng lao động trở lên.
  • Là con của người được hưởng chính sách như thương binh (suy giảm 81% khả năng lao động trở lên).
  • Là con của Anh hùng trong lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
  • Người bị ảnh hưởng của chất độc da cam đang được hưởng trợ cấp là con đẻ của người hoạt động trong kháng chiến.
  • Là con của những người đã có công trong cách mạng.

Nhóm ưu tiên 2 được cộng 1 điểm

Nhóm ưu tiên 2 được cộng 1 điểm
  • Đối tượng 5:
  • Thanh niên xung phong tập trung và được cử đi học.
  • Quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an tại ngũ và được cử đi học (thời gian phục vụ trong công an dưới 1 năm thuộc khu vực 1 và dưới 18 tháng không nằm trong khu vực 1).
  • Chỉ huy trưởng, phó, ban chỉ huy quân sự của xã/phường/thị trấn, là đội trưởng, trung trưởng dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ từ 12 tháng trở lên. Thời gian tối đa hưởng điểm ưu tiên là 18 tháng bắt đầu tính từ ngày xuất ngũ.
  • Đối tượng 6:
  • Thí sinh là công dân của nước Việt Nam, đồng thời là người dân tộc ít người có hộ khẩu thường trú ngoài khu vực tuyển sinh.
  • Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng các chính sách tương đương thương binh và bị suy giảm dưới 81% khả năng lao động.
  • Con của những người hoạt động trong kháng chiến, cách mạng bị bắt đi tù đày.
  • Con của những người đã hoạt động tích cực trong giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước, làm nhiệm vụ quốc tế và có giấy chứng nhận.
  • Con của người đã có công giúp cách mạng.
  • Đối tượng 7:
  • Người khuyết tật (cung cấp được giấy xác nhận của đơn vị có thẩm quyền).
  • Người lao động xuất sắc thuộc toàn bộ thành phần kinh tế (cấp tỉnh, cấp bộ trở lên) được công nhận với danh hiệu giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng/huy hiệu lao động.
  • Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm và thi vào khối ngành thuộc lĩnh vực sư phạm.
  • Y tá, dược tá, kỹ thuật viên, hộ lý, dược sĩ, y sĩ đã có thời gian làm việc từ 3 năm trở lên và đăng ký thi ngành y, dược.

👉 Xem thêm: Danh sách các trường đại học tuyển thẳng học sinh trường chuyên 2022

Khu vực tuyển sinh là giới hạn phạm vi tuyển sinh

Khu vực tuyển sinh còn được hiểu là giới hạn, là phạm vi tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học. Trong đó, có những trường đại học tuyển sinh theo vùng thì gọi là đại học vùng.

Ví dụ như: Hệ thống trường giảng dạy, đào tạo công an có trường dự bị ở Sầm Sơn hệ dự bị đại học dành cho học sinh từ tỉnh khác sẽ bị giới hạn. Nếu bạn không có hộ khẩu tại tỉnh Thanh Hóa thì sẽ không được nộp hồ sơ vào đây. Chính vì thế mà khu vực tuyển sinh sẽ mang tính giới hạn phạm vi.

Có nhất thiết phải cộng điểm cho vùng tuyển sinh?

Có nhất thiết phải cộng điểm cho vùng tuyển sinh?

Hiện nay, vấn đề cộng điểm cho từng đối tượng ưu tiên đang gây tranh cãi khá nhiều. Có những ý kiến đồng tình nhưng cũng có ý kiến không đồng tình. Vì thế mà chúng ta luôn phải đặt ra câu hỏi “có nên cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh hay không?”, “có bất công với các bạn khu vực tuyển sinh Hà Nội không?”,…

Nếu thực hiện việc xét tuyển đồng loạt cho học sinh có điều kiện khác nhau thì đó là không công bằng. Bởi một khi chênh lệch về điều kiện sống, học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn hóa giữa thành phố, nông thôn, miền núi, hải đảo,… thì chất lượng học tập cũng đã khác nhau.

Các bạn sống trong môi trường tốt, có điều kiện tham gia nhiều hoạt động, tiếp cận khoa học công nghệ sẽ phát huy được sở trường, thế mạnh của mình. Còn với những bạn ở khu vực kém phát triển, nó dường như là không thể được. Đó là còn chưa nói đến những định kiến, hủ tục, văn hóa không cho phép các em tiếp cận với con chữ.

Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách ưu tiên là điều cần thiết để đảm bảo tính công bằng.

👉 Xem thêm: Dự bị đại học là gì? Lợi ích của việc học dự bị đại học

Có thể thấy, xác định đối tượng, khu vực tuyển sinh để cộng điểm là chính sách hướng đến công bằng cho các thí sinh. Công bằng ở môi trường học tập, điều kiện học tập và cả cơ hội của mỗi vùng là khác nhau. JobsGO mong rằng, với thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn khu vực tuyển sinh.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: