Hiện tượng nghỉ việc chùm: Đừng vì một phút “a dua” mà phá tan sự nghiệp

Đánh giá post

Vào một ngày đẹp trời, bạn bỗng nhận được tin đồng nghiệp xung quanh đồng loạt “rút lui”, bỏ rơi mình lại trong một chiến tuyến đầy khốc liệt? Bạn trở nên hoang mang không biết phải làm thế nào? Tiếp tục cố gắng làm việc hay cũng “a dua” để nghỉ việc cả “chùm”? Và liệu nghỉ việc như vậy có khiến tương lai, sự nghiệp bị ảnh hưởng không? Nếu bạn vẫn đang bị cuốn vào vòng xoay vô định này, hãy để JobsGO giúp nhé!

Hiện tượng nghỉ việc chùm 3

Dân công sở hay nghỉ việc theo chùm, tại sao vậy?

Sau một thời gian dài đồng hành, làm việc cùng nhau, chốn công sở chắc chắn sẽ xuất hiện những nhóm chơi thân với nhau. Họ cùng nhau ăn uống, tụ tập, vui chơi, thậm chí là tám chuyện, nói xấu người khác,… Và khi tình cảm đồng nghiệp đã khăng khít, họ sẽ thường có cùng suy nghĩ, quan điểm liên quan đến công việc. Nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra, 1 – 2 người quyết định nghỉ việc thì những người còn lại cũng sẽ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, chán nản theo. Giống như hiệu ứng domino, sau khi đồng nghiệp chơi thân rời bỏ, những người khác cũng sẽ dần dần nộp đơn xin nghỉ, tạo thành hiện tượng “nghỉ việc chùm”.

Thực tế, không quá khó để hiểu về hiện tượng này bởi chúng ta thường có tâm lý đám đông, thấy ai làm gì cũng sẽ làm theo. Nhất là với dân công sở, nhiều người xin nghỉ việc cùng lúc sẽ có tác động rất lớn và khiến cho những người khác bị lung lay, xiêu lòng. Họ sợ cảm giác một mình, cô đơn, sợ thiếu cạ cứng để tám chuyện sau những giờ làm việc mệt mỏi hay đơn giản là ngại làm quen với người mới. Vậy nên, khi một vài thành viên trong nhóm chơi thân quyết định nghỉ việc, những người còn lại cũng sẽ nhanh chóng kéo nhau rời đi.

👉 Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Tại sao nhân viên nghỉ việc hàng loạt?

Các kiểu nghỉ việc chùm của dân công sở

Các kiểu nghỉ việc chùm của dân công sở
Các kiểu nghỉ việc chùm của dân công sở

Có 2 kiểu nghỉ việc chùm thường thấy của dân công sở hiện nay đó là nghỉ khi mới vào làm và nghỉ khi đã gắn bó lâu năm. Hãy cùng JobsGO phân tích, tìm hiểu về 2 kiểu nghỉ việc này nhé.

Nghỉ việc khi mới vào làm

Nhân viên mới thì làm sao mà a dua để nghỉ việc chùm được? Có lẽ rất nhiều người đang thắc mắc về vấn đề này phải không?

Tuy nhiên, dù là nhân viên chỉ mới vào làm, chưa kịp chơi quá thân thì họ cũng có thể quan sát và nhận thấy các vấn đề ở công ty. Ví dụ, khi họ vừa vào làm 1 – 2 ngày đã nghe tin chị A xin nghỉ, chị B làm hết tháng,… Bỗng dưng, những nhân viên mới này cũng sẽ thắc mắc, có giảm giác bất an về công ty. Và tất nhiên, ở trong trường hợp đó, bất cứ ai cũng sẽ tìm cách để tiếp cận, dò hỏi xem lý do mà mọi người nghỉ đồng loạt là gì? Đôi khi, chính những đồng nghiệp đi trước đó lại đưa ra lời khuyên “em nghỉ đi, đừng làm ở đây không tốn thời gian,…”.

Vậy là, chỉ cần một vài tác động nhỏ, các nhân viên mới cũng có thể sẵn sàng rời đi ngay thời điểm các đồng nghiệp khác xin nghỉ. Và đây cũng xem là hiện tượng nghỉ việc theo chùm, a dua theo mọi người.

👉 Xem thêm: Nghỉ việc ngay ngày đầu đi làm – GenZ nông nổi hay còn nhiều sự lựa chọn?

