Không có hứng thì làm việc kiểu gì?

4.5/5 - (1 vote)

Ai cũng biết câu chuyện về một người thành công, cày cuốc làm việc bất kẻ đêm ngày, dù có hứng hay không. Phải, chúng ta đều ngưỡng mộ và hơi có chút ghen tị với những người như thế. Đôi khi chúng ta cũng cố gắng hùng hục, mong muốn rồi một ngày cũng có thể như họ. Nhưng phải biết làm sao vào những ngày nguồn động lực thúc đẩy ta hành động dường như hoàn toàn tiêu tán? Ta mệt mỏi đến nỗi bao nhiêu cốc cà phê hay nước tăng lực cũng không thể giúp gì được?

Không có hứng thì làm việc kiểu gì?

Thực ra, tôi phải thừa nhận: Động lực làm việc là một điều khá riêng tư. Động lực của người này chưa chắc đã giống với người kia. Có người mong mỏi một cuộc sống vật chất tiện nghi, có người lại hướng đến những giá trị cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, sau nhiều năm quan sát và chiêm nghiệm, tôi đã rút ra một số những bài học giá trị về cách làm việc khi “không có hứng”. Những bài học này đã kéo tôi vượt qua tháng ngày chênh vênh nhất cuộc đời, giúp tôi “sốc” lại bản thân để tiếp tục đi trên hành trình. Nếu bạn cũng đang mắc kẹt trong tình huống tương tự, bài viết này là dành cho bạn.

1.Có mục tiêu cụ thể, thật cụ thể

Chưa có mục tiêu? Hãy thiết kế mục tiêu. Đã có mục tiêu? Hãy chắc chắn đấy là một mục tiêu thật cụ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi nhân viên sale đặt ra mục tiêu cụ thể, doanh số của họ tăng nhanh hơn rất nhiều. Những chỉ số mơ hồ như “Làm tốt nhất hết mức có thể” hiếm khi hiệu quả bằng “Chốt xong 10 đơn hàng trước 5 giờ chiều”. Tương tự nhân viên sale, bạn cũng nên đặt một mục tiêu cụ thể cho bản thân. Ví dụ:

– Hai năm nữa mình sẽ làm việc cho công ti A – Một công ti Luật hàng đầu Việt Nam.

Trong quá trình làm việc để đạt được mục tiêu, không phải lúc nào bạn cũng tìm được một công việc thích hợp với bản thân. Trước khi trở thành luật sư nổi tiếng, bạn phải chịu đựng sếp chỉ trích vì viết sai lỗi chính tả khi đang làm thực tập sinh cho công ti B.  Lời khuyên của tôi là: Hãy tìm ra điều bạn thích trong công việc hiện tại và tập trung vào đó.

Nghĩ rộng ra, đừng chỉ tập trung vào những điểm khó chịu trong công việc. Hãy thấy rằng đây chính cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ, phát triển khả năng thuyết trình, được học tập thêm từ ban lãnh đạo. Hãy nhớ: Thành quả bây giờ của bạn là do cố gắng từ 3-5 năm trước, nên để 3-5 sau thành công hơn, bạn phải nắm chắc mình đang cố gắng vì điều gì.

>> 7 việc làm đơn giản giúp bạn thiết lập và chinh phục mục tiêu

>> Phải làm gì khi thấy mình thiếu động lực?

Không có hứng thì làm việc kiểu gì?

2.Biết cách tự thưởng

Lúc còn nhỏ, bố mẹ hứa sẽ thưởng bạn 1 tiếng xem tivi nếu hoàn thành xong bài tập. Khi lớn lên, bạn tự hứa sẽ thưởng bản thân một kì nghỉ nếu chạy xong deadline tháng này. Tự thưởng bản thân là tốt, đặc biệt nếu bạn đã trải qua một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ. 

Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ qua chất lượng của công việc cần hoàn thành. Đừng tự thưởng bản thân vì đã hoàn thành xong công việc mà không kiểm tra lại chất lượng sản phẩm, Một editor sẽ không muốn xem lại một video đầy lỗi. Một nhân viên sale sẽ không muốn khách hàng phàn nàn về chất lượng, hình thức sản phẩm sau khi mua hàng.

Một số hoạt động tự thưởng còn có thể kéo bạn tụt hậu trong công việc hơn trước. Hãy tưởng tượng một người đang trong quá trình giảm cân lại tự thưởng bản thân một chiếc bánh pizza mà xem. Theo nghiên cứu, nếu các hoạt động tự thưởng cho phép bạn dễ dãi với bạn thân hơn xíu, bạn sẽ có xu hướng đi quá đà, khiến tất cả nỗ lực trong thời gian vừa qua trở nên công cốc.

Nếu muốn tự thưởng một cách hiệu quả – Tức vừa lấy thêm năng lượng làm việc, vừa không mất tập trung khỏi mục tiêu, hãy cân nhắc cách làm sau: Đừng vội xác định phần thưởng khi chưa hoàn thành xong công việc. Bạn có biết, mọi người thường sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu phần thưởng chưa xác định không? Ví dụ: Có 50% cơ hội nhận được phần thưởng 1.000.000 VNĐ hoặc 10.000.000 VNĐ sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc hơn việc biết chắc sẽ nhận được 100% phần thưởng 5.000.000 VNĐ. Điều này không hề bất khả thi đâu. Hãy viết hai loại phần thưởng này vào hai tờ giấy giống nhau để khi hoàn thành xong công việc, bạn có thể “bốc thăm” phần thưởng của mình nhé.

