Cách quản lý tiền bạc trong gia đình chưa bao giờ là đơn giản. Vậy nên, hãy để JobsGO giúp bạn giảm bớt nỗi lo toan bằng bí quyết quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả dưới đây.
Mục lục
1. Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tiền bạc trong gia đình
Nếu bạn còn lăn tăn chưa rõ thì hãy tham khảo quy trình 2 bước dưới đây để có thể sở hữu cách chi tiêu hiệu quả trong gia đình.
1.1. Bước 1: Liệt kê các khoản thu – chi hàng tháng
Trước tiên, việc nắm được tổng thu nhập hàng tháng của gia đình là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, đó là thu nhập của tất cả những thành viên trong gia đình, có thể bao gồm tiền lương, lương hưu, tiền phụ cấp,…
Từ đó, bạn có thể cân đối tài chính và dự tính những khoản chi phí bỏ ra hàng tháng của gia đình. Chẳng hạn như:
- Chi phí thiết yếu: Chi phí thiết yếu hay còn gọi là sinh hoạt phí, là khoản chi tiêu không thể cắt bỏ được bởi nó phục vụ cho những hoạt động cần thiết thường ngày như: ăn uống trong gia đình, tiền điện nước, tiền xăng xe,…
- Chi phí dự phòng: Đây là khoản chi phí bỏ ra cho những hoạt động phát sinh đột xuất như: tiền khám chữa bệnh, tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe,…
- Chi phí tiết kiệm: Chi phí tiết kiệm là khoản chi tiêu được dành ra để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc phục vụ cho những hoạt động trong tương lai như tiền mua nhà, tiền học cho con cái,…
- Chi phí đầu tư: Đây sẽ là khoản chi phí cho những gia đình có ý định đầu tư kinh doanh, có thể là làm vốn kinh doanh hoặc tiền cho quỹ đầu tư.
? Xem thêm: 3 bước giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
1.2. Bước 2: Lập bảng chi tiêu gia đình
Việc nắm rõ các khoản thu – chi hàng tháng sẽ giúp các bạn phân bổ tài chính một cách hiệu quả hơn. Và dưới đây là những phương pháp lập bảng chi tiêu, quản lý tiền bạc gia đình khoa học đã được áp dụng rất thành công mà các bạn có thể tham khảo.
1.2.1. Phương pháp JARS – phương pháp 6 hũ tài chính
Phương pháp JARS hướng dẫn mọi người chia đều chi tiêu trong gia đình thành 6 phần khác nhau, đó là:
- Chi phí thiết yếu.
- Chi phí tiết kiệm.
- Chi phí giáo dục.
- Chi phí hưởng thụ.
- Chi phí cho đi.
- Chi phí tự do.
Cụ thể về tỷ lệ của từng loại chi phí và mục đích sử dụng thì các bạn có thể tham khảo trong bảng chi tiêu gia đình hàng tháng dưới đây:
1.2.2. Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
Bạn đã từng nghe tới nghệ thuật tiết kiệm được người Nhật ứng dụng rộng rãi hiện nay – phương pháp Kakeibo hay chưa? Với Kakeibo, không khó hiểu khi con người nơi đây nổi tiếng bởi lối sống khoa học và cách chi tiêu hợp lý trong gia đình.
Ứng dụng phương pháp này tức là hàng tháng, thu nhập của gia đình sẽ được chia vào 4 phong bì khác nhau. Mỗi phong bì tương ứng với một mục đích sử dụng. Chẳng hạn như:
- Phong bì 1 – Chi phí thiết yếu: bao gồm các khoản chi cho ăn uống, đi lại, điện nước,…
- Phong bì 2 – Chi phí không thiết yếu: có thể là khoản mua sắm thời trang, liên hoan,…
- Phong bì 3 – Chi phí đầu tư: là chi phí tập trung vào sách vở, khóa học hay cho con cái sau này,…
- Phong bì 4 – Chi phí phát sinh: bao gồm chi phí đột xuất không dự tính trước như đám cưới, đám tang, sửa chữa xe,…
Sau đó, khi bạn chi tiêu cho mục đích nào thì bạn sẽ sử dụng tiền trong phong bì đó. Và hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu vào mỗi cuối tuần. Cách tốt nhất là bạn nên thành thật và tự trả lời 4 câu hỏi sau:
- Số tiền mình hiện đang có là bao nhiêu?
- Số tiền đã chi tiêu trong tuần vừa qua là bao nhiêu?
- Số tiền mình muốn tiết kiệm là bao nhiêu?
- Làm thế nào để cải thiện thu nhập đang có hay giảm thiểu chi tiêu?
Qua việc trung thực với những câu hỏi trên, bạn sẽ nhận ra mình đã chi tiêu khoa học hay chưa. Từ đó, sẽ có cách điều chỉnh hợp lý hơn trong những tuần tới, cụ thể là thắt chặt chi tiêu những khoản không cần thiết.
Để các bạn hiểu rõ hơn, JobsGO có đưa ra một ví dụ về cách quản lý chi tiêu theo phương pháp Kakeibo: Nếu thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình bạn là 50 triệu đồng thì bạn có thể tham khảo cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 3 người như sau:
- Phong bì 1 – Chi tiêu thiết yếu (60%): 30 triệu.
- Phong bì 2 – Chi tiêu không thiết yếu (20%): 10 triệu.
- Phong bì 3 – Chi phí đầu tư (10%): 5 triệu.
- Phong bì 4 – Chi phí phát sinh (10%): 5 triệu.
1.2.3. Phương pháp quản lý chi tiêu đơn giản (50/50)
Phương pháp 50/50 cũng là phương pháp nên sử dụng trong quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn gồm nhiều khoản chi phức tạp thì phương pháp này không phải là sự lựa chọn hoàn hảo bởi nó chỉ thích hợp áp dụng với những chi tiêu đơn giản. Cụ thể, bạn sẽ chia thu nhập của gia đình thành 2 khoản bằng nhau: một phần là sinh hoạt phí phục vụ cho cuộc sống thường ngày, phần còn lại được tiết kiệm cho mục tiêu chung.
1.2.4. Phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả theo quy tắc 50/20/30
Có lẽ, quy tắc 50/20/30 đang được các gia đình áp dụng nhiều nhất hiện nay bởi sự thiết thực và ưu việt của nó. Phương pháp 50/20/30 tức là bạn sẽ chia thu nhập của gia đình thành 3 phần với tỷ lệ lần lượt là 50%, 20% và 30%, trong đó:
- 50% dành cho chi phí cố định trong gia đình: bao gồm tiền nhà, tiền nước, tiền ăn uống, tiền đi lại,…
- 20% là khoản phí dành cho tương lai: có thể là tiền tiết kiệm mua nhà, mua xe,…
- 30% là chi tiêu linh hoạt: có thể là chi tiêu cho du lịch gia đình, mua sắm, giải trí, tiền mua quà tặng,…
Tuy nhiên, tỷ lệ của các chi phí này không cố định. Chẳng hạn, trong thực tế, nếu số tiền dành cho chi tiêu linh hoạt còn dư dả thì bạn có thể chuyển phần dư đó sang 20% chi phí tiết kiệm.
? Xem thêm: 3 ứng dụng quản lý tài chính không thể thiếu dành cho người trẻ
2. “Nằm lòng” những mẹo quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Ngoài những phương pháp đưa trên, JobsGO còn dành tặng bạn 1 số mẹo sau đây giúp bạn xua tan nỗi lo quản lý chi tiêu. Đó là:
- Luôn nghĩ rằng thu nhập mình có ít hơn thực tế: Với mức thu nhập thấp sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn khi chi tiêu. Sống dưới khả năng rèn luyện cho bạn việc “bỏ tiền” đúng nơi đúng thời điểm.
- Thống nhất trách nhiệm tài chính với mỗi thành viên trong gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình điều có trách nhiệm với tài chính chung. Vậy nên nếu không muốn xảy ra tình trạng “người làm người phá” thì bạn nên thống nhất việc quản lý chi tiêu với tất cả mọi người.
- Thiết lập ngân sách cân bằng: Quản lý chi tiêu hợp lý giúp bạn tiết kiệm tài chính, hạn chế những khoản không cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, đừng vì điều đó mà quá thắt chặt vào những chi tiêu nào đó. Bởi như vậy rất dễ gây ra những tác dụng ngược lại.
- Lên danh sách trước khi mua sắm: Tại sao bạn không nghĩ đến việc lên danh sách những đồ cần mua trước khi di chuyển và mang theo số tiền cần thiết? Điều đó sẽ giúp bạn tránh bị “mê hoặc” bởi những suy nghĩ tùy hứng và bỏ ra những khoản chi không cần thiết.
Với hướng dẫn chi tiết về cách quản lý tiền bạc trong gia đình ở trên, chắc hẳn các bạn đã tìm được lời giải đáp cho những rắc rối về tài chính của mình. Nếu bài viết hữu ích với bạn thì đừng ngại dành 1 like và share cho JobsGO nhé!
? Xem thêm: Ma trận việc làm – Quản lý thời gian theo cách của Tổng thống Mỹ
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)