Nghỉ việc khi đã làm lâu năm

Nghỉ việc khi đã làm lâu năm
Nghỉ việc khi đã làm lâu năm

Trường hợp này có lẽ đã không còn quá xa lạ với dân công sở hiện nay. Một nhóm nhân viên làm việc quá lâu tại công ty. Họ hiểu toàn bộ cách thức hoạt động, các chế độ, chính sách, thậm chí là “thuộc lòng” cả những drama mỗi ngày. Có những mâu thuẫn, xích mích và quy định quá đáng khiến tất cả mọi người không thể chịu nổi và rủ nhau cùng nghỉ việc. Chùm nhân viên này sẽ xin nghỉ cùng thời điểm để cố tình gây khó dễ cho phía công ty. Bởi nếu quá nhiều người trong cùng một bộ phận rời đi, công ty sẽ rơi vào thế khó khi phải gấp rút tìm người thay thế. Cách nghỉ việc này có thể hiểu là do những uất ức, mệt mỏi phía công ty, đồng nghiệp khác gây ra cho cả một nhóm nhân viên.

👉 Xem thêm: [Câu chuyện nghề nghiệp] Nhân viên có nên nhảy việc vì lương không?

Nghỉ việc chùm: một phút “a dua” cùng những hệ lụy phía sau

Nghỉ việc chùm là hiện tượng rất phổ biến khiến không ít doanh nghiệp lao đao. Thông thường, người thứ 1, thứ 2 nghỉ thì có thể do chính sách lương, thưởng không xứng đáng, không được coi trọng,… nhưng đến người thứ 3, thứ 4 thì chắc chắn là a dua, hùa theo vì sợ phải ở lại 1 mình. Tuy nhiên, đã bao giờ các bạn nghĩ đến trường hợp 1 phút bốc đồng, nông nổi này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính tương lai, sự nghiệp của mình không?

Mặc dù cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi lại chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn bị ám ảnh vì những lời khuyên, suy nghĩ của đồng nghiệp và mọi người chuyển đi để tìm kiếm một con đường mới, thay đổi mới. Còn bạn thì vẫn đang ở lại, giậm chân tại chỗ, làm bao nhiêu năm vẫn không thăng tiến, biết đâu nghỉ việc xong bạn cũng phát triển hơn thì sao? Thế nhưng, rất có thể quyết định này lại dẫn đến một sai lầm trong tương lai.

Nghỉ việc chùm: một phút “a dua” cùng những hệ lụy phía sau
Nghỉ việc chùm: một phút “a dua” cùng những hệ lụy phía sau

Bạn nghỉ việc theo đồng nghiệp nhưng bạn sẽ phải đối diện với một tình thế khác đó là bắt đầu ở môi trường mới, làm quen với người mới,… Điều này có lẽ sẽ khó khăn hơn so với việc cố gắng ở lại công ty cũ. Chưa kể, nếu bạn chọn nghỉ việc khi kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ chưa vững vàng, bạn cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để thăng tiến, thậm chí là khó có thể xin được việc phù hợp. Điều này chẳng phải sẽ khiến bạn mất tinh thần và chán nản hơn cả khi đồng nghiệp nghỉ hay sao?

Thực tế, bất kể điều gì cũng sẽ có 2 mặt của nó. Khi nhiều đồng nghiệp cùng nhau xin nghỉ, bạn có thể sẽ bất ổn về tâm lý, bạn buồn vì không có ai trò chuyện. Thế nhưng, xét về khía cạnh công việc, có thể đây sẽ là cơ hội tốt cho bạn. Hãy thử nghĩ, nếu cả team nghỉ việc, khối lượng công việc nhiều và sếp lại cần thời gian tuyển người mới, training,… Lúc này, chẳng phải bạn sẽ được thể hiện năng lực khi mình đã nắm rõ mọi thứ, tất cả đều vào guồng và bạn có thể hoàn thành công việc nhanh chóng, suôn sẻ sao? Và nếu làm tốt, cơ hội để bạn thăng tiến sẽ rộng mở hơn.

Bên cạnh đó, khi người cũ đi, người mới đến, bạn cũng sẽ lại có thêm các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, tuyệt vời khác. Còn những đồng nghiệp đã nghỉ, bạn không nhất thiết phải gặp gỡ, tương tác tại công ty mà có thể hẹn gặp nhau bên ngoài, đi ăn uống cùng nhau chẳng hạn,…

👉 Xem thêm: Nhảy việc mùa Covid: Bạn có đang lựa chọn lối đi mạo hiểm?

Tóm lại, đưa ra quyết định nghỉ việc là quyền của mỗi cá nhân. Các bạn chỉ cần suy nghĩ kỹ lưỡng về mọi yếu tố, vấn đề để có sự lựa chọn tốt nhất, đừng vì 1 phút nông nổi, a dua mà đánh đổi bằng cả sự nghiệp của mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với tất cả các bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: