Kakeibo – nghệ thuật tiết kiệm chữa “cháy túi” sau Tết

Đánh giá post

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng mới nhận lương mà không biết tiền đã đi đâu hết. Đặc biệt là sau Tết, nhỡ ăn chơi vui xuân quá đà nên chẳng còn đồng nào trong túi. Hãy áp dụng ngay phương pháp Kakeibo để tiết kiệm tới 35% chi tiêu của mình trong năm mới.

Lịch sử cuốn sổ chi tiêu Kakeibo

Sổ chi tiêu Kakeibo
Sổ chi tiêu Kakeibo

Năm 1904, nền kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn thịnh vượng, điều kiện sống của người dân được nâng cao. Với niềm tin rằng việc quản lý chi tiêu rất quan trọng với cuộc sống gia đình, nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản – Hani Motoko đã sáng tạo ra phương pháp tiết kiệm Kakeibo và xuất bản trên tạp chí. 

Kakeibo (kah-keh-boh) có nghĩa là “sổ tay tài chính gia đình”. Điểm nổi bật của người Nhật là không những chăm chỉ mà còn làm việc một cách thông minh. Cuốn sổ Kakeibo giúp họ quản lý hiệu quả tài chính không chỉ của cá nhân mà còn cả gia đình bằng phương thức đơn giản: Ghi lại và phân loại cụ thể tất cả những gì mình đã chi tiêu. 

Người dân Nhật cho rằng ghi lại tất cả các hoạt động tài chính của mình một cách có tổ chức sẽ giúp bạn ý thức được rõ ràng những thói quen chi tiêu của bản thân. Những thói quen xấu đã bám rễ ăn sâu vào cuộc sống của bạn sẽ có thể được thay đổi nhờ Kakeibo. Phương pháp này đã được người dân xứ Anh đào áp dụng trong suốt 116 năm qua, thành công duy trì lối sống tiết kiệm khiến cho cả thế giới phải ngưỡng mộ và học hỏi.

Xem thêm: Liều thuốc cho những chiếc ví “đói”: Học cách chi tiêu từ tỷ phú!

Dùng sổ Kakeibo như thế nào?

Một chu trình Kakeibo được dựa trên 4 câu hỏi rõ ràng:

– Bạn có bao nhiêu tiền?

– Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?

– Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

4 câu hỏi này có thể được mô tả đơn giản là: Vào đầu mỗi tháng, bạn hãy ghi ra giấy những khoản chi phí cần thiết. Sau đó, đến cuối tháng, hãy xem lại những gì bạn đã thực sự thực hiện.

Các bước thực hiện chi tiết nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo là:

Bước 1

Vào đầu mỗi tháng, ghi lại tổng thu nhập trong tháng của bản thân bạn hoặc cả gia đình và trừ đi các khoản chi tiêu cố định (tiền nhà, hóa đơn phí dịch vụ…) để biết mình còn dư ra bao nhiêu tiền cho các mục đích sử dụng khác.

Bước 2

Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng. Cất riêng và cố gắng không động đến khoản này.

Bước 3 

Ghi ra những khoản cần phải chi tiêu theo 4 hạng mục đích sử dụng:

  • Nhu cầu thiết yếu: thực phẩm, thuốc men, phí đi lại,…
  • Nâng cao: cafe, nhà hàng, thời trang,…
  • Giải trí: xem phim, sách báo, spa, du lịch,…
  • Các khoản phát sinh: quà tặng, đám cưới, sửa chữa,…

Bước 4

Xây dựng những cam kết tài chính cho từng tháng

Ví dụ như tìm một cửa hàng cung cấp đồ dùng, thực phẩm giá rẻ hơn, hạn chế mua sắm đồ xa xỉ và hạn chế mua đồ giảm giá không cần thiết,…

Xem thêm: Giảm giá – Liều thuốc gây nghiện không nên thử quá liều

Bước 5

Vào cuối tháng, hãy cẩn thận nhìn lạ trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu”. Tức so sánh tức số tiền ban đầu bạn định chi và số tiền bạn đã thực sự chi. Đồng thời, hạch toán xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu (không tính khoản cất riêng ở bước 2).

Bước 6

Tìm ra những khoản chênh lệch trong chi tiêu, xem xét đâu là những khoản tiền không cần thiết, lãng phí. Từ đó, đề xuất các điều chỉnh thích hợp cho tháng tiếp theo.

Ứng dụng phương pháp tiết kiệm kaikeibo 
Ứng dụng phương pháp tiết kiệm kaikeibo 

Hướng dẫn sử dụng sổ chi tiêu Kaikeibo hiệu quả nhất

Tập trung vào Thực phẩm 

Phương pháp Kakeibo của người Nhật luôn ưu tiên những chi tiêu liên quan đến “Thực phẩm”. Bởi họ cho rằng đây là lĩnh vực tưởng chừng dễ gây lãng phí nhất, nhưng lại thuận lợi nhất cho việc cắt giảm chi phí. Người Nhật áp dụng nhiều cách khác nhau để ghi chép về khoản tài chính này.

Một cách phổ biến là ghi lại các hoạt động mua sắm theo phân loại thực phẩm. Ví dụ như: tinh bột, chất đạm, rau xanh và hoa quả. Cách thức này cũng hỗ trợ bạn kiểm tra thói quen ăn uống của mình có lành mạnh và đủ dinh dưỡng hay. Đơn giản hơn, bạn có thể lựa chọn ghi chép theo loại hình ăn uống: bữa chính, đồ ăn vặt, đi ăn ngoài,…

Trì hoãn ham muốn đúng cách

Trẻ em Nhật được nhắc nhở rằng khoản tiền tiết kiệm bây giờ sẽ giúp sở hữu những thứ giá trị hơn trong tương lai. Các phụ huynh Nhật thường khuyến khích con mình gửi tiền lì xì vào ngân hàng thay vì dùng cho những hứng thú nhất thời. Đây là một trong những bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ Nhật dạy con mình từ khi chúng còn rất bé.

Xem thêm: Bí quyết giúp tạo động lực cho con mà bố mẹ nên biết

Bên cạnh đó, xã hội Nhật Bản không đánh giá cao hành động vay tiền người khác. Các sinh viên ở Nhật luôn cố gắng tự lập tài chính cá nhân. Họ tìm kiếm việc làm thêm để tự chi trả cho những nhu cầu riêng của bản thân, tránh phụ thuộc vào ngân sách chung gia đình. Vì vậy, khi người Nhật bắt đầu gây dựng sự nghiệp và gia đình riêng, họ đã có được sự chuẩn bị và kỹ năng quan trọng cho việc quản lý tài chính của mình.

Sử dụng những vật “nhỏ mà có võ”

Những chiếc phong bì là một vật quen thuộc xuất hiện trong nghệ thuật tiết kiệm Kaikeibo. Người Nhật có xu hướng chi tiêu bằng tiền mặt. Nhiều người áp dụng cách chia số tiền định chi tiêu trong tháng vào những phong bì khác nhau. Mỗi phong bì tương ứng với mục đích sử dụng. Bạn không thể tự lừa dối bản thân vì mỗi khi mở phong bì, khoản tiền sẽ vơi dần đi. Quy đổi việc tiết kiệm thành thử thách giữ lại nhiều phong bì nhất có thể sẽ giúp bản thân cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, người Nhật cũng rất thích việc tiết kiệm những đồng xu nhỏ. Họ duy trì thói quen cho tiền lẻ vào một chiếc lọ cuối mỗi ngày. Ở các quầy ATM của Nhật, có cả khe để bạn nhét những đồng tiền xu vào tài khoản của mình. Những đồng tiền lẻ không hề bị coi thường trong chi tiêu hàng ngày. 

Đừng bỏ qua những đồng xu nhỏ
Đừng bỏ qua những đồng xu nhỏ

Kết

Hãy bắt tay vào thực hiện nghệ thuật tiết kiệm Kaikeibo ngay để đập tan nỗi lo “cháy túi”. Chúc bạn luôn quản lý tài chính cá nhân và gia đình hiệu quả. 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: