Chế độ nghỉ phép mới nhất hiện nay của cán bộ, công chức 2024

Có 10 khoảng thời gian làm việc được tính số ngày nghỉ phép trong 1 năm

Đánh giá post

Tìm hiểu chế độ nghỉ phép mới nhất năm 2024 để biết được: Số ngày nghỉ phép mỗi năm? Khi nào thì nhân viên được thanh toán tiền nghỉ phép năm? Cách tính lương cho những ngày phép bạn chưa nghỉ ra sao? Cùng JobsGO tìm hiểu những

1. Số ngày nghỉ phép năm 2024 là bao nhiêu?

Chế độ nghỉ phép mới nhất của người lao động trong năm 2024 không có sự thay đổi so với trước đây. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà số ngày nghỉ phép mỗi năm của người lao động sẽ có sự điều chỉnh.

Cụ thể, theo Điều 113 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định số ngày nghỉ hàng năm của người lao động như sau:

(1) Đối với người lao động đã làm việc trên 12 tháng cho 1 công ty:

  • Nghỉ phép 12 ngày/ năm đối với người làm việc trong điều kiện thường
  • Nghỉ phép 14 ngày/ năm đối với lao động vị thành viên, người khuyết tật, người làm việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm như quy định.
  • Nghỉ phép 16 ngày/ năm đối với lao động làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại hay vô cùng nguy hiểm theo luật định.

(2) Người lao động làm việc dưới 12 tháng thì số ngày nghỉ phép sẽ tương ứng với thời gian làm việc.

(3) Người lao động làm việc trên 5 năm cho cùng 1 công ty, doanh nghiệp mỗi năm sẽ được tăng thêm 1 ngày nghỉ phép.

(4) Nếu người lao động nghỉ việc hay bị sa thải, mất việc mà chưa dùng hết hay chưa dùng ngày nghỉ phép thì sẽ được quy thành tiền lương tương ứng.

(5) Ngày nghỉ phép có thể chia thành nhiều lần hoặc gộp lại (không quá 3 năm/lần).

(6) Tùy vào phương tiện khi di chuyển (đường bộ, đường sắt, đường thủy) cả đi cả về trên 2 ngày thì bắt đầu từ ngày thứ 3 sẽ được tính thêm thời gian di chuyển ngoài ngày nghỉ (chỉ tính 1 lần/ năm).

Một năm có bao nhiêu ngày nghỉ phép?

2. Quy định về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm

Theo quy định về chế độ nghỉ phép mới nhất thì có 10 khoảng thời gian làm việc được tính số ngày nghỉ phép trong 1 năm. Cụ thể:

  • Thời gian sau học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề người lao động trực tiếp làm việc cho công ty, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo (theo Điều 61 Bộ luật Lao động 2019).
  • Người lao động tiếp tục làm việc cho công ty, doanh nghiệp sau thời gian thử việc.
  • Thời gian người lao động nghỉ việc có hưởng lương (theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
  • Thời gian người lao động nghỉ việc không được hưởng lương thì có thể cộng dồn ngày nghỉ phép nhưng không thể quá 1 tháng trong 1 năm
  • Nghỉ do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp nhưng không được quá 6 tháng.
  • Nghỉ ốm đau nhưng không được quá 2 tháng/ năm.
  • Nghỉ thai sản theo quy định về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đại diện người lao động tại nơi được tính là thời gian làm việc hợp pháp.
  • Thời gian nghỉ/ ngừng việc nhưng không do lỗi từ người lao động.
  • Thời gian bị tạm đình chỉ nhưng kết luận không vi phạm, không bị kỷ luật, xử lý.

>> Xem thêm: Lý do xin nghỉ phép khéo léo

3. Trường hợp nào được thanh toán tiền phép năm?

Trong năm 2022, chỉ còn 2 trường hợp được thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết phép. Quy định này được trình bày trong Khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao Động năm 2019. Theo đó, người lao động thôi việc, mất việc mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ phép hết theo số ngày quy định thì sẽ được thanh toán tiền lương tương ứng với số ngày đó.

Với người lao động vẫn đang làm việc tại công ty, từ cuối năm 2021, nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết ngày phép thì sẽ không được thanh toán khoản tiền như trước.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn, mới nhất

4. Cách tính lương những ngày phép chưa nghỉ

Lưu ý: Cách tính lương ngày phép chưa nghỉ chỉ áp dụng với đối tượng người lao động mất việc, thôi việc.

Theo khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP: “Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3, Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm”.

Như vậy, tiền lương ngày phép chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết được tính như sau:

Tiền lương ngày phép chưa nghỉ = (Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước đó/ Số ngày làm việc) x Số ngày phép chưa nghỉ

Ví dụ: Mức lương tại thời điểm nghỉ phép của người lao động là 300.000 vnd/ ngày thì mức lương mà người lao động được hưởng khi nghỉ phép sẽ là 300.000 vnd/ ngày nghỉ. Nếu số ngày phép chưa nghỉ của bạn là 03 ngày thì số tiền lương ngày phép chưa nghỉ bạn nhận được là 300.000 x 03 = 900.000 đồng.

5. Có thể thỏa thuận nghỉ phép năm gộp tối đa 3 năm/lần

Về vấn đề nghỉ phép năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ sau khi tham khảo ý kiến của người lao động. Các quy định về thời gian nghỉ phép cần được thông báo trước cho người lao động biết.

Ở phía người lao động, họ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp. Tuy nhiên, lịch nghỉ phép năm chỉ được gộp tối đa 3 năm/lần.

Có thể gộp ngày nghỉ phép tối đa 3 năm/lần.

6. Quy định tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép năm

Vấn đề tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép năm được quy định tại khoản 3, Điều 101, Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau: “Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”.

Như vậy, nếu bạn xin nghỉ 3 ngày phép năm, bạn có thể được tạm ứng ít nhất 3 ngày tiền lương. Người lao động có thể ứng số ngày lương nhiều hơn khi nghỉ phép năm nếu thỏa thuận được với người sử dụng lao động.

7. Trường hợp được tính thêm thời gian đi đường khi nghỉ phép năm

Trường hợp được tính thêm thời gian đi đường khi nghỉ phép năm được quy định tại khoản 6, Điều 113, Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo đó, nếu người lao động di chuyển bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy với thời gian đi đường cả đi cả về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm. Tuy nhiên, thời gian đi đường chỉ được tính 01 lần/năm.

Như vậy, nếu tổng thời gian bạn đi xe khách từ Hà Nội về quê và từ quê đến Hà Nội là 3 ngày thì bạn sẽ có thêm 01 ngày phép ngoài số ngày phép năm theo quy định của công ty.

8. Ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên

Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Theo đó, cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì người lao động được tăng thêm 01 ngày nghỉ phép năm.

9. Quy định tiền tàu xe trong thời gian đi đường

Quyền lợi của người lao động về thanh toán tiền tàu, xe khi nghỉ phép năm được hướng dẫn tại khoản 1, Điều 67, Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể: “Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6, Điều 114 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận”. Như vậy, doanh nghiệp có quyền hỗ trợ người lao động tiền tàu, xe hoặc không. Đây không phải là quy định bắt buộc.

Kết luận

Trên đây là 1 số thông tin về chế độ nghỉ phép mới nhất năm 2024 mà người lao động cần nắm rõ để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: