Giới trẻ văn phòng và căn bệnh chán việc – Nguyên nhân và giải pháp

4.8/5 - (57 votes)

Có năng lực! Có kiến thức! Sống trong môi trường tri thức hiện đại với nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Vậy nhưng ngược lại với điều đó, giới trẻ ngày nay càng ngày càng có xu hướng chán nản trong công việc. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục là gì?

Tôi có một người bạn vừa nghỉ việc. Người bạn đó tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá trong tay, làm việc cho một công ty với mức lương không hề thấp, nhưng lại vừa mới xin nghỉ vì lý do “chán việc” sau khoảng thời gian dài gắn bó. Tình trạng chán nản, mất định hướng trong nghề nghiệp đang dần trở nên phổ biến ở giới trẻ văn phòng hiện nay.

Giới trẻ chán viêc do đâu?

Trước khi tìm giải pháp, chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ ngày nay vì đâu lại trở nên chán ghét công việc đang làm – điều mà trước đó chính là mục tiêu mà họ phấn đấu suốt nhiều năm trên ghế nhà trường. Vậy đâu là lí do?

  • Quá hi vọng, quá thiếu kinh nghiệm thực tế khiến cho các bạn trẻ khi bước ra với môi trường thực cảm thấy bị thất vọng, ngay lập tức sinh ra những cảm giác tiêu cực gây ra sự chán nản, mệt mỏi.
  • Quá tự tin vào bản thân, không lên kế hoạch trong công việc hay không có định hưởng phát triển sự nghiệp lâu dài, nhưng lại suy nghĩ, mong muốn được thăng tiến và hậu đãi trong công việc.
  • Tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội, tiếp xúc với những cuộc đời ảo như các cuộc du lịch, hàng hiệu, thấy những thành công của người khác… Hay những khẩu hiệu “Cùng lắm thì mình về quê, mình nuôi cá và trồng thêm ra”… tạo ra sự so sánh, chán nản, nhiều khi mất định hướng vào nghề nghiệp hiện tại.
  • Bị sếp không khiển trách, kiểm soát hay không tin tưởng khiến những người trả cảm thấy mình bị gò bó, không được đánh giá đúng hay là cho rằng môi trường mình làm không phù hợp, không có triển vọng để phát huy được bản thân mình.
    Từ những điều trên, có thể thấy rằng, những tác động ngoại cảnh cùng những vẫn đề xảy ra trong công việc dễ dàng khiến giới trẻ ngày nay cảm thấy không hứng thú với công việc mình đang làm, thất vọng về môi trường công sở. Nhưng thay vì tìm cách tháo dỡ, họ lại dễ dàng buông bỏ, chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và bản thân.

Biết mình cần gì và muốn gì?

Các bạn trẻ ngày nay thường có xu hướng bộc lộ cảm xúc cá nhân khá vội vàng. Nhưng lại không trả lời được chính xác là mình muốn gì hay cần gì khi bị hỏi ngược lại. Điều đó cho thấy bản thân chúng ta không nên hấp tấp từ bỏ hay chán chường trước khi chưa hiểu rõ mình muốn gì. Ví dụ như bạn cảm thấy môi trường bạn đang làm quá ồn ào, chật hẹp điều đó nói lên con người bạn thích sự yên tĩnh, thoáng đãng…Hiểu rõ bản thân mình muốn gì và cần gì chính là cách tốt nhất để giải quyết được vấn đề của bản thân. Bạn cảm thấy chính sách công ty quá bất công? Hay những yêu cầu quá tải từ cấp trên! Hãy đối thoại với sếp hay gửi email để nói rõ vẫn đề với quản lí thay vì chán nản hay cảm thấy ấm ức và không biết tại sao.

Thay vì kì vọng hãy hiểu tiêu chuẩn là như thế nào?

Trước khi đặt ra kì vọng hãy chuẩn bị kĩ hơn về kiến thức thực tế. Kỳ vọng của mỗi người thường đi quá xa thực tế. Đặc biệt là những bạn trẻ mới ra trường. Ví dụ:”Tôi muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương 20 triệu 1 tháng bởi vì tôi tốt nghiệp bằng giỏi”. Hay là muốn nhanh chóng được thăng tiến trong khi sự cống hiến lại chưa đủ.

 

Thay vì kì vọng quá nhiều những điều quá cao như môi trườngvăn phòng  làm việc chuyên nghiệp sang chảnh, mức lương cao ngất ngưởng, thăng tiến nhanh chóng thì hãy đặt bản thân và tiêu chuẩn sát với thực tế. Theo đó hãy cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức , kỹ năng và tác phong làm việc để phù hợp với kì vọng kia mà bạn đưa ra.

Tự đối xử tốt với bản thân

Một trong những lí do khiến càng bạn trẻ văn phòng gặp phải là đồng nghiệp không tốt, sếp chèn ép, chính sách công ty vắt kiệt thời gian của bản thân, deadline dồn dập, không được sếp công nhận…khiến các công sở trẻ tuổi dễ stress, sụt tinh thần. Lời khuyên dành cho các bạn là đừng bao giờ dại dột than vãn trên mạng xã hội để mong sự đồng cảm hay tự dồn nén cảm xúc bản thân.

Thay vào đó hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè và người thân về rắc rối của mình biết đâu sẽ tìm được lời khuyên hay ít nhất cũng có thể buông xả hết những khó khăn hiện tại. Tự tìm cho mình một giải pháp thư giãn như nghỉ ngơi, dành cho mình những món qua hay một chuyến đi du lịch, từ thiện chính là liều thuốc tốt nhất cho bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: