Hiện tượng chán việc ở nhân viên mới là hiện tượng không còn quá xa lạ với chúng ta. Tuy vậy, đây chỉ là một trong những trạng thái tâm lý hết sức bình thường của con người. Đôi khi đó không phải mong muốn rời bỏ công việc mà chỉ đơn giản là dấu hiệu nhắc nhở bạn cần có những thay đổi mới, những bước chuyển mình đột phá. Vậy chúng ta cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Mục lục
Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng chán việc ở nhân viên mới?
Chán nản, mất hết cảm xúc với công việc ở nhân viên là một hiện tượng không quá hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra với mọi nhân viên từ mới, cũ hay đã lâu năm. Trong đó, hiện tượng chán việc ở nhân viên mới được xem là phổ biến hơn cả bởi đây là những đối tượng nhạy cảm và chưa có nhiều kinh nghiệm. Cộng thêm làm việc ở một môi trường hoàn toàn xa lạ cũng khiến họ dễ rơi vào tình trạng chán nản, muốn bỏ việc. Đó là lý do có những nhân viên mới chỉ vào làm việc vài tháng, vài tuần, thậm chí là vài ngày đã từ bỏ công việc đang làm.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chán việc ở nhân viên mới như:
- Môi trường làm việc không giống như kỳ vọng đã đặt ra trước đó.
- Công việc không đúng bản mô tả công việc, quá vất vả hoặc chỉ lặp đi lặp lại.
- Phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ, công việc không liên quan.
- Đồng nghiệp xa cách, lãnh đạo không tận tâm.
- Không có cơ hội phát triển năng lực và thăng tiến trong công việc.
- Mức lương không đúng với thỏa thuận ban đầu.
- Công ty liên tiếp đặt ra các quy định khó hiểu để trừ lương, phạt, kỷ luật,…
- Vi phạm có phạt nhưng làm tốt không có thưởng.
- Cảm thấy mình yếu kém, không thể thực hiện tốt công việc trong khi đồng nghiệp quá giỏi.
👉 Xem thêm: Bạn cảm thấy chán việc? Khoa học nói rằng đó là một điều tốt!
Dấu hiệu của hiện tượng chán việc ở nhân viên mới
Chán việc ở nhân viên mới là một hiện tượng thường diễn ra âm thầm. Từ bên ngoài nhìn vào, chúng ta khó có thể biết được ai đang chán việc. Họ có thể vẫn đang vui vẻ, tươi cười nhưng ẩn sâu bên trong là những tâm sự khó nói được giấu kín. Tuy nhiên, khi cảm giác chán nản lên cao, họ sẽ khó làm chủ cảm xúc và để lộ ra những dấu hiệu rõ ràng như:
- Không muốn làm bất cứ thứ gì liên quan đến công việc và tìm mọi lý do để trì hoãn khi có thể.
- Không đầu tư tâm sức vào công việc và chỉ hoàn thành công việc cho có.
- Mệt mỏi, không muốn cố gắng, nỗ lực.
- Khép mình và không muốn tâm sự, trò chuyện cùng đồng nghiệp, đặc biệt là về công việc.
- Không sẵn sàng hợp tác cùng đồng nghiệp trong các nhiệm vụ chung.
- Thường xuyên đi muộn về sớm và nghỉ việc thất thường không lý do.
- Luôn ở trong tâm thế nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới.
- Làm việc riêng để giết thời gian trong giờ làm việc.
👉 Xem thêm: Cả thèm chóng chán trong công việc, bạn có đang mắc phải?
Cách vượt hiện tượng chán nản với công việc
Đối với nhiều người, hiện tượng chán việc được xem là vô cùng đáng sợ và nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện tượng này có thực sự đáng sợ đến thế hay tất cả là do cách suy nghĩ của mỗi người? Thật vậy, chán việc thực sự không phải vấn đề khiến bạn phải lo lắng hay sợ hãi.
Nếu bạn đã liên tục thay đổi và làm mới bản thân nhưng vẫn không thể tìm lại cảm hứng cho công việc thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng bạn cần có những sự thay đổi mới, những bước đi mới táo bạo hơn, đột phá hơn. Đừng bao giờ lo lắng rằng mình sẽ không tìm được một công việc như công việc đang làm. Lý do là bởi, nếu không thử bạn sẽ không biết khả năng của mình tới đâu.
Theo đó, để vượt qua hiện tượng chán việc ở nhân viên mới, bạn có thể:
- Tạm dừng công việc nếu cảm thấy nỗ lực của bản thân không xứng đáng.
- Dành thời gian trao đổi với lãnh đạo nếu cảm thấy tình hình có thể cứu vãn được.
- Không giấu kín tâm tư, mong muốn về công việc ở trong lòng mà mạnh dạn bày tỏ với đồng nghiệp, quản lý,…
- Thử học những thứ mới mẻ để làm mới bản thân.
- Trau dồi các kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc.
- Thư giãn, nghỉ ngơi và yêu thương bản thân nhiều hơn.
- Không để cho bản thân có thời gian rảnh rỗi và suy nghĩ tiêu cực.
Bài viết là tổng hợp những dấu hiệu chán việc của nhân viên mới và những cách vượt qua, hy vọng có thể phần nào hữu ích với bạn. Ai cũng có thể rơi vào tình trạng này nhưng cách bạn lựa chọn giải quyết vấn đề mới quyết định tất cả. Nếu bạn sợ hãi, cảm giác chán nản trong công việc sẽ lấn át bạn nhưng nếu bạn mạnh mẽ vượt qua, tất cả chỉ là thử thách để tiến bộ hơn.
👉 Xem thêm: Không có hứng thì làm việc kiểu gì?
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)