Việc sa thải lao động doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng quy định nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy quyền lợi người lao động được hưởng khi bị sa thải là gì? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết nhé.
Mục lục
Sa thải là gì?
Khi bước vào môi trường làm việc, có lẽ chúng ta luôn lo lắng, bất an về việc bị sa thải. Lúc này bạn sẽ buộc phải nghỉ việc tại công ty. Sa thải được nhắc đến, biết đến nhiều, thế nhưng khi hỏi về khái niệm lại rất ít người biết.
Sa thải là một trong nhiều hình thức kỷ luật trong lao động. Điều này sẽ dẫn đến mối quan hệ lao động giữa chủ doanh nghiệp và nhân viên chấm dứt. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên vi phạm.
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa sa thải và buộc thôi việc. Theo đó, buộc thôi việc là hình thức kỷ luật áp dụng với công chức nhà nước, còn sa thải lại áp dụng cho lao động ký kết hợp đồng làm việc.
Nhìn chung về bản chất của hình thức kỷ luật này là cho nhân viên nghỉ việc, dừng các công việc tại công ty do mắc lỗi vi phạm nào đó.
👉 Xem thêm: Những điều luật sẽ bảo vệ bạn khi bắt đầu công việc đầu tiên
Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị sa thải
Khi bị sa thải tức là khi bạn vi phạm nội quy, quy định. Thế nhưng không phải vì thế mà người lao động mất hết quyền lợi, họ vẫn sẽ được nhận các quyền lợi khi bị sa thải như sau:
- Doanh nghiệp sẽ phải quyết toán tiền lương những ngày bạn đi làm cho đến khi nhận quyết định bị sa thải.
- Doanh nghiệp sẽ phải làm mọi thủ tục, trả sổ bảo hiểm và giấy tờ liên quan khác đã giữ của bạn trước khi vào làm việc.
- Được cung cấp bản sao các tài liệu có liên quan trong thời gian làm việc của người lao động nếu như bạn có yêu cầu.
Bên cạnh đó người lao động bị sa thải vẫn được nhận một số loại trợ cấp như: Thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần. Cụ thể như sau:
Trợ cấp thất nghiệp
Người lao động bị sa thải sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu như họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:
- Chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp họ đơn phương chấm dứt hợp đồng sai quy định pháp luật).
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng trước khi có quyết định sa thải.
- Khi có quyết định sa thải chính thức, trong thời gian 3 tháng người lao động đó phải nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan để được hưởng trợ cấp.
👉 Xem thêm: Sa thải nhân viên và những điều doanh nghiệp cần lưu ý
Bảo hiểm xã hội 1 lần
Nếu người lao động bị sa thải chưa đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu theo luật thì sẽ được quy định như sau: Người bị sa thải có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm, họ không đóng nữa sau 1 năm nghỉ việc sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Khác với trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội 1 lần rất có lợi cho người lao động. Bởi vì nó không căn cứ người lao động nghỉ việc vì lý do gì? Có đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không? Chỉ cần họ không làm việc tại doanh nghiệp đó nữa và không đóng bảo hiểm trong 1 năm là được hưởng.
Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Rất nhiều người quan tâm khi bị sa thải có được hưởng trợ cấp này hay không? Theo tìm hiểu của JobsGO tại Bộ luật lao động, trong một vài trường hợp người lao động làm việc với tần suất thường xuyên đủ 12 tháng trở lên và chấm dứt hợp đồng sẽ được hưởng trợ cấp này. Thế nhưng trong quy định này lại không có trường hợp lao động bị sa thải. Chính vì thế mà bạn sẽ không được nhận trợ cấp này nếu bị sa thải.
Lao động sẽ bị sa thải khi nào?
Căn cứ theo Luật sa thải nhân viên 2021 Việt Nam hiện nay, người lao động sẽ bị doanh nghiệp sa thải nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động thực hiện các hành vi như: Đánh cờ bạc, trộm cắp, cố tình gây thương tích, sử dụng chất ma tuý tại công ty.
- Lao động làm lộ bí mật kinh doanh, bí mật về công nghệ, có hành vi xâm phạm vào quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Hoặc họ có những hành động gây thiệt hại lớn về tài sản, lợi ích của chủ doanh nghiệp.
- Lao động thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại công ty.
- Trong trường hợp bạn bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương, cách chức và tái phạm trong khi kỷ luật trước chưa được xóa bỏ.
- Lao động tự nghỉ việc từ 5 ngày (cộng dồn trong tháng) hoặc 20 ngày (cộng dồn trong năm) mà không đưa ra được lý do nghỉ chính đáng.
👉 Xem thêm: Bị cho nghỉ việc cuối năm: Nhân viên “không được việc” hay doanh nghiệp “chiêu trò”?
Bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tổng hợp những quyền lợi người lao động được hưởng khi bị sa thải. Bạn nên nắm rõ các thông tin này để tự bảo vệ quyền lợi của mình nhé.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)