Đã là sinh viên, nhất định phải đi làm trà sữa một lần trong đời

Đánh giá post

Trong khoảng 2 năm trở lại, mỗi khi nhắc đến đi làm thêm, giới trẻ liền tập tức nghĩ đến “trà sữa”. Trà sữa gần như được mặc định thay thế từ khóa việc làm thêm dành cho sinh viên. Vậy vì đâu mà công việc này có sức hút lớn tới như vậy?

Chỉ trong vòng 30 ngày đăng tuyển tại JobsGO – app tuyển dụng thông minh phù hợp với giới trẻ, TocoToco nhận về tới 450 CVs, đủ để chứng minh sức hút của công việc mới nổi vài năm gần đây này.

Hình ảnh TocoToco thu về 450 CVs chỉ sau 30 ngày đăng tuyển tại JobsGO
Hình ảnh TocoToco thu về 450 CVs chỉ sau 30 ngày đăng tuyển trên ứng dụng JobsGO

1. Tốc độ phát triển chóng mặt của ngành hàng

Vài năm gần đây, cửa hàng trà sữa mọc như nấm với quy mô ngày càng tăng, các thương hiệu mới ngày càng nhiều, nhu cầu nhân lực cũng thế lớn theo. Một cửa hàng trà sữa thường cần khoảng 10-15 nhân viên tối thiểu bao gồm các công việc:

  • Pha chế
  • Phục vụ
  • Thu ngân

TocoToco là một trong những thương hiệu trà sữa đầu tiên trên thị trường Việt Nam, xuất hiện vào năm 2013. Vào năm 2018, thương hiệu có khoảng hơn 200 cửa hàng trải dài trên toàn quốc. Đồng thời thương hiệu này cũng đã xuất hiện tại các nước:

  • Mỹ
  • Úc
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Singapore

Tổng lượng nhân viên phục vụ của chuỗi cửa hàng này ước tính khoảng 4-5.000 nhân viên thường trực trên toàn chuỗi cửa hàng.

2. Tại sao sinh viên có xu hướng đi làm trà sữa?

Các vị trí part-time tại quán trà sữa thường có yêu cầu khá đơn giản. Thông thường, cửa hàng trưởng sẽ chỉ hỏi ứng viên:

  • “liệu bao giờ có thể đi làm ?”
  • “có thể đi làm những khung giờ nào ?”
  • “nhà có gần tiệm để tiện đi lại không,…?”.

Việc sinh viên đi làm thêm ở quán trà sữa là việc khá dễ bắt gặp ở các trường cao đẳng, đại học bởi:

  • Do tỉ lệ trúng tuyển cao
  • Thời gian linh hoạt
  • Có thể đi làm gần nhà
  • Thu nhập tạm ổn với vị trí part-time

 

Pha chế quán trà sữa

3. Làm trà sữa thì có ích lợi gì cho sinh viên?

3.1. Thu nhập

Với điều kiện eo hẹp về thời gian, lượng kiến thức, tiền bạc, trà sữa là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất dành cho sinh viên. Mức lương phục vụ bàn part-time trà sữa rơi vào khoảng 15-17.000đ/h. Trung bình 1 bạn sẽ đi làm khoảng 20 tiếng 1 tuần và 80 tiếng trong 1 tháng. Với nhu cầu chi tiêu không quá cao, mức thu nhập này là chấp nhận được với sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường.

3.2. Quản lý thời gian

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc đi làm thêm chính là biết cách quản lý thời gian. Điều kiện thời gian eo hẹp, sức ép từ giờ làm và giờ học khiến sinh viên phải tự học cách cân đối và sử dụng thời gian sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, khi đi làm, vô tình sinh viên cũng có xu hướng ăn ngủ đúng giờ hơn.

Tại sao khi đi làm thêm sinh viên lại sinh hoạt khoa học hơn?

Thông thường sinh viên sẽ sinh hoạt khá vô tổ chức vì nhiều thời gian rảnh. VD: Ăn sáng lúc 1h chiều, ăn trưa lúc 6h tối và ăn tối lúc 12h đêm, đi ngủ lúc 5h sáng, thức dậy lúc 12h trưa. Tuy nhiên lối sống này chỉ có thể khi sinh viên quá thừa thời gian, còn đi làm rồi lại không như thế. Việc thắt chặt quỹ thời gian khiến sinh viên nếu bỏ bữa tối thì sẽ không làm được việc, đêm buộc phải ngủ vì làm việc đã thấm mệt vào buổi tối. Chính từ những điều này khiến lối sống sinh viên khoa học hơn, từ đó phần nào nâng cao sức khỏe.

3.3. Học thêm kĩ năng pha chế

  • Vừa không mất tiền vừa được học thêm một kĩ năng khá thú vị – pha trà sữa.
  • Vừa để lấy le với phụ huynh và bạn bè
  • Vừa giúp bản thân tháo vát hơn.

Một khóa đào tạo pha chế có chi phí tối thiểu khoảng 2-3 triệu đồng. Còn nếu học hỏi được khi đi làm quán trà sữa thế này là bạn tiết kiệm được kha khá, lại có thêm tay nghề phụ rồi. Sau này kiếm người yêu có thể tự tin mà nói ra USP của mình: “Anh biết pha trà sữa”.

3.4. Quy tắc và luật lệ

Đi làm hiển nhiên sẽ có thưởng phạt đầy đủ. Thay vì sống một mình không ai quản lý, quần áo vứt tứ tung, sàn nhà đến vài chục ngày không lau, khi bắt đầu đi làm, sinh viên sẽ phải sống có kỉ luật hơn. Dọn sạch tiệm và quầy trước khi ra về. Khi đi học, đúng giờ hay không là tùy sinh viên, còn khi đi làm, đúng giờ hay không đánh hết vào kinh tế.

3.5. Tính cẩn thận

Tai nạn lao động ở đâu cũng có, sinh viên khi đi làm pha chế sẽ phải tự học cách bảo vệ bản thân mình khỏi một số tai nạn thường có ở tiệm trà. VD: Đứt tay, bỏng tay, vỡ cốc… Ngoài ra, sinh viên khi đi làm cũng sẽ gặp hàng trăm kiểu người, và trong đó đến 90% sẽ có “ăn trộm”. Sinh viên phải tự học cách bảo quản đồ cá nhân. Đối với thu ngân, thu ngân sẽ phải học cách tự bảo vệ cái két tiền của mình tránh bị đồng nghiệp chơi xấu.

3.6. Giao tiếp và xử lý tình huống.

Phục vụ bàn có lợi thế lớn là được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Với ngành dịch vụ, đặc biệt là thực phẩm, việc gặp phải khách hàng khó tính hay xấu tính là chuyện rất thường xuyên. Nhân viên sẽ được học cách cứng mềm đúng chỗ để linh hoạt xử lý mọi tình huống. Đồng thời cũng phải học tính kiên nhẫn để không đánh khách hàng.

3.7. Quan sát mô hình kinh doanh trà sữa, cafe

Một trong những cái nhìn về kinh doanh đầu tiên và phổ biến nhất của sinh viên luôn là mô hình kinh doanh quán cafe và trà sữa. Việc đi làm thêm tại các quán trà sữa như TocoToco giúp sinh viên có được cái nhìn thực tế và chi tiết nhất về loại hình kinh doanh F&B này.
Bên cạnh công việc chính là pha đồ uống và phục vụ bàn, sinh viên đi làm thêm tại TocoToco sẽ có cơ hội quan sát cách tổ chức bộ máy nhân sự, cách quản lý chi tiêu trong cửa hàng, các loại chi phí phát sinh trong ngày,… Những kiến thức này không thể học trong sách vở mà phải trải nghiệm thực tế mới có thể áp dụng hiệu quả sau này.

Chia sẻ từ chị Huyền – chuyên viên tuyển dụng của TocoToco:

Sinh viên dù là năm mấy thì cũng nên bắt đầu đi làm sớm. Làm gì cũng được, 2-3 tháng cũng được, miễn là đi làm. Đi làm không phải chỉ để có thêm thu nhập mà để học thêm kĩ năng khác nữa. Ngay cả những việc part-time cũng đem về rất nhiều lợi ích kiến thức và phát triển bản thân. Hồi năm 3 đại học sắp ra trường, mình chỉ tiếc đã không đi làm thêm sớm hơn thôi. (cười)

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: