Khiêm tốn là gì? Người có lòng khiêm tốn có đức tính gì?

5/5 - (1 vote)

Người có đức tính khiêm tốn sẽ luôn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người trong cuộc sống và công việc. Vậy bạn hiểu “khiêm tốn là gì?”, hãy cùng JobsGO tìm hiểu qua nội dung bài này nhé.

1. Khái niệm khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là gì? Là một đức tính vô cùng tốt đẹp của con người, nó được thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói.

Người khiêm tốn luôn ý thức được thái độ, hành động của bản thân, thể hiện sự chừng mực, không kiêu căng, ngạo mạn, tự mãn hay khoe khoang trước người khác. Họ sẽ không bao giờ cố tình đề cao chiến tích, thành tựu mình đạt được. Ngược lại, họ sẽ luôn nỗ lực, phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn, thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Khi nói chuyện, làm việc với người khiêm tốn, bạn sẽ thấy họ luôn có thái độ rất nhã nhặn, ứng xử văn minh, tôn trọng mọi người. Họ cũng là người đề cao tinh thần học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, cải thiện những hạn chế, thiếu sót của bản thân.

Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là gì?

Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là bản thân tự nhận mình kém cỏi, không bằng người khác mà đó chỉ là xóa bỏ sự tự cao, tự đại, ngạo mạn. Đặc biệt, nó còn giúp cho con người sống tích cực hơn, gia tăng vốn kinh nghiệm và nhận được nhiều sự tín nhiệm. Vì vậy mà bạn cần phải hiểu rõ về điều này để tránh nhầm lẫn.

2. Biểu hiện của đức tính khiêm tốn

Đôi khi khiêm tốn chỉ thể hiện qua những hành động vô cùng nhỏ. Vậy làm thế nào để bạn biết người đó có đức tính này? Bạn hãy tham khảo ngay một số biểu hiện của khiêm tốn dưới đây nhé.

2.1 Biết bao dung

Những người có đức tính khiêm tốn sẽ không chấp vặt, không để bụng lời nói hay hành động của người khác. Họ luôn bao dung cho lỗi lầm của mọi người xung quanh, chỉ cần người đó biết sai và sửa.

Không chỉ vậy, họ còn biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ với người khác, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối phương. Lòng bao dung của người khiêm tốn còn thể hiện ở sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người hoạn nạn.

2.2 Có lòng biết ơn

khiêm tốn
Biểu hiện của khiêm tốn

Người khiêm tốn biết bản thân họ có gì và người khác cho họ những gì. Họ luôn trân quý mọi thứ nhỏ nhất từ những người đã giúp đỡ mình. Từ hành động đó, họ mới có được bài học đáng giá về sau, rút kinh nghiệm để đứng lên từ vấp ngã.

2.3 Có tinh thần học hỏi

Người có đức tính khiêm tốn luôn hiểu rõ và có thể đánh giá chính xác năng lực bản thân, biết điểm yếu và thế mạnh của mình ở đâu. Đây chính là lý do tại sao người khiêm tốn luôn nỗ lực học hỏi mỗi ngày. Với họ, được học tập, được tích lũy thêm kiến thức mới là điều đáng giá. Có thể nói, người có đức tính này sẽ không đề cao bản thân nên có năng lực tiếp thu cái mới nhanh.

2.4 Nhận rõ những thiếu sót của bản thân

Người khiêm tốn biết nhận thức và có thái độ chừng mực mỗi khi đánh giá về mình. Vì thế họ sẽ nhìn thấy và chấp nhận bản thân đang thiết sót điều gì. Điều đặc biệt là họ không hề tự ti, nhụt chí mà nó còn trở thành động lực để trau dồi, hoàn thiện hơn.

2.5 Không ngủ quên trên chiến thắng

Người có đức tính khiêm tốn sẽ không vì một chiến thắng mà bỏ dở cả tương lai. Họ không bao giờ ngủ quên hoặc quá chìm đắm vào thành công trước mắt. Cũng bởi vì họ nhận thức được điều đó nên luôn cố gắng biến nó thành bàn đạp cho thành quả tốt hơn.