Đôi khi, thay vì tự thưởng, bạn cũng có thể tự phạt nếu công việc không đảm bảo đủ chất lượng. Trong một nghiên cứu năm 2016, các nhà khoa học từ Đại học Pennsylvania đã yêu cầu những người tham gia đi bộ 7.000 bước mỗi ngày trong sáu tháng. Người tham gia được chia thành hai nhóm: Một nhóm được trả 1,40 đô la nếu mỗi ngày đạt mục tiêu. Nhóm còn lại bị mất 1,40 đô la nếu không đạt mục tiêu. Tỉ lệ đạt mục tiêu ở nhóm thứ hai cao hơn đến 50%.

Không có hứng thì làm việc kiểu gì?

3.Kiên định suốt hành trình

Trong một quá trình, giai đoạn giữa luôn khó khăn nhất. Không bù với lúc mới bắt đầu hoặc sắp kết thúc – khi chúng ta thường có “hứng” chăm chỉ. 

Ơ RÊ KA! May thay, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Các nhà nghiên cứu (và tôi) đã nghĩ ra cách để đối phó với tình trạng này. 

Cách 1: Để theo đuổi mục tiêu lớn, hãy tạo ra mục tiêu nhỏ hơn. Bạn sẽ có cảm giác thành tựu hơn khi đã hoàn thành những mục tiêu nhỏ.

Cách 2: Để trở nên kiên trì hơn, hãy nghĩ về thời điểm bắt đầu. Ông bà ta thường có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Khi bạn nghĩ về lúc bắt đầu đến thời điểm hiện tại, mình đã làm được những gì và tiến bộ như thế nào, bạn sẽ có xu hướng tiếp tục sự nỗ lực đấy thay vì cảm thấy chán nản với những gì đang làm. JobsGO xin mách nhỏ bạn, đây cũng là một hiệu ứng tâm lí để các doanh nghiệp khuyến khích bạn mua sản phẩm của họ hơn đấy. Khi mua hàng online, bạn sẽ thấy thường hiện ra thông báo: Bạn đã hoàn thành 2/10 bước mua hàng, phải không nào?

>>  Hiệu ứng chân lý ảo tưởng – điều khiển tâm lý khách hàng bằng độ lặp

4.Tìm cảm hứng từ những người xung quanh

Bạn đã nghe câu này rồi nhưng tôi sẽ nhắc lại lần nữa: Con người là động vật xã hội.

Chúng ta luôn luôn nhìn và học hỏi từ những người xung quanh. Ta bắt chước hành động của họ. Họ bắt chước hành động của ta. Hiệu suất công việc ta làm cũng tốt hơn khi ngồi cạnh một đồng nghiệp chăm chỉ. Tuy nhiên, để bàn về “động lực” thì vấn đề này có phức tạp hơn một chút.

Chúng ta thường phản ứng theo hai cách khi làm việc cùng một người chăm chỉ, có thể giải quyết mọi rắc rối ta đang vướng phải:

  • Ta sẽ được truyền cảm hứng và học hỏi họ.
  • Ta để mặc việc đó cho họ làm.

Cả hai cách đều có những ưu nhược nhất định. Dù sao thì con người cũng là loại động vật sáng tạo, luôn biết tận dụng những ưu thế mình đang có. Vấn đề là trong công việc, không phải lúc nào bạn cũng có thể đẩy việc cho người khác làm. Vả lại, thụ động nhìn một người đồng nghiệp cầu tiến, tham vọng, chăm chỉ làm việc chắc chắn không phải một ý hay. 

Để tìm thêm động lực trong công việc, bạn không bắt buộc luôn phải nghe ý kiến từ chuyên gia. Đôi khi, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia bằng việc đưa lời khuyên cho người khác. Khi đưa lời khuyên đến thành công cho người khác từ kinh nghiệm của mình, bạn cũng có cơ hội nhìn nhận lại những trải nghiệm của bản thân và rút ra bài học.

Bên cạnh đó, hãy thử tìm một người, hoặc một cộng đồng chung chí hướng với bạn. Họ sẽ khiến bạn vui thích hơn với những gì mình đang làm. Một người mẹ sẽ cố gắng làm việc hơn nếu thấy mình đang làm gương cho con gái. Một người sẽ chăm chỉ học hỏi hơn nếu cảm thấy tự tin hơn khi đứng với các đồng nghiệp.

>> 10 điều giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình

Group of Young People Working in Modern Office. Discussion of New ideas. Work in Office Concept. Presentation at Workplace. Modern Office. Success in Business Concept. Business Concept.

Biết rằng có hứng trong công việc không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp sự quan trọng của niềm hứng khởi với công việc. Hãy tìm những khía cạnh trong công việc mà bạn yêu thích. Hãy biến những hiểu biết làm việc thành những tính năng chính giúp bản thân vươn xa trong cuộc đời. Và đừng bao giờ quên rằng: Cố gắng hết sức ở giây phút này sẽ đưa bạn đến vị trí tốt nhất ở giây phút tiếp theo!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: