Không phải cái tên quen thuộc như Đại học Quốc gia, Đại học Ngoại thương,… đối với nhiều bạn học sinh, Đại học Kiểm sát là một trường còn khá xa lạ. Nhiều người chưa biết trường đào tạo chuyên ngành nào và học Đại học Kiểm sát ra trường làm gì? Thấu hiểu điều đó, JobsGO xin giới thiệu với bạn những thông tin quan trọng về Đại học Kiểm sát trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Giới thiệu đôi nét về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có tên tiếng anh là Hanoi Procuratorate University, viết tắt là HPU. Trường trực thuộc Viện Kiểm sát tối đa, là cơ sở giáo dục đại học công lập chuyên cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Kiểm sát, luật pháp.
Hướng đến mục tiêu duy nhất, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đào tạo trình độ đại học và sau đại học cho ngành Kiểm sát, đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ ngành Kiểm sát có chất lượng cao. Hiện trường chỉ có chương trình chuyên sâu ở bậc đại học cho ngành Luật học và các nghiệp vụ Kiểm sát.
Một số thông tin tuyển sinh Đại học Kiểm Sát năm 2022
Các ngành tuyển sinh
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2022 tuyển sinh với các ngành học sau:
- Ngành luật học – chuyên ngành kiểm sát, chỉ tiêu là 300.
- Ngành luật – chuyên ngành luật thương mại, chỉ tiêu 60.
Các phương thức xét tuyển
Đại học Kiểm sát áp dụng các phương thức tuyển sinh năm 2022 gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển kết hợp học bạ THPT với sơ tuyển đối với thí sinh học tại trường THPT chuyên hoặc hệ thống lớp chuyên trực chuyên trực thuộc đại học, thành phố, các tỉnh, trung ương.
- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ THPT kết hợp cùng sơ tuyển các thí sinh trường THPT không phải trường thuộc danh mục quy định trong phương thức 1.
- Phương thức 3: Xét tuyển học bạ THPT kết hợp với sơ tuyển và điểm chứng chỉ tiếng Anh IELTS học thuật Academic từ 7.0 trở lên.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và sơ tuyển.
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả trên học bạ THPT.
Trong thông tin đưa ra về phương thức tuyển sinh ở trên, đều có kết hợp với sơ tuyển. Vậy yêu cầu sơ tuyển của trường Đại học Kiểm Sát như thế nào? Cùng tìm hiểu qua phần thông tin được chia sẻ tiếp theo của bài viết này nhé!
👉 Xem thêm: Học an ninh ra làm gì? Thi khối gì?
Điều kiện sơ tuyển
Điều kiện tham gia sơ tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội gồm:
- Độ tuổi: Thí sinh không quá 25 tuổi.
- Hạnh kiểm: Đối với thí sinh xét tuyển theo phương thức 1, 2 và 3 cần có học lực loại giỏi trở lên từ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, hạnh kiểm khá trở lên các năm học lớp 10, 11 và kỳ 1 lớp 12. Thí sinh xét tuyển theo phương thức 4 cần đạt kết quả học tập lớp 10, 11, 12 và hạnh kiểm đều phải từ khá trở lên.
- Chính trị: Là công việc Việt Nam, đang là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh hoặc Đảng Viên, có lý lịch chính trị rõ ràng, trung thành và chấp hành đường lối của Đảng. Anh chị em, cha mẹ ruột chưa từng bị kết án.
- Sức khỏe: Đối với nữ trên 1m55 và 45kg trở lên. Đối với nam từ 1m6 và nặng 50kg trở lên, không dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp.
Hồ sơ đăng ký sơ tuyển sẽ gồm có:
- Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển theo mẫu.
- Tờ khai lý lịch theo mẫu và có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Bản sao căn cước công dân có công chứng.
- Bản sao sổ hộ khẩu có công chứng.
- Bản sao kết quả học tập theo mẫu.
- Bản sao học bạ, bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng.
- Giấy khám sức khỏe.
- 4 ảnh chân dung kích thước 4×6.
- 1 phong bì ghi đầy đủ tên, địa chỉ nhận và số điện thoại, dán tem.
>>Có thể bạn quan tâm:
Mức học phí tại Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2022 là bao nhiêu?
Trường Đại học Kiểm sát có chất lượng đào tạo tốt, mức học phí chỉ ở mức trung bình khi so sánh với các trường đại học khác ở Hà Nội. Cụ thể học phí của trường tính theo tín chỉ, năm 2022 – 2023 ở mức 303.600 đồng/tín chỉ. Tổng số tín chỉ cho 4 năm học là 143 tín chỉ, như vậy, mức học phí cho năm học đầu tiên sẽ rơi vào khoảng 10.853.700đ/sinh viên.
Ngoài ra, trường còn thu thêm một số phụ thu khác như: tài liệu học tập, lệ phí nhập học, khám sức khỏe, bảo hiểm y tế,… Đặc biệt trường cũng áp dụng chế độ giảm học phí ở mức 50%, 70% hoặc miễn phí hoàn toàn 100% đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể theo chính sách của nhà trường.
👉 Xem thêm: Pháp y học trường nào? Ra trường làm nghề gì?
Giải đáp: Học Đại học Kiểm sát ra trường làm gì?
Bạn đang lo lắng không biết học Đại học Kiểm sát ra trường làm gì? JobsGo sẽ hé lộ cho bạn biết những cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn sau khi tốt nghiệp như sau:
- Trở thành nhân viên pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp dưới vai trò tư vấn và giải quyết các vấn đề về pháp lý cho công ty.
- Đảm nhận vị trí kiểm sát viên trong các toà án nhân dân, cơ quan kiểm sát.
- Trở thành luật sư làm việc trong các văn phòng luật sư, công chứng.
- Đảm nhận vị trí tư pháp trong các cơ quan nhà nước như uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, thành phố,…
- Tự mở văn phòng luật của riêng mình.
Cơ hội việc làm của bạn rất rộng mở với rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Nếu bạn chưa đủ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng thì rất khó để tìm việc. Còn nếu đáp ứng đủ yêu cầu từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ được các công ty “săn đón” “đón” về làm với mức thu nhập hấp dẫn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn phải không ngừng học tập, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho nghề.
👉 Xem thêm: Học trường Sĩ quan Lục quân 2 ra làm gì?
Những thông tin trên đây đã cung cấp đến bạn về trường và giải đáp băn khoăn học đại học Kiểm sát ra trường làm gì. JobsGO bạn sẽ trở thành sinh viên của trường và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)