2.6 Không so sánh

So sánh bản thân với người khác là thói quen thường thấy ở mỗi chúng ta. Thế nhưng với người có đức tính khiêm tốn sẽ không như vậy. Họ nói không với so sánh, không hơn thua từng chút mà họ dành thời gian đó để tự cải thiện bản thân, làm những điều mình chưa đạt được.

2.7 Biết tiếp thu ý kiến

Khi có thành quả tốt, người khiêm tốn đón nhận lời khen, lời tán dương của cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè đầy tự hào nhưng không kiêu căng, ngạo mạn. Dù thất bại hay chưa đúng họ cũng rất nghiêm túc lắng nghe, chắt lọc ý kiến để tiếp thu, cải thiện hơn trong lần tiếp theo. Điều đó làm cho bản thân họ hoàn thiện hơn.

2.8 Biết cách giữ các mối quan hệ tốt đẹp

Người khiêm tốn luôn có mối quan hệ hòa hợp với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Họ giúp đỡ về vật chất, tinh thần khi người khác gặp khó khăn, luôn cởi mở, giữ thái độ hòa đồng, có chừng mực. Vì hành động nhỏ nhưng tinh tế ấy giúp người khác cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Từ đó họ cũng duy trì được mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu.

2.9 Biết chịu trách nhiệm

Người khiêm tốn sẽ không trốn chạy, không từ bỏ mỗi khi có vấn đề xảy ra. Nếu họ sai, họ sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm. Chính thái độ thẳng thắn đó giúp họ có tiến bộ nhanh, tăng vốn kinh nghiệm của mình trong tương lai.

3. Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn?

Có thể nói, khiêm tốn là một trong những đức tính quý báu mà chúng ta nên có. Bởi nó mang lại cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa như:

thế nào là khiêm tốn
Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn
  • Giúp chúng ta nhận được thiện cảm, sự yêu quý từ người khác, từ đó phát triển hơn các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Việc tôn trọng người khác sẽ giúp bạn nhận lại được sự tôn trọng, tín nhiệm từ họ. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển trong sự nghiệp.
  • Sự khiêm tốn là cầu nối để bạn chinh phục nhiều kiến thức, mở mang tầm hiểu biết, mở rộng hơn các mối quan hệ xã hội cần thiết.
  • Khiêm tốn là chìa khóa giúp con người gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, công việc. Vì họ biết giá trị thật của bản thân, nhận rõ ưu khuyết điểm của mình để phát huy nó.
  • Khiêm tốn còn giúp chúng ta nâng cao được giá trị của bản thân, có được sự tín nhiệm từ mọi người xung quanh. Đồng thời, khiêm tốn còn giúp họ có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong tương lai.

4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?

Khi đã hiểu rõ “khiêm tốn là gì?” và ý nghĩa của nó, chúng ta phải nhận thức được rèn luyện đức tính khiêm tốn là điều quan trọng, cần thiết. Để có thể rèn luyện được, bạn cần:

lòng khiêm tốn là gì
Cách rèn luyện đức tính khiêm tốn
  • Có thái độ sống tốt, biết bao dung, tôn trọng, cảm thông cho người khác trong văn hóa, quan niệm sống, tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành động.
  • Cần phải biết ơn và bày tỏ sự biết ơn đối với mọi người, có thái độ trân trọng với họ.
  • Luôn lắng nghe, bày tỏ sự thành kính với người khác.
  • Linh hoạt chắt lọc ý kiến, nhận xét, đóng góp của người khác để ngày một hoàn thiện bản thân hơn.
  • Biết nhận lỗi sai, chịu trách nhiệm với điều mình làm ra và cố gắng khắc phục nó.
  • Không tự cao, tự mãn, không hạ thấp bản thân hay bất kỳ người nào khác.

Có thể thấy, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện. Nó không những có ý nghĩa trong cuộc sống mà còn giúp công việc thuận lợi hơn. JobsGO mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ “khiêm tốn là gì?”.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: