Dịch Vụ Mua Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội – Vi Phạm Pháp Luật Nghiêm Trọng

Đánh giá post

Dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội đang được quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… là dịch vụ vi phạm pháp luật. Do đó, dù người mua, hay người bán thì cũng sẽ bị xử phạt; thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Dịch Vụ Mua Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Là Gì?

Dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) thường đề cập đến quá trình một cá nhân hoặc tổ chức mua lại sổ bảo hiểm xã hội của người khác. Điều này diễn ra khi người có sổ bảo hiểm cần tiền gấp hoặc không biết cách đến cơ quan BHXH để làm thủ tục nhận tiền.

Dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội được diễn ra với hình thức rất đơn giản. Theo đó, người lao động chỉ cần làm giấy ủy quyền cho người mua nhận bảo xã hội một lần là sẽ được nhận tiền ngay lập tức. Song, số tiền mà người lao động nhận được khi bán sổ bảo hiểm sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền có thể nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cũng cần lưu ý rằng, sổ bảo hiểm xã hội không phải là một loại tài sản. Chính vì thế, bất kỳ hành vi cầm cố hoặc mua bán sổ bảo hiểm xã hội nào đều là vi phạm pháp luật. Cả người bán và người mua đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật khi bị phát hiện.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì?

dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội
Mua bán sổ BHXH là hành vi trái pháp luật

2. Rủi Ro Khi Mua, Bán Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Như tôi đã trình bày ở trên, dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội là một dịch vụ trái phép, đi ngược lại với quy định của luật pháp Việt Nam. Chính vì vậy, cả người mua và người bán đều sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro, bao gồm việc bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Đối Với Người Mua

  • Vi phạm pháp luật: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cầm cố, mua bán sổ bảo hiểm xã hội. Bất cứ ai có hành vi vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Theo đó, người mua có thể bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Trường hợp nặng người mua sổ BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đi tù.
  • Mất tiền nhưng không nhận lại được lợi ích: Người mua sổ bảo hiểm xã hội sẽ không rút BHXH 1 lần được trong các trường hợp: người bán làm lại sổ và rút BHXH 1 lần trước; người bán qua đời trước thời điểm rút BHXH 1 lần.

2.2. Đối Với Người Bán

  • Vi phạm pháp luật: Tương tự như người mua, người bán sổ bảo hiểm xã hội cũng đang vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng hoặc hơn tùy mức độ vi phạm.
  • Số tiền bán sổ thấp hơn số tiền nhận được từ cơ quan BHXH: Vì cần tiền gấp nên người bán sổ bảo hiểm thường bị ép giá. Theo đó, hầu hết người bán sổ BHXH chỉ nhận được khoảng 50% số tiền so với giá trị thực tế của sổ.
  • Mất quyền lợi: Khi đã làm hồ sơ hưởng BHXH 1 lần, người lao động sẽ mất các quyền lợi cơ bản như: lương hưu khi về già, thẻ BHYT miễn phí sau khi đã về hưu, chế độ tử tuất, chế độ thai sản,…
mua sổ bảo hiểm xã hội giá cao
Rủi ro khi mua bán sổ bảo hiểm xã hội

3. Mức Phạt Đối Với Hành Vi Mua Bán Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

Mức xử phạt đối với hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 40 thuộc Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.

Như vậy, mức phạt người có hành vi mua bán sổ bảo hiểm xã hội trái phép dao động trong khoảng 1 – 2 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Cũng cần lưu ý rằng, những người có hành vi mua bán, cầm cố sổ BHXH để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều Điều 214, Bộ luật hình sự về tội gian lận BHXH.

  • Những người gây thiệt hại từ 20 triệu – 100 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 3 tháng – 2 năm hoặc cải tạo không giam giữ trong vòng 2 năm.
  • Trường hợp chiếm đoạt từ 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại trên 500 triệu đồng thì người có hành vi vi phạm sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nhất từ 5 tới 10 năm.

4. Câu Hỏi Thường Gặp Về Dịch Vụ Mua Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

4.1. Nên Làm Gì Khi Cần Bán Sổ Bảo Hiểm Xã Hội?

Không nên bán sổ bảo hiểm xã hội, nếu thật sự cần tiền, người lao động có thể làm thủ tục BHXH 1 lần. Sau khi hoàn thành đầy đủ thủ tục, cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền trong vòng 10 ngày làm việc.

bán sổ bảo hiểm xã hội
Tuyệt đối không mua bán sổ BHXH

4.2. Dịch Vụ Mua Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Giá Cao Có Đáng Tin Không?

Dù được giới thiệu là dịch vụ mua sổ bảo hiểm xã hội trước thời hạn giá cao, nhưng số tiền người lao động nhận được khi bán sổ luôn không bằng số tiền có thể nhận được từ quyền lợi của bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra, mua bán sổ BHXH là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt; do đó, người lao động không nên thực hiện.

>>>Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm 1 lần là gì?

Sau bài viết trên của JobsGO, người lao động không nên tin tưởng và sử dụng dịch vụ mua lại sổ bảo hiểm xã hội, tránh “tiền mất, tật mang” và lầm mất đi các quyền lợi của chính mